Tài liệu Verilog Hardware Description Language - pdf 17

Download miễn phí Tài liệu Verilog Hardware Description Language



Loại dữliệu supply0 và supply1 định nghĩa những net wire được
mắc cố định đến mức logic 0 (nối đất, vss) và logic 1 ( nguồn cung cấp,
vdd). Việc sửdụng supply0 và supply1 tương tựnhưkhai báo một wire và
sau đó gán giá trị0 hay 1 lên nó. Trong ví dụ2.7, power được nối lên
nguồn cung cấp (luôn là logic 1 – có độmạnh lớn nhất) và gnd được nối
đến đất (ground) ( luôn là logic 0 – có độmạnh nhất).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

số hay có thể theo sau thành
phần cơ số bởi một khoảng trắng. Những kí tự từ a đến f của số thập lục
phân có thể là kí tự thường hay kí tự hoa.
Những số thập phân đơn giản không kèm theo độ rộng bit và định
dạng cơ số có thể được xem như là những số nguyên có dấu, trong khi đó
những số được mô tả bởi định dạng cơ số có thể được xem như những số
nguyên có dấu khi thành phần chỉ định s được kèm thêm vào hay nó sẽ
được xem như những số nguyên không dấu khi chỉ có thành phần định
dạng cơ số được sử dụng. Thành phần chỉ định số có dấu s không ảnh
hưởng đến mẫu bit được mô tả mà nó chỉ ảnh hưởng trong quá trình biên
dịch.
Toán tử cộng hay trừ đứng trước hằng số độ rộng là một toán tử đơn
cộng hay trừ. Hai toán tử này nếu được đặt nằm giữa thành phần định dạng
cơ số và số là không đúng cú pháp.
Những số âm được biểu diễn dưới dạng bù hai.
Một số x dùng để biểu diễn một giá trị không xác định trong những
hằng số thập lục phân, hằng số bát phân và hằng số nhị phân. Một số z
dùng để biểu diễn một số có giá trị tổng trở cao. Một số x có thể được thiết
lập trên 4 bit để biểu diễn một số thập lục phân, trên 3 bit để biểu diễn một
số bát phân, trên 1 bit để biểu diễn một số nhị phân có giá trị không xác
định. Tương tự, một số z có thể được thiết lập trên 4 bit để biểu diễn một số
thập lục phân, trên 3 bit để biểu diễn một số bát phân, trên 1 bit để biểu
diễn một số nhị phân có giá trị tổng trở cao.


 


ức Khải University of Information Technology 

Nếu độ rộng bit của số không dấu nhỏ hơn độ rộng được mô tả trong
phần mô tả hằng số thì số không dấu sẽ được thêm vào bên trái nó là các số
0. Nếu bít ngoài cùng bên trái trong số không dấu là x hay z thì một x
hay một z sẽ được dùng để thêm vào bên trái một cách tương ứng. Nếu độ
rộng của số không dấu lớn hơn độ rộng được mô tả trong phần mô tả hằng
số thì số không dấu sẽ bị cắt xén đi từ bên trái.
Số bit dùng để tạo nên một số không có độ rộng ( có thể là một số
thập phân đơn giản hay một số không mô tả độ rộng bit) nên ít nhất là 32
bit. Những hằng số không dấu, không độ rộng mà bit có trọng số cao là
không xác định (x) hay tổng trở cao (z) thì nó sẽ được mở rộng ra đến độ
rộng của biểu thức chứa hằng số.
Giá trị x và z để mô tả giá trị của một số có thể là chữ hoa hay chữ
thường.
Khi được sử dụng để mô tả một số trong Verilog, thì kí tự dấu chấm
hỏi (?) có ý nghĩa thay thế cho kí tự z. Nó cũng thiết lập 4 bit lên giá trị
tổng trở cao cho số thập lục phân, 3 bit cho số bát phân và 1 bit cho số nhị
phân. Dấu chấm hỏi có thể được dùng để giúp việc đọc code dễ hiểu hơn
trong trường hợp giá trị tổng trở cao là một điều kiện không quan tâm
(don’t care). Ta se thảo luận rõ hơn về vấn đề này khi trình bày về casez và
casex. Kí tự dấu chấm hỏi cũng được dùng trong những bảng trạng thái do
người dùng tự định nghĩa.
Trong một hằng số thập phân, số không dấu không bao gồm những
kí tự x, z hay ? trừ trường hợp ở đó chỉ có đúng một kí tự để chỉ ra rằng
mọi bit trong hằng số thập phân là x hoăc z.


