Bài giảng Hóa đại cương 2 (lý thuyết các quá trình hoá học) - pdf 17

Download miễn phí Bài giảng Hóa đại cương 2 (lý thuyết các quá trình hoá học)



MỤC LỤC
Chương 1 Cơ sở nhiệt động lực học
1.1.Một số khái niệm cơ bản 1
1.2.Công dãn nở của khí .2
1.3.Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học và một số đại lượng nhiệt động .3
1.4.Hiệu ứng nhiệt của quá trình hoá học, nhiệt hoá học .7
1.5.Nguyên lý 2, 3 của nhiệt động học 12
Bài tập .23
Chương 2 Cân bằng hoá học, cân bằng pha
2.1.Khái niệm về cân bằng hoá học .26
2.2.Hằng số cân bằng .26
2.3.Phương pháp xác định hằng số cân bằng .28
2.4.Quan hệ giữa biến thiên thế đẳng nhiệt, đẳng áp và hằng số cân bằng .28
2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. Nguyên lý Le Châtelier .29
2.6.Cân bằng pha . .30
Bài tập .34
Chương 3 Động hoá học
3.1.Một số khái niệm .35
3.2.Ảnh hưởng của nồng độ các chất đến tốc độ phản ứng .36
3.3.Xác định hằng số tốc độ và bậc phản ứng .37
3.4.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng .39
3.5.Thuyết va chạm hoạt động và thuy ết phức chất hoạt động .41
3.6.Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng .42
3.7.Phản ứng dây chuyền .44
3.8.Phản ứng quang hoá .45
Bài tập .46
Chương 4 Dung dịch
4.1.Khái niệm về dung dịch 49
4.2.Sự hình thành các loại dung dịch .50
4.3.Sự hoà tan 51
4.4.Tính chất của dung dịch loãng không điện ly, không bay hơi .52
4.5.Dung dịch chất điện ly . .55
4.6.Axit, bazơ .59
4.7.Dung dịch đệm .63
4.8.Sự thuỷ phân .64
4.9.Phản ứng trung hoà .65
4.10.Dung dịch chất điện ly ít tan .66
4.11.Sự tạo phức trong dung dịch .67
4.12.Dung dịch keo .68
Bài tập .70
Chương 5 Phản ứng oxy hoá khử. Phản ứng hoá học và dòng điện
5.1.Phản ứng oxy hoá khử .72
5.2.Thế điện cực 75
5.3.Các quá trình điện hoá .81
5.4.Ăn mòn kim loại, các phương pháp chống ăn mòn kim loại .87
5.5.Một số nguồn điện hoá thông dụng : pin, accu .87
Bài tập .89
Tài liệu tham khảo .92

