Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước



Theo yêu cầu, ta có: thông tin chỉ đạo, thông tin báo cáo, thông tin lưu trữ.
- Theo chức năng, ta có: thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, thông tin dự báo.
- Theo tính chất, ta có: thông tin kinh tế, thông tin văn hoá tư tưởng, thông tin khoa học - kỹ thuật – công nghệ, thông tin tâm lý xã hội, thông tin chính trị, thông tin an ninh – quốc phòng, thông tin ngoại giao và quốc tế.
- Theo tính ổn định, ta có: thông tin không đổi, thông tin biến đổi.
- Theo hướng chuyển động, ta có: thông tin vào, thông tin ra, thông tin trung gian.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1.3. Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin, nêu khái niệm như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
          2. Sự cần thiết:
          2.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại:
          Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ năng lượng v.v.. nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, về chức năng, về cách hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin – kinh tế tri thức, nền văn minh loài người đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
          * Các đặc điểm chính của nền kinh tế mới này là:
                   1. Tri thức.
                   2. Số hoá.
                   3. Ảo hoá.
                   4. Phân tử hoá.
                   5. Nhất thể hoá và mạng hoá.
                   6. Phi môi giới.
                   7. Hội tụ.
                   8. Sáng tạo và đổi mới.
                    9. Sự tham gia của người tiêu dùng.
                   10. Tính tức thời.
                   11. Tính toàn cầu hoá.
                   12. Nhiều vấn đề nảy sinh.
          2.2. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh CNH, HĐH để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.
2.3. Ứng dụng tin học và CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
II. Hệ thống thông tin và phân loại thông tin trong quản lý hành chính nhà nước
1. Thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước.
Có 4 hệ thống thành phần là:
-         Hệ thống pháp luật;
-         Hệ thống quản lý hành chính;
-         Hệ thống thông tin;
-         Hệ thống các thao tác.
2. Tổ chức hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.
- Hệ thống thông tin toàn quốc, bao gồm từ Chính phủ đến các địa phương, các Bộ, các ngành.
- Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương.
- Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các Bộ, ngành.
3. Phân loại thông tin.
- Theo yêu cầu, ta có: thông tin chỉ đạo, thông tin báo cáo, thông tin lưu trữ.
- Theo chức năng, ta có: thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, thông tin dự báo.
- Theo tính chất, ta có: thông tin kinh tế, thông tin văn hoá tư tưởng, thông tin khoa học - kỹ thuật – công nghệ, thông tin tâm lý xã hội, thông tin chính trị, thông tin an ninh – quốc phòng, thông tin ngoại giao và quốc tế.
- Theo tính ổn định, ta có: thông tin không đổi, thông tin biến đổi.
- Theo hướng chuyển động, ta có: thông tin vào, thông tin ra, thông tin trung gian.
4. Tiêu chuẩn thông tin (có 5 tiêu chuẩn).
- Thông tin phải đúng;
- Thông tin phải đủ;
- Thông tin phải kịp thời;
- Thông tin phải gắn với quá trình, gắn với diễn tiến của sự việc;
- Thông tin phải dùng được.
5. Dạng thức của thông tin (có 3 dạng thức chính).
- Văn bản (chữ viết);
- Âm thanh;
- Hình ảnh.
III. Tình hình ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước
1. Dự án tin học hoá hệ thống thông tin Văn phòng Chính phủ 
- Mục tiêu của dự án là ứng dụng tin học nhằm hiện đại hoá hệ thống thông tin tại Văn phòng Chính phủ, kết nối hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Mạng thông tin diện rộng của Chính phủ (WAN) đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1998, xây dựng đường truyền kết nối đến tất cả các Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành Trung ương, đang mở rộng kết nối đến cấp huyện, tiến tới kết nối đến cấp xã (4 cấp).
- Hiện nay, mạng thông tin tại Văn phòng Chính phủ đã đóng vai trò trung tâm trong hệ thống mạng của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều ứng dụng đã phục vụ trực tiếp công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ đã xây dựng một số phần mềm dùng chung và dự án đang được ứng dụng, triển khai rộng rãi như:
+ Hệ thống thư tín điện tử;
+ Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành  (www.chinhphu.vn);
+ Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
+ Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội;
+ Phòng họp trực tuyến.
+ Nhiều dự án khác …
2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia
Hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin để từng bước hình thành một xã hội thông tin. Hiện nay đã xây dựng 7 CSDL quốc gia là:
- CSDL quốc gia Thống kê kinh tế - xã hội  (www.thongke.vn) ; 
- CSDL quốc gia Tài chính – Ngân sách ( thuchingansach );
- CSDL quốc gia Tài nguyên đất ( tainguyendat );
- CSDL quốc gia Công chức, viên chức và các đối tượng hưởng chính sách (congchucvienchuc);
- CSDL quốc gia Dân cư ( dansolaodong );
- CSDL quốc gia Luật và các văn bản pháp quy (www.vanban.vn) ;
- CSDL quốc gia về thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước  (www.thutuchanhchinh.vn) .
3. Dự án tin học hoá quản lý hành chính Văn phòng UBND tỉnh.
          Nội dung chủ yếu của dự án này là xây dựng các hệ thống thông tin quản lý trên cơ sở trang bị kiến trúc tối thiểu ban đầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT và tiến hành đào tạo cán bộ sử dụng (quản trị và người dùng).
3.1. Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Văn phòng UBND tỉnh, kết nối mạng WAN đến 9 Văn phòng UBND huyện, thành phố và 20 Sở, ngành thuộc UBND tỉnh (mạng LAN) đến nay đạt 100%.
3.2. Các cơ quan trong tỉnh đã trang bị được 2.514 máy (tỉnh 1.339 máy; huyện, thành phố 1.175 máy); số máy nối mạng Internet 1.906 máy (tỉnh 1.144 máy; huyện, thành phố 762 máy); máy nối mạng nội bộ (LAN) 1.903 máy (tỉnh 96...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status