 


ức Khải University of Information Technology 
 
Kí tự gạch dưới (_) có thể dùng ở bất kì nơi đâu trong một số, ngoại
trừ kí tự đầu tiên. Kí tự gạch dưới sẽ được bỏ qua. Đặc tính này có thể được
dùng để tách một số quá dài để giúp việc đọc code dễ dàng hơn.
Ví dụ1 : Hằng số không dấu
659 // số thập phân
‘h 837FF // số thập lục phân
‘o7460 // số bát phân
4af // không hợp lệ ( số thập lục phân đòi hỏi
‘h)
Ví dụ 2: Hằng số có độ rộng bit
4’b1011 // số nhị phân 4 bit
5 ‘D 3 // số thập phân 5 bit
3’b01x // số nhị phân 3 bit với bit có trọng số thấp
nhất có giá trị không xác định
12’hx // số thập lục phân 12 bit có giá trị không
xác định
16’hz // số thập lục phân 16 bit có giá trị tổng trở
cao.
Ví dụ 3: Sử dụng dấu với hằng số


 


ức Khải University of Information Technology 
!
8 ‘d -6 // cú pháp không đúng
-8 ‘d 6 // số bù 2 của 6, tương đương với –(8’d 6)
4 ‘shf // số có dấu (số bù 2) 4 bit ‘1111’, bằng -1,
tương đương với –4’h1
-4 ‘sd15 // tương đương với –(4’sd15), hay –(-1) = 1
= 0001
16’sd? //tương đương 16’sbz
Ví dụ 4 – Tự động thêm vào bên trái
reg [11:0] a, b, c, d;
initial begin
a = ‘h x; // tạo ra xxx
b= ‘h 3x; // tạo ra 03x
c = ‘h z3; // tạo ra zz3
d = ‘h 0z3; // tạo ra 0z3
end
reg [84:0] e, f, g;
e = ‘h5; // tạo ra {82{1’b0}, 3’b101}
f = ‘hx // tạo ra {85{1’hx}}


 


ức Khải University of Information Technology 
"
g = ‘hz; // tạo ra {85{1’hz}}
Ví dụ 5: Sử dụng dấu gạch dưới trong mô tả số
27_195_000
16’b0011_0101_0001_1111
32 ‘h 12ab_f001
Những hằng số âm có độ rộng bit và những hằng số có dấu có độ
rộng bit là những số có dấu mở rộng khi nó được gán đến một loại dữ liệu
là reg bất chấp bản thân reg này có dấu hay không.
Độ dài mặc định của x và z giống như độ dài mặc định của một số
nguyên.
2.5.2 Hắng số thực
Những số hằng số thực có thể được biểu diễn như được mô tả bởi
chuẩn IEEE 754-1985, một chuẩn IEEE cho những số double-precision
floating point.
Những số thực có thể được mô tả bằng một trong hai cách, một là
theo dạng thập phân ( ví dụ, 14.72 ), hai là theo cách viết hàn lâm ( ví dụ,
39e8, có nghĩa là 39 nhân với 810 ). Những số thực được biểu diễn với dấu
chấm thập phân sẽ có ít nhất một kí số ở mỗi bên của dấu chấm thập phân.
Ví dụ:
1.2


 


ức Khải University of Information Technology 

0.1
2394.26331
1.3E12 or 1.3e12
1.3e-2
0.1e-0
23E10
29E-2
236.123_763_e-12 ( dấu gạch dưới được bỏ qua )
Những dạng số sau không đúng là số thực vì chúng không có ít nhất
một kí số ở mỗi bên của dấu chấm thập phân.
.12
9.
4.E3
.2e-7
2.5.3 Số đảo
Số thực có thể biến đổi sang số nguyên bằng cách làm tròn số thực
đến số nguyên gần nhất thay vì cắt xén số bit của nó. Biến đổi không tường
minh có thể thực hiện khi một số thực được gán đến một số nguyên. Những
cái đuôi nên được làm tròn khác 0. Ví dụ:


 


ức Khải University of Information Technology 

Hai số thực 35.7 và 35.5 đều trở thành 36 khi được biến đổi sang số
nguyên, và số 35.2 sẽ trở thành 35.
Biến đổi số thực -1.5 sang số nguyên sẽ được -2, biến đổi số 1.5 sang
số nguyên sẽ được 2.
2.6 Chuỗi
Một chuỗi là một dãy các kí tự được rào bởi hai dấu nháy kép(“”) và
được ghi trên một dòng đơn. Những chuỗi mà được dùng như là những
toán hạng trong biểu thức và trong những phép gán được xem như là những
hằng số nguyên không dấu được biểu diễn bởi một dãy kí t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status