Sách về quản trị mạng - pdf 17

Download miễn phí Sách về quản trị mạng



Mục lục
Mục lục 1
Chương I: Tổng quan về máy tính 4
1. Phần cứng 5
2. Phần mềm ( Chương trình phần mềm) 8
3. Cơ chế vận hành 11
Chương II: Tổng quan về mạng máy tính 12
1. Giới thiệu tổng quan vê mạng máy tính 12
2. Khái niệm mạng 15
3. Phân loại mạng máy tính 16
4. Ích lợi và một số điều cần lưu ý khi sử dụng mạng 16
Chương III: Tổng quan về máy chủ 17
1. Các cấu phần máy chủ 17
2. Cơ chế Hot swap, hot plug 20
3. Cơ chế RAID 5i 20
4. Cơ chế Mirror 21
5. Cơ chế BackUp và Parallel 21
Chương IV: Giới thiệu hệ điều hành Windows 26
1. Giới thiệu tổng quan về Windows 26
1.1. Công ty Microsoft và hệ điều hành Windows 26
1.2. Windows 9x và Windows NT 29
1.3. Các đặc điểm nổi bật của Windows 9x và Windows NT 29
1.4. Kiến trúc tầng của Windows 2000 32
2. Giới thiệu tổng quan về UNIX 33
2.1. Dẫn nhập 33
2.2. Các họ UNIX phổ biến ở Việt Nam 33
2.3. Các tính chất chung 35
3. Windows Server (Advanced Server 2000) 37
3.1. Giới thiệu 37
3.2. Quản lý tập tin 37
3.3. Tính sẵn sàng 38
3.4. Khả năng cân bằng tải trọng 39
4. Windows Client (Professional) 40
4.1. Giới thiệu 40
4.2. Khả năng đa người dùng và đa nhiệm 40
4.3. Khả năng hỗ trợ Web và Internet 40
4.4. Tính tương thích 41
4.5. Hỗ trợ đa xử lý 41
4.6. Tính an toàn và bảo mật cao 41
Chương V: Cài đặt Windows 2000 Server 43
1. Tổng quan về địa chỉ IP 43
1.1. Giới thiệu các lớp địa chỉ IPv4 43
1.2. Subnet Mask và địa chỉ mạng con 45
2. Mô hình Workgroup và Domain 46
2.1. Khái niệm về mô hình Workgroup và Domain 46
2.2. Đánh giá việc sử dụng mô hình Workgroup và Domain 47
3. Cài đặt Windowns 2000 Server 47
3.1. Các yêu cầu chuẩn bị trước khi cài đặt 47
3.2. Cài đặt Windows 2000 Server từ đĩa CD 48
3.3. Nâng cấp lên Windows 2000 Server 55
3.4. Thiết lập cấu hình TCP/IP trên Windows 2000 Server 58
3.5. Tập lệnh cơ bản hỗ trợ kiểm tra cấu hình mạng 61
3.6. Thực hành sử dụng chức năng My Network Places để duyệt các máy tính trong mạng 65
Chương VI: Cài đặt và quản trị dịch vụ DNS, DHCP và WINS trên Windows 2000 Server 68
1. Dịch vụ tên miền DNS 68
1.1. Giới thiệu DNS 68
1.2. Cài đặt máy phục vụ DNS 68
1.3. Cấu hình dịch vụ DNS 70
1.4. Thiết lập máy DNS dự phòng 73
1.5. Thiết lập máy phục vụ khu vực dò ngược 74
2. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động 74
2.1. Giới thiệu dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configutation Protocol) 74
2.2. Các bước cài đặt DHCP 75
2.3. Cấu hình dịch vụ DHCP 77
2.4. Cấu hình IP động cho máy Client 83
2.5. Cách kiểm tra địa chỉ IP được cấp phát cho máy tính 84
3. Dịch vụ WINS 85
3.1. Giới thiệu dịch vụ WINS 85
3.2. Cài đặt WINS 85
3.3. Cấu hình máy chủ và máy khách với WINS 86
3.4. Cấu hình máy phục vụ WINS 87
3.5. Cấu hình máy khách WINS 88
3.6. Bổ sung máy chủ WINS 88
3.7. Khởi động và ngừng WINS: 90
3.8. Xem thống kê trên máy chủ: 90
3.9. Cấu hình máy phục vụ WINS 92
