Các lệnh cơ bản trong dos - pdf 16

Download miễn phí Các lệnh cơ bản trong dos



Khai thác thông tin của máy tính
 
Chỉ việc sử dụng câu lệnh này, bạn có thể lấy được thông tin chính từ máy đối tượng.
 
/IP - cho biết địa chỉ IP. Một máy tính có thể có nhiều hơn một địa chỉ IP khi hoạt động. Ví dụ : bạn có một tài khoản để kết nối internet, và máy tính của bạn đang nằm trong một khu vực kết nối mạng nội bộ (LAN). Vì vậy bạn sẽ có 2 địa chỉ IP ấn định trong máy tính. TroMessenger sẽ gửi toàn bộ địa chỉ IP hiện hành trên máy tính.
 
/osname - cho bạn biết đầy đủ về tên của Hệ điều hành Windows và tên các phiên bản cập nhật. Ví dụ : Windows Server 2003 Service Pack 1.
 
/computername - cho biết tên thiết lập của máy trên hệ thống mạng. Các máy tính nhận dạng nhau qua tên này. Nếu máy tính hiện thời chưa được kết nối, không thành vấn đề, nội dung sẽ được gửi ngay sau đó.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thì ổ cứng của máy này sẽ bị nhiễm VIRUS. Nếu một máy tính có ổ cứng đã bị nhiễm VIRUS, ta cho một đĩa mềm sạch vào ổ A và chạy nhưng không đóng nút chống ghi lại thì đĩa mềm sẽ bị nhiễm VIRUS, từ đĩa mềm này khi ta mang đĩa mềm sang các máy khác để chạy thì VIRUS sẽ lan sang máy khác. 3.2. Nguyên tắc phòng ngừa VIRUS. Vì vật trung gian để lây VIRUS là đĩa mềm, để phòng VIRUS ta phải rất hạn chế dùng một đĩa mềm lạ. Nếu bắt buộc phải dùng thì ta kiểm tra VIRUS đĩa mềm lạ bằng các chương trình chống VIRUS trước khi sử dụng. Song điều đó không thể hoàn toàn tin tưởng vì các chương trình chống VIRUS chỉ có khả năng phát hiện và diệt những VIRUS mà chúng đã biết. Các VIRUS mới không phát hiện được. Các chương trình chống VIRUS của nước ngoài không thể phát hiện các VIRUS sản xuất trong nước. Cần kết hợp nhiều chương trình chống VIRUS và luôn cập nhật chương trình mới nhất. Khi mang đĩa mềm của mình đi chạy ở các nơi khác có ổ cứng thì phải bật lẫy chống ghi để tránh VIRUS xâm nhập vào đĩa. Hết sức lưu ý khi ghi thông tin từ máy khác vào đĩa của mình. Nếu trên máy có nhiều người sử dụng thì trước khi làm việc ta nên sử dụng các chương trình chống VIRUS để kiểm tra VIRUS trên đĩa cứng. Để phòng chống nên có một hệ thống sạch (không có virus) để khởi động máy từ ổ A, đĩa này ngoài các tệp cần thiết để khởi động máy còn cần có các tệp của DOS như: Format.com, Fdisk.exe, unformat.com, Undelete.com, Scandisk.exe. Đồng thời ta phải có các đĩa mềm chứa các chương trình chống virus với các phiên bản mới nhất bộ SCAN, FPROT, ATV, BKAV,D2… các chương trình này cũng phải lấy từ nguồn đáng tin cậy, các đĩa mềm luôn được dán nhãn bảo vệ. 3.3. Một số triệu chứng khi máy nhiễm virus - Một số tệp có đuôi COM và EXE tự nhiên bị tăng thêm số byte, khi đó ta nghĩ máy nhiễm F-virus. Để biết điều đó ta nhờ kích thước của một số tệp quan trọng: command.com 54645 byte (của DOS6.22), foxpro.exe 411032 byte (forpro 2.6) - Tệp chương trình đuôi COM hay EXE không chạy hay sai. - Máy không khởi động được từ đĩa cứng hay không nhận biết được ổ cứng khi khởi động máy từ ổ đĩa mềm, khi đó ta nghi máy bị nhiễm B-virus. - Máy chạy bị treo. Tất nhiên các triệu chứng trên còn có thể là do lỗi phần cứng. 3.4. Cách xử lý khi máy bị nhiễm virus. Khi máy bị nhiễm VIRUS chúng ta tiến hành các bước sau: 1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống từ ổ A. 2. Sau khi thực hiện xong bước một máy nhận biết được ổ C thì thực hiện bước 3. Nếu máy không nhận được ổ C thì thực hiện bước 4: 3. Chạy các chương trình kiểm tra và diệt virus. Sau khi kết thúc quá trình trên thì khởi động lại máy từ ổ cứng và làm việc bình thường. 4. Chạy chương trình kiểm tra và sửa đĩa nếu như cần giữ lại thông tin trên đĩa cứng (NDD.EXE). Sau khi sao lưu dữ liệu nên làm theo các bước sau: a. Chạy FDISK.EXE để khởi tạo lại bảng Partition (FAT) cho ổ cứng. b. Chạy FORMAT.COM C: /S để định dạng lại ổ đĩa. c. Cài lại hệ điều hành và ứng dụng cần thiết. d. Sao dữ liệu lại ổ đĩa và làm việc bình thường. Nếu như trên ổ đĩa không cần sao lưu dữ liệu lại thì có thể chạy ngay FDISK.EXE mà không cần chạy qua NDD.EXE.