chất phản ứng nào đó bị biến thành chất có hoạt
tính cao (có năng lượng cao) gọi là trung tâm hoạt động (hay tiểu phân hoạt động) - đó là các
nguyên tử, ion hay gốc có các electron độc thân.
Các trung tâm hoạt động sau khi được hình thành do có năng lượng cao nên khi va
chạm với phân tử khác sẽ tạo thành chất khác (có thể là sản phẩm) đồng thời sản sinh ra trung
tâm hoạt động mới. Các trung tâm hoạt động mới lại tương tác với phân tử khác... và cứ thế
dây chuyền tiếp diễn. Chính trung tâm hoạt động là nơi tạo ra các chuỗi chuyển hóa các chất
liên tiếp.
C C
H H
Ni Ni
Ni Ni NiNi
NiNi
HH
C C
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
Chương 3 : ĐỘNG HÓA HỌC
HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 45
Thí dụ như khi chiếu sáng bình chứa H2 và Cl2. H2 và Cl2 khi hấp thụ lượng tử năng
lượng  = h , các phân tử bị kích thích, khi năng lựơng đủ lớn, phân tử Cl2 sẽ bị cắt tạo thành
2 nguyên tử Cl : Cl2  h 2Cl Giai đoạn này gọi là khơi mào phản ứng .
Các nguyên tử Cl vừa tạo thành có năng lượng cao rất không bền khi va chạm với H2
thì : Cl + H2  HCl + H
Lại đến lượt H khi gặp phân tử Cl2 khác : H + Cl2  HCl + H
Và như vậy phản ứng cứ tiếp diễn. Mỗi giai đoạn gọi là mỗi mắt xích - số mắt xích có
thể đạt đến 100.000
Dây chuyền có thể bị đứt khi trung tâm hoạt động va chạm vào thành bình, tạp chất
hay hai trung tâm hoạt động va chạm vào nhau.
Các phản ứng xảy ra theo cơ chế như trên, gọi là phản ứng dây chuyền không phân
nhánh - chỉ có một mạch, tức là một tiểu phân hoạt động này mất đi chỉ tạo được một trung
tâm hoạt động mới. Loại phản ứng này có thể phân thành 3 giai đoạn : giai đoạn khơi mào,
khi mới sinh ra có tốc độ cao, đến giai đoạn 2 gọi là giai đoạn phát triển thì tốc độ phản ứng
không đổi và khi đến giai đoạn cuối cùng - giai đoạn tắt mạch thì có tốc độ chậm lại.
Ngoài ra còn có phản ứng dây chuyền phân nhánh, là loại phản ứng dây chuyền mà từ
một trung tâm hoạt động, phản ứng sẽ cho 2, 3 trung tâm hoạt động khác, mỗi trung tâm tạo
dây chuyền mới cùng với các trung tâm hoạt động mới, nhờ vậy các trung tâm sẽ tăng lên rất
nhanh, nó phát triển theo cấp số nhân,
nên loại phản ứng dây chuyền phân
nhánh này nếu không kiểm soát được
thường gây ra hiện tượng nổ. Phản
ứng phân rã hạt nhân, phản ứng
Cr-ackinh dầu mỏ, phản ứng trùng hợp
là loại phản ứng dây chuyền phân
nhánh, phản ứng giữa hidro và oxi
(theo tỉ lệ 2 : 1) khi đun nóng cũng vậy
(như hình bên)
Đặc điểm của phản ứng dây chuyền :
a) Tốc độ của phản ứng phụ thuộc nhiều vào độ dài mạch - độ dài mạch biến động rất
nhiều phụ thuộc vào từng phản ứng - nó phụ thuộc vào số mạch sinh ra và mất đi trong cùng
khoảng thời gian.
b) Tốc độ của phản ứng dây chuyền còn phụ thuộc vào hình dạng, chất liệu, đường
kính bình phản ứng - do yếu tố độ dài mạch gây ra - bình càng nhỏ xác suất làm mất trung
tâm hoạt động càng lớn, mạch càng ngắn lại, vận tốc giảm.
c) Còn phụ thuộc vào chất lạ (tạp chất), dù với dấu vết, nó có khả năng "hút" các trung
tâm hoạt động, lúc ấy mạch ngắn lại tức vận tốc giảm, thậm chí ngừng phản ứng.
d) Những phản ứng dây chuyền có vận tốc cao còn phụ thuộc vào áp suất nữa. Với
mỗi loại phản ứng có một áp suất nhất định để gây nổ.
3.8.PHẢN ỨNG QUANG HÓA :
Phản ứng quang hóa là phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Ví dụ kinh điển của loại phản ứng này là phản ứng quang hợp, phản ứng về chụp ảnh:
trong đó có sự phân huỷ AgBr. Khi có chùm tia sáng chiếu đến, Br - hấp thụ năng lượng tia
sáng này :  = h. Nhờ năng lượng của ánh sáng này, electron từ Br- sẽ được chuyển đến Ag+.
AgBr  h Ag +
2
1
Br2.
Các phản ứng này tuân theo các định luật quang hoá sau :
a) Định luật Grothus - Draper : Chỉ những bức xạ nào bị hấp thụ bởi hệ mới có thể xảy
ra phản ứng quang hoá.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status