3.10. Cập nhật thông tin thống kê WINS 93
3.11. Quản lý hoạt động đăng ký, gia hạn và giải phóng tên 93
3.12. Lưu và phục hồi cấu hình WINS 96
3.13. Quản lý cơ sở dữ liệu WINS : 96
3.14. Sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu WINS 98
3.15. Xoá trắng WINS và bắt đầu với cơ sở dữ liệu mới: 99
Chương VII: Đảm bảo an toàn hệ thống 101
1. Quản lý tập tin và ổ đĩa 101
1.1. Giới thiệu 101
1.2. Cài đặt và nhận biết ổ đĩa mới 101
1.3. Trạng thái ổ đĩa 101
1.4. Định dạng, cập nhật đĩa khởi động: 102
2. Sao lưu và phục hồi dữ liệu 107
2.1. Giới thiệu tiện ích Backup của Windows 2000 107
2.2. Backup và Restore trong Windows Server 2000 107
2.3. Cấu hình File và Folder để Backup hay Restore 109
2.4. Tạo lịch tự động sao lưu 113
3. Khôi phục hệ thống khi gặp sự cố 113
3.1. Tạo đĩa Emergency và đĩa boot để khôi phục hệ thống 113
3.2. Sử dụng Recovery Console 115
3.3. Khởi động hệ thống ở Safe Mode 117
3.4. Công cụ Task Manager 117
Chương VIII: Bảo mật hệ thống 120
1. Bảo vệ tài nguyên với NTFS 120
1.1. Quyền truy cập đối với tập tin 121
1.2. Quyền truy cập đối với thư mục 122
2. Bảo mật với Internet 125
2.1. Tổng quan 125
2.2. Triển khai các Service Pack 125
2.3. Virus máy tính 126
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thập niên 1980, hãng trẻ SCO đã mở đầu bằng những phiên bản Xenix "giống UNIX", cài đặt trên những máy PC có cấu hình phần cứng và hiệu năng rất khiêm tốn so với PC bây giờ. Ngay sau Xenix, SCO đã cho ra đời bản phát hành UNIX 386 thật sự và cũng để cài đặt trên các máy PC. Chi phí mua SCO UNIX cộng với PC thấp hơn vài lần so với mua các máy của Sun, IBM hay DEC, nhờ đó mà nhiều nhà tin học nước ta đã tận tay biết được khá sớm UNIX là gì. Gần đây SCO mua lại OpenLinux của Caldera, một hãng tách từ Novell, để hòng tham gia thị trường Linux đã trở nên sôi động cả về máy chủ lẫn máy trạm. Lưu ý rằng nhiều phần mềm ứng dụng viết dưới SCO UNIX có thể chạy trực tiếp dưới Linux.
Các hệ điều hành nguồn mở
Các hệ điều hành nguồn mở nói ở đây bao gồm một họ các bản phát hành miễn phí của dòng "như UNIX". Ngoài nguồn mở và cho sao chép miễn phí, chúng có một ưu điểm nữa vì hầu như đãđược phát triển trên nền tất cả các loại chip thông dụng ngày nay, đặc biệt cho các máy vi tính cá nhân PC và Mac. Trong họ này, phát triển nhanh nhất và phổ biến nhất qua Internet là Linux, nhờ sức mạnh riêng và giấy phép chung GPL. Dù mới chỉ ra đời từ khoảng 10 năm trước nhưng Linux đã vào Việt Nam rất sớm và gần đây bắt đầu được lãnh đạo nước ta chú ý. Xin xem chi tiết về GPL và Linux ở các chương khác. Các hệ điều hành NetBSD, FreeBSD, OpenBSD cũng được phân phối qua Internet hay trực tiếp từ hãng BSD (lập ra bởi Đại học Berkeley, một cái nôi của phong trào phần mềm nguồn mở). Giấy phép sử dụng chúng kém tự do hơn GPL, mặt khác những sản phẩm BSD có tiếng là ổn định nhưng khó cài đặt nếu không phải chuyên gia, vì vậy chậm thành công hơn Linux.