1. Lệnh Ping : Cú pháp: Code: ping ip/host [/t][/a][/l][/n] - ip: địa chỉ IP của máy cần kiểm tra; host là tên của máy tính cần kiểm tra. Người ta có thể sử dụng địa chỉ IP hay tên của máy tính. - Tham số /t: Sử dụng tham số này để máy tính liên tục "ping" đến máy tính đích, cho đến khi bạn bấm Ctrl + C - Tham số /a: Nhận địa chỉ IP từ tên host - Tham số /l : Xác định độ rộng của gói tin gửi đi kiểm tra. Một số hacker sử dụng tham số này để tấn công từ chối dịch vụ một máy tính (Ping of Death - một loại DoS), nhưng tui nghĩ là hacker có công cụ riêng để ping một gói tin lớn như thế này, và phải có nhiều máy tính cùng ping một lượt. - Tham số /n : Xác định số gói tin sẽ gửi đi. Ví dụ: ping 174.178.0.1/n 5 Công dụng : + Lệnh này được sử dụng để kiểm tra xem một máy tính có kết nối với mạng không. Lệnh Ping sẽ gửi các gói tin từ máy tính bạn đang ngồi tới máy tính đích. thông qua giá trị mà máy tính đích trả về đối với từng gói tin, bạn có thể xác định được tình trạng của đường truyền (chẳng hạn: gửi 4 gói tin nhưng chỉ nhận được 1 gói tin, chứng tỏ đường truyền rất chậm (xấu)). hay cũng có thể xác định máy tính đó có kết nối hay không (Nếu không kết nối,kết quả là Unknow host)....
cac lenh trong dos
2. Lệnh Tracert : Cú pháp : Code: tracert ip/host Công dụng : + Lệnh này sẽ cho phép bạn "nhìn thấy" đường đi của các gói tin từ máy tính của bạn đến máy tính đích, xem gói tin của bạn vòng qua các server nào, các router nào... Quá hay nếu bạn muốn thăm dò một server nào đó. 3. Lệnh Net Send, gởi thông điệp trên mạng (chỉ sử dụng trên hệ thống máy tình windows NT/2000/XP): Cú pháp: Net send ip/host thông_điệp_muốn_gởi Công dụng: + Lệnh này sẽ gửi thông điệp tới máy tính đích (có địa chỉ IP hay tên host) thông điệp: thông_điệp_muốn_gởi. + trong mạng LAN, ta có thể sử dụng lệnh này để chat với nhau. Trong phòng vi tính của trường tui thường dùng lệnh này để ghẹo mọi người! Bạn cũng có thể gởi cho tất cả các máy tính trong mạng LAN theo cấu trúc sau :Code: Net send * hello!I'm pro_hacker_invn 4. Lệnh Netstat : Cú pháp: Code: Netstat [/a][/e][/n] - Tham số /a: Hiển thị tất cả các kết nối và các cổng đang lắng nghe (listening) - Tham số /e: hiển thị các thông tin thống kê Ethernet - Tham số /n: Hiển thị các địa chỉ và các số cổng kết nối... Ngoải ra còn một vài tham số khác, hãy gõ Netstat/? để biết thêm Công dụng : + Lệnh Netstat cho phép ta liệt kê tất cả các kết nối ra và vào máy tính của chúng ta. 5. Lệnh IPCONFIG : Cú pháp: Code: ipconfig /all Công dụng: + Lệnh này sẽ cho phép hiển thị cấu hình IP của máy tính bạn đang sử dụng, như tên host, địa chỉ IP, mặt nạ mạng... 6. Lệnh FTP (truyền tải file): Cú pháp: Code: ftp ip/host Nếu kết nối thành công đến máy chủ, bạn sẽ vào màn hình ftp, có dấu nhắc như sau: Code: ftp>_ Tại đây, bạn sẽ thực hiện các thao tác bằng tay với ftp, thay vì dùng các chương trình kiểu Cute FTP, Flash FXP. Nếu kết nối thành công, chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập User name, Password. Nếu username và pass hợp lệ, bạn sẽ được phép upload, duyệt file... trên máy chủ. Một số lệnh ftp cơ bản: -cd thu_muc: chuyển sang thư mục khác trên máy chủ - dir: Xem danh sách các file và thư mục của thư mục hiện thời trên máy chủ - mdir thu_muc: Tạo một thư mục mới có tên thu_muc trên máy chủ - rmdir thu_muc: Xoá (remove directory) một thư mục trên máy chủ - put file: tải một file file (đầy đủ cả đường dẫn. VD: c:\tp\bin\baitap.exe) từ máy bạn đang sử dụng lên máy chủ. - close: Đóng phiên làm việc - quit: Thoát khỏi chương trình ftp, quay trở về chế độ DOS command. Ngoài ra còn một vài lệnh nữa, xin mời các bạn tự tìm hiểu. Công dụng : + FTP là một giao thức được sử dụng để gửi và nhận file giữa các máy tính với nhau. Windows đã cài đặt sẵn lệnh ftp, có tác dụng như một chương trình chạy trên nền console (văn bản)...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status