Sử dụng Terminal - pdf 17

Download miễn phí Sử dụng Terminal



Mục lục
[ẩn]
 1 Tại sao dùng Terminal?
 2 Lời nói đầu
 3 Khởi động Terminal
o 3.1 Trong Gnome (Ubuntu)
o 3.2 Trong Xfce (Xubuntu)
o 3.3 Trong KDE (Kubuntu)
 4 Các tập lệnh
o 4.1 sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp
o 4.2 Các lệnh về thư mục và tập tin
o 4.3 Tập lệnh về thông tin hệ thống
o 4.4 Thêm một tài khoản người dùng mới
o 4.5 Các tùy chọn
o 4.6 Lệnh "man" và cách yêu cầu trợ giúp
o 4.7 Tìm kiếm các lệnh
 5 Một vài điều bổ ích khác
o 5.1 Để trang hướng dẫn đẹp hơn
o 5.2 Sao chép lệnh vào terminal
o 5.3 Vài phím tắt cần biết
o 5.4 Di chuyển giữa những dòng dữ liệu
 6 Các cách để mở một terminal
 7 Xem thêm



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sử dụng Terminal
Từ Ubuntu-VN
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Terminal dịch ra tiếng Việt nghĩa là thiết bị đầu cuối. Nó là một chương trình dùng để điều khiển
mọi hoạt động của máy tính bằng dòng lệnh. Nếu ai đã từng sử dụng hệ điều hành Windows của
Microsoft sẽ thấy Terminal na ná như Command Prompt (gọi tắt là cmd) hay cũng giống như một
môi trường DOS thu nhỏ.
Mục lục
[ẩn]
 1 Tại sao dùng Terminal?
 2 Lời nói đầu
 3 Khởi động Terminal
o 3.1 Trong Gnome (Ubuntu)
o 3.2 Trong Xfce (Xubuntu)
o 3.3 Trong KDE (Kubuntu)
 4 Các tập lệnh
o 4.1 sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp
o 4.2 Các lệnh về thư mục và tập tin
o 4.3 Tập lệnh về thông tin hệ thống
o 4.4 Thêm một tài khoản người dùng mới
o 4.5 Các tùy chọn
o 4.6 Lệnh "man" và cách yêu cầu trợ giúp
o 4.7 Tìm kiếm các lệnh
 5 Một vài điều bổ ích khác
o 5.1 Để trang hướng dẫn đẹp hơn
o 5.2 Sao chép lệnh vào terminal
o 5.3 Vài phím tắt cần biết
o 5.4 Di chuyển giữa những dòng dữ liệu
 6 Các cách để mở một terminal
 7 Xem thêm
[sửa] Tại sao dùng Terminal?
"Bao bọc bởi Linux là GUIs (Graphical User Interfaces - giao diện đồ họa người dùng), qua đó bạn
chỉ việc trỏ, click và rê, làm rất nhiều thứ mà không cần đọc trước quá nhiều tài liệu hướng
dẫn. Nhưng môi trường truyền thống của Unix là CLI (Command Line Interface - giao diện dòng
lệnh), bạn phải nhập lệnh để bảo máy tính làm điều này điều kia. Ưu điểm là nhanh gọn và xử lí
được nhiều việc, nhưng bù lại nó bắt bạn phải tìm hiểu câu lệnh là gì." --theo man intro(1)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Đối với một vài tác vụ, đặc biệt như là tinh chỉnh hệ thống, bắt buộc bạn phải dùng Terminal. Đừng
lo lắng, bạn có thể sẽ tìm thấy tài liệu hướng dẫn ở trang trợ giúp hay trên các diễn đàn chẳng hạn
như lệnh sau:
sudo gobbledegook blah_blah -w -t -f
aWkward/ComBinationOf/mixedCase/underscores_strokes/and.dots
Giả dụ như bạn biết cách sử dụng Terminal - ai cũng có thể biết cách nhập liệu và xóa khi gõ nhầm.
Nhưng bài viết này sẽ chỉ cho bạn một vài điều mà có thể giúp bạn thoải mái hơn trong việc sử
dụng Linux:
 Làm thế nào để di chuyển khắp cửa sổ terminal và chỉnh sửa
nội dụng text mà bạn gõ vào đó.
 Một vài lệnh Linux cho những tác vụ cơ bản.
 Những cách khác nhau để mở terminal, làm cách nào để làm
việc với nhiều terminals, v..v...
[sửa] Lời nói đầu
 Trang này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lệnh GNU/Linux cơ
bản.
 Đây không phải là hướng dẫn toàn diện về dòng lệnh, mà chỉ
là một phần bổ trợ cho giao diện đồ họa của Ubuntu.
 Tất cả tên lệnh đều được làm đậm để dễ nhận biết
 Cú pháp lệnh được định đạng "đậm trong ngoặc kép"
 Mọi câu lệnh trong trang này đều dùng được trong terminal.
 Chú ý: có phận biệt chữ viết Hoa và chữ viết thường. User,
user và USER cả 3 đều khác nhau trong Linux
[sửa] Khởi động Terminal
[sửa] Trong Gnome (Ubuntu)
Terminal có thể tìm thấy ở Application menu -> Accessories -> Terminal.
[sửa] Trong Xfce (Xubuntu)
Terminal có thể tìm thấy ở Application menu -> System -> Terminal.