Các tính chất chung
Tính đa nhiệm
UNIX (và các dẫn xuất của nó) có khả năng đảm nhiệm nhiều tác vụ đan xen nhau và cho người sử dụng cảm giác chúng được tiến hành một cách thật sự song song, vì vậy gọi là có tính đa nhiệm (multitasking). Ví dụ ta có thể cho chạy một bài toán cùng với hiển thị các thông báo lên màn hình và in một loạt tệp ra máy in, đồng thời vẫn nghe nhạc v.v...
Tính đa dụng
UNIX cho phép nhiều người sử dụng (user) cùng làm việc trên một máy tính qua các terminal ảo hay thực, nghĩa là tại chỗ hay từ xa qua mạng. Ngược lại, một người sử dụng cũng có thể đăng nhập vào nhiều máy trên mạng với những tư cách khác nhau, nếu được quản trị viên cấp các trương khoản (account) tương ứng. Do vậy mới nói là UNIX có tính đa dụng (multiuser).
Tính mở
Kiến trúc của UNIX (và các dẫn xuất của nó) dựa trên hai tư tưởng chủ đạo về cấu trúc phân tầng (multilayer) và quan niệm hệ thống mở (open system), nhằm giải quyết các quan hệ hay sự phát triển theo ba chiều, đồng thời vẫn giữ được tính riêng tư trong các "hộp đen". Đây cũng là xu hướng càng ngày càng được đón nhận khắp thế giới. phân tầng là sắp xếp cấu trúc theo hai hướng lên-xuống, cố gắng sao cho mỗi tầng trở thành một đơn thể chuyên trách hoạt động bằng cách cung cấp toàn bộ dịch vụ cho cấp trên liền kề và sử dụng toàn bộ dịch vụ của cấp dưới liền kề. làm minh bạch như vậy nhằm để tránh sự trùng lặp chức năng và chồng chéo quan hệ giữa các đơn thể. Nó cũng cho phép đơn giản hoá việc cải tiến hay thay đổi bất kỳ thành phần nào của một hệ thống vốn lớn hơn (hay sẽ mở rộng hơn) theo cách hầu như độc lập với các thành phần khác, nhờ vậy tăng hiệu năng hoạt động và sự ổn định hay an ninh của hệ thống.
Nếu như chuẩn hoá được những dịch vụ nói trên và định dạng được dữ liệu đầu vào/đầu ra của từng thành phần thì các phần mềm thực hiện đơn thể sẽ trở nên phổ quát và dễ dàng dùng chung đối với mọi hệ thống có cấu trúc tương tự.
