Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở VN - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU

Ở bất kì nơi nào trên thế giới, con người chúng ta luôn sống và tồn tại không tách rời những hoạt động thực tiễn của bản thân. Con người đã và đang tác động vào thế giới tự nhiên, hình thành lịch sử phát triển đồng thời của tự nhiên và con người thông qua những quá trình như lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, con người và thiên nhiên đang có mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế khi mà nhu cầu tăng trưởng kinh tế hiện trở nên cấp thiết với mỗi quốc gia. Tuy vậy, thế giới chúng ta sống đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững do sự phát triển bất chấp mọi tác động xấu đến môi trường, tài nguyên, sinh vật. Nói cách khác, để có được những kết quả tốt về kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta đã phải trả giá bằng sự mất đi tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn. Vì vậy, đã đến lúc cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi trường sinh thái. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã lấy đó làm quan điểm chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam và cả thế giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp sức của cộng đồng vào vấn đề cấp thiết của quốc gia, tui lựa chọn nghiên cứu về đề tài: phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
I. Khái quát về phép biện chứng:
1. Khái niệm:
Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thống nguyên tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứng của thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người. Khi xem xét sự vật, hiện tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.
2. Phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị , sâu sắc nhất và không phiến diện.
Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc, phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” để nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
II. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lí là những điều căn bản nhất của một học thuyết. Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lí cơ bản là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự
phát triển. Trong đó ở bất kì giai đoạn nào của phép biện chứng, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến được xem là nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất.
1. Nội dung của nguyên lí:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng vừa tách biệt nhau, lại vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau. Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng. Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Toàn bộ mối liên hệ đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ có ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng. Tính khách quan được thể hiện ở điểm sự quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất kì sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà bất cứ chúng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, đó là hệ thống mở tồn tại tương tác và làm biến đổi lẫn nhau với các hệ thống khác.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, ta rút ra được tính toàn diện trong việc xem xét sự vật, hiện tượng, cụ thể:
• Phải xem xét tất cả các mặt, yếu tố, bộ phận, mối liên hệ của sự vật, hiện tượng.
• Phải đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
• Phải phân loại các mối liên hệ, quan tâm các mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, chủ yếu vì chúng là những mối liên hệ quan trọng.

• Nhìn nhận bản thân các mối liên hệ không đứng yên, trong hoàn cảnh này có thể là tất nhiên nhưng hoàn cảnh khác lại là ngẫu nhiên và ngược lại.
Chỉ trên những cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian thời gian đó. Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.



YB00IQX5A3wqjM4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status