[sửa] Trong KDE (Kubuntu)
Terminal có thể tìm thấy ở KMenu -> System -> Terminal Program (Konsole).
[sửa] Các tập lệnh
[sửa] sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Hầu hết những lệnh sau đều cần mở đầu với lệnh sudo nếu bạn sắp làm việc với thư mục hay tập
tin không thuộc về bạn. Lệnh này sẽ giúp bạn chạy các ứng dụng và lệnh với tư cách người dùng
cao cấp : root ( người mà có quyền làm bất cứ việc gì trên hệ thống của bạn ). Đây là một lênh đặc
biệt cho phép bạn can thiệp vào những thiết lập của hệ thống trong một khoảng thời gian. Máy tính
sẽ hỏi bạn mật khẩu đăng nhập (khi gõ, mật khẩu sẽ không hiện ra). Bạn cứ nhập Password và
Enter là được . Sau khi sudo lần đầu tiên, thì sau đó một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể
sudo mà không cần gõ lại mật khẩu (Tất nhiên đó chỉ là khi bạn chưa tắt Terminal đi ).Vui lòng
xem RootSudo và Sudo để biết thêm thông tin.
Chú ý : Không lên lạm dụng sudo vì sudo chạy lệnh với tư cách người dùng cao cấp, và nó cho
phép tác động đến toàn bộ hệ thống. Nếu không cẩn thận hệ thống của bạn có thể bị hỏng. Hãy thử
chạy với tư cách người dùng bình thường rồi hãy sử dụng sudo !
[sửa] Các lệnh về thư mục và tập tin
 pwd: lệnh pwd cho biết bạn đang ở trong thư mục nào (pwd
là viết tắt của "print working directory"). Ví dụ: gõ "pwd" ở
thư mục Desktop sẽ ra kết quả "~/Desktop". Lưu ý rằng:
Terminal trong Gnome cũng hiển thị thông tin này ở thanh
tiêu đề của cửa sổ - xem hình ví dụ.
 ls: lệnh ls cho biết những tập tin nào có trong thư mục hiện
hành. Thêm một vài tùy chọn, bạn có thể xem kích thước của
tập tin, thời gian khởi tạo và quyền của tập tin. Ví dụ: "ls ~"
sẽ hiển thị những tập tin có thư mục home của bạn.
 cd: lệnh cd cho phép bạn thay đổi thư mục hiện hành. Khi bạn
mở một terminal, bạn sẽ ở trong thư mục home. Để di chuyển
sang nơi khác, bạn dùng lệnh cd. Ví dụ:
o Để chuyển sang thư mục gốc, dùng lệnh: "cd /"
o Để trở về thư mục home, dùng lệnh: "cd" hay "cd
~"
o Để chuyển sang một thư mục cấp cao hơn, dùng lệnh:
"cd .."
o Để chuyển về thư mục trước, dùng lệnh: "cd -"
o Để di chuyển qua nhiều cấp thư mục trong một lần,
cần chỉ rõ đường dẫn đầy đủ của thư mục cần đến. Ví
dụ: dùng lệnh "cd /var/www" để đi đến thư mục
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
/www nằm trong thư mục /var/. Một ví dụ khác: "cd
~/Desktop" sẽ chuyển bạn đến thư mục Desktop nằm
trong thư mục home của bạn.
 cp: lệnh cp sẽ sao chép một tập tin cho bạn. Ví dụ: lệnh "cp
cinema movie" sẽ sao chép tập tin "cinema" ra tập tin
"movie", tập tin cinema vẫn còn đó. Nếu bạn muốn sao chép
thư mục, bạn dùng lệnh: "cp -r cinema movie"sẽ tạo thư
mục "movie" có nội dung y hệt như thư mục "cinema".
 mv: lệnh mv sẽ chuyển tập tin sang một nơi khác hay đổi tên
tập tin đó. Ví dụ: lệnh "mv cinema movie" sẽ đổi tên tập tin
"cinema" thành "movie". Lệnh "mv cinema ~/Desktop" sẽ
dời tập tin "cinema" ra thư mục Desktop nhưng không đổi tên
nó. Bạn cần chỉ định một cái tên mới để đổi tên tập tin đó.
o Để nhanh gọn, bạn có thể dùng kí tự "~" để thay cho
thư mục home.
o Lưu ý rằng nếu bạn dùng lệnh mv kèm với lệnh sudo,
bạn có thể dùng lối tắt "~", vì khi đó, máy sẽ hiểu "~"
là thư mục home của bạn. Tuy nhiên, khi bạn đã dùng
lệnh sudo -i hay sudo -s trước đó thì "~" mang nghĩa
là thư mục home của root, không phải của bạn.
 rm: lệnh dùng để gở bỏ hay xóa hẳn một tập tin trên thư mục
của bạn.
 rmdir: lệnh này sẽ xóa một thư mục rỗng. Để xóa một thư
mục và toàn bộ nội dung trong đó, dùng lệnh rm -r .
 mkdir: lệnh cho phép bạn tạo một thư mục mới. Ví dụ: gõ
"mkdir music" sẽ tạo một thư mục tên là "music".
 man: lệnh man cho bạn xem phần hướng dẫn sử dụng của các
lệnh khác. Hãy...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status