Giao thức bảo mật wep - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I.Giới thiệu chung về bảo mật trong wireless
Ngày nay Wireless Lan ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cả dân dụng và công
nghiệp. Việc chuyển và nhận dữ liệu của các thiết bị Wireless Lan qua môi trường
không dây nhờ sử dụng sóng điện từ. Do đó cho phép người dùng có cùng kết nối
và dễ dàng di chuyển. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề bảo mật liên quan
đến Wireless: dữ liệu truyền trên môi trường không dây có thể bị bắt lấy một cách dễ
dàng. Chính vì không có giới hạn về không gian nên tấn công có thể xảy ra ở bất cứ
nơi nào: có thể ở sân bay, hay các văn phòng kế, hay bất cứ nơi nào có thể sử dụng
wireless…. Do đó cần có biện pháp xử lí thích hợp khi sử dụng wireless để truyền
các dữ kiệu quan trọng.
II. Các loại tấn công trong các hệ thống máy tính:
1) Tấn công chủ động:
Là loại tấn công thực hiện thay đổi dữ liệu được gửi hay tạo ra luồng dữ liệu không
trung thực. Có thể chia thành các loại tấn công nhỏ sau:
- Giả mạo: được thực hiện bởi chủ thể tấn công bằng cách giả mạo thành một
thực thể khác để thu thập thông tin trong các phiên xác thực và sử dụng để
xâm nhập vào hệ thống.
- Hồi đáp : thực hiện bằng cách bắt dữ liệu một cách thụ động và các gói
truyền lại sau đó để xâm nhập hệ thống.
- Sửa đổi : một hay một vài phần của thông tin nguyên thủy được thay đổi
hay lưu lại.
2) Tấn công thụ động:
Dạng tấn công này rất nguy hiểm vì nó rất khó bị phát hiện do không để lại dấu vết
sau khi tấn công. Tấn công được thực hiện bằng cách lắng nghe và bắt các gói tin
đang truyền.
3) Tóm lại:
Tất cả các loại tấn công ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến tính bảo mật của hệ thống.
Do đó, ngay từ những phiên bản đầu tiên của Wireless Lan vấn đề bảo mật đã được
đặt lên hàng đầu. Bảo mật trong Wireless Lan cung cấp cho người sử dụng các dịch
vụ sau:
- Tin cẩn : bảo vệ dữ liệu truyền trên kênh truyền khỏi các loại tấn công thụ
động nhằm lấy thông tin đươc gửi, được thực hiện thông qua phương pháp
mã hóa.
- Kiểm soát truy cập : đảm bảo chỉ những máy được cho phép mới được phép
truy cập vào.
- Xác thực : đảm bảo gói tin được gửi từ các máy cho phép, tức là nó đảm bảo
phía trong phiên truyền không bị giả mạo.
- Toàn vẹn : đảm bỏa tính toàn vẹn của dữ liệu, thông điệp không bị thay đổi
hay nhân bản.
III. Giao thức WEP:
WEP(Wired Equivalent Privacy)nghĩa là bảo mật tương đương mạng có dây(Wire
LAN). Khái niệm này là một phần trong chuẩn IEEE 802.11. Theo định nghĩa, WE P
được thiết kế để đảm bảo tính bảo mật cho mạng không dây đạt mức độ như mạng
nối cáp truyền thống. Đối với mạng LAN (định nghĩa theo chuẩn IEEE 802.3) bảo
mật dữ liệu đường truyền đối với các tấn công bên ngoài được đảm bảo qua biện
pháp giới hạn vật lý, hacker không thể truy suất trực tiếp đến hệ thống đường truyền
cáp. Do đó chuẩn 802.3 không đặt ra vấn đề mã hóa dữ liệu để chống lại các truy
cập trái phép. Đối với chuẩn 802.11, do đặc tính của mạng không dây là không giới
hạn về mặt vật lý truy cập đến đường truyền , bất cứ ai trong vùng phủ sóng đều có
thể truy cập dữ liệu nếu không được bảo vệ do đó vấn đề mã hóa dữ liệu được đặt
lên hàng đầu.
1. Mã hóa trong WEP
WEP mã hóa bằng cách sử dụng thuật toán RC4 để tạo ra một chuỗi giả ngẫu nhiên
từ khóa đã được chia sẻ và qui ước trước đó. Chuỗi giả ngẫu nhiên này sau đó
được X-OR với chuỗi dữ liệu để tạo thành gói mã hóa ở phía phát. Ở phía thu, máy
thu sẽ thực hiện tạo lại chuỗi giả ngẫu nhiên cũng từ khóa dung chung và X-OR
chuỗi này với gói mã hóa để tái tạo lại dữ liệu. Thuâṭ toá n RC4:
RC4 là giải thuật mã hóa đối xứng được thiết kê bởi Ron Rivest (một trong những
người phát minh ra giải thuật mã hóa bất đối xứng RSA) vào năm 1987. RC4 là một
thuật toán mã dòng (Stream cipher), có cấu trúc đơn giản, được ứng dụng trong
bảo mật Web (SSL/TSL) và trong mạng không dây (WEP).
Thuật toán dựa vào hoán vị ngẫu nhiên.Key hòan tòan độc lập với plaintext .Chiều
dài key từ 1 đến 256 bytes (8 đến 2048 bits) được sử dụng để khởi tạo bảng trạng
thái vector S,mỗi thành phần là S[0],S[1],S[2],...Bảng trạng thái được sử dụng để
sinh hoán vị ngẫu nhiên giả và dòng key ngẫu nhiên .Để mã hóa dữ liệu,ta lấy từng
key sinh ra ngẫu nhiên XOR với từng bytes plaintext tạo ra byte ciphertext .Sau
256 bytes,key được lặp lại,Qúa trình tiếp tục,cứ 1 bytes plaintext được XOR cùng 1
key sinh ra ngẫu nhiên tạo thành cirphertext,lần lượt cho đến hết plaintext,tạo thành
một dòng cirphertext truyền đi.


d18dOGCLICsylKc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status