Thực tế hệ điều hành UNIX gồm có nhiều đơn thể phần mềm bao bọc nhau như những lớp vỏ củ hành. Trong cùng là một lõi hay hạt nhân (kernel) có chức năng quản trị phân phối các tài nguyên phần cứng như chip xử lý (CPU), các cửa vào/ra dữ liệu và bộ nhớ v.v... Lõi cung cấp các dịch vụ cơ bản nhất cho tầng trên thông qua những yêu cầu hệ thống (system calls). Mỗi tầng trên có một chức năng độc lập, ví dụ quản trị các tệp, diễn giải các chỉ thị của người dùng, mở phiên làm việc, biên dịch chương trình v.v... Chính nhờ cấu trúc phân tầng mà các chương trình mã nguồn có thể dễ càng biên dịch lại và chạy được dưới các hệ điều hành khác nhau cài đặt trên các phần cứng khác nhau. Ví dụ điển hình là các bộ trình biên dịch ngôn ngữ C và Fortran nổi tiếng như gcc, g77, F2C, chạy trên hầu hết các họ máy sau đây: Bull (Escala0T, -D-PowerPC, DPX/20-690, - 150). DEC (8400, 3000, 2100A, 600, PWS500-Alpha), Dell (PowerEdge, 6100, Ingigo-R4000, Ingigo-R10000, O2-R5000), IBM (TS-600-595, -580, -560, -550, -370, -355, -320, -F50, -R50, -43P), Sun (IPC, Spáctation, Server Ultra2, Ultraparc), v.v... cũng như trên các máy PC dưới mọi phiên bản của xBSD và Linux. Quan niệm hệ thống mở xuất phát từ thực tế khi các hệ thống khác nhau có nhu cầu trao đổi thông tin thì phi thống nhất về giao diện (mặt tiếp xúc) và giao thức (quy trình kết nối) giữa chúng. Quan niệm này và cấu trúc phân tầng của UNIX đặc biệt phù hợp cho các hệ thống tin học trong môi trường làm việc qua mạng, nơi tất cả phải tuân theo một bộ tiêu chuẩn chung về giao diện và giao thức. Xem thêm giáo trình về mạng, mô hình OSI và bộ giao thức TCP/IP.
So sánh UNIX và Windows Windows 3.x, 9.x, XP và NT/2000 là những hệ điều hành của cùng một hãng Microsoft. Chúng khá giống nhau về giao diện người dùng (cửa sổ đồ hoạ và chuột), tuy nhiên lại khác nhau về cấu trúc hệ thống (dựa vào DOS hay độc lập với DOS) và tổ chức xử lý dữ liệu (độ dài 16 hay 32 bit, bộ mã ký tự 8 bit hay 16 bit, tên tệp dài giới hạn hay tuỳ ý, v.v.). Mặc dầu chỉ chạy trên họ chip Intel x86 nhưng nhiều khi chúng không gọi nổi ứng dụng hay tiện ích của nhau, lại không dùng được chương trình của các hệ điều hành khác, làm cho việc dùng chung dữ liệu và phần mềm trở nên khó khăn.
Những bản từ Windows 95 trở về trước chưa có tính đa nhiệm thực sự, còn những bản Windows từ 98 trở về sau chiếm quá nhiều bộ nhớ và đĩa cứng. Một mặt kém nữa là những hệ điều hành Microsoft có rất nhiều kẽ hở an ninh, dễ dàng bị virus và các phần mềm tin tặc khác xâm nhập, thay đổi hay lợi dụng thông tin, thậm chí phá hoại cả phần chức năng làm máy chủ quản trị mạng và có tính đa dụng như UNIX.
Trong khi đó những UNIX thường chạy ổn định, an toàn hơn và có thể sử dụng được các ứng dụng hay tiện ích của nhau nếu có mã nguồn. Nói chung chúng cũng có một số các lỗi và kẻ hở an ninh nhưng ít hơn Windows và thường được sửa chữa nhanh. Đối với người lập trình, lợi thế nổi bật của UNIX là ít nhất chúng cũng có sẵn các bộ trình biên dịch GNU và các phần mềm nguồn mở khác.
Windows Server (Advanced Server 2000)
Giới thiệu
Windows 2000 Advanced Server là một hệ điều hành 32-bit rất mạnh, thường được dùng trong một môi trường mạng qui mô xí nghiệp. Windows 2000 Advanced Server được thiết kế cho việc cung cấp dịch vụ và tài nguyên cho hệ thống khác trên mạng, mở rộng thêm đặc tín...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status