Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống động vật - pdf 17

Download miễn phí Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống động vật



Công nghệ nhân bản có thể mở rộng các chứng bệnh mà chuột có
thể mắc phải giống như con người. Các chuyên gia đã coi thành công này
là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu y học. Bước tiếp theo của
nhóm là đưa một gen người vào chuột nhân bản và sử dụng chúng để
nghiên cứu các liệu pháp điều trị bệnh liên quan tới gen. Gen đầu tiên sẽ
liên quan tới một chứng rối loạn chuyển hoá di truyền ở người. Tuần
trước, một nhà khoa học Mỹ tuyên bố sẽ nhân bản người vào cuối năm nay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ều hòa tương tác với chúng, các nhân tố TRANS.
112
- Trình tự CIS. Cũng giống như ở procaryotae, vùng 5’ không
phiên mã của gen được gọi là promotor chịu trách nhiệm điều khiển sự
phiên mã của gen. Tuy nhiên, các trình tự điều hòa sự phiên mã lại nằm
trước đó rất xa. Chính các trình tự này quyết định sự biểu hiện đặc trưng
của một gen, nghĩa là gen được biểu hiện trong loại tế bào nào, vào thời
điểm nào, dưới sự tác động của các nhân tố điều hòa nào. Một đặc điểm
chung của các trình tự này là chúng thường có cấu trúc gồm hai phần đối
xứng nhau, ví dụ, trình tự đáp ứng với hormone tuyến giáp dưới đây:
AGGTCATGACCT
TCCAGTACTGGA
Các trình tự này được gọi chung là trình tự CIS.
Bên cạnh đó, còn một nhóm trình tự khác cũng tham gia vào điều
hòa hoạt động của gen, đó là nhóm các trình tự khuyếch đại (enhancer).
Các enhancer này có tác dụng làm tăng biểu hiện của gen tương ứng. Khác
với trình tự CIS, hoạt động khuyếch đại phụ thuộc vào:
- Vị trí, chúng không nhất thiết phải nằm ở đầu 5’ của các gen mà
có thể hiện diện ở đầu 5’, 3’ hay ngay trong intron của gen.
- Hướng, sự đảo ngược hướng của chúng (từ 5’-3’ sang 3’-5’)
không làm mất hoạt tính khuyếch đại.
Với cùng các đặc tính đó, nhưng có tác dụng ngược lại là nhóm các
trình tự dập tắt (silencer). Cơ chế hoạt động của hai nhóm này còn chưa
được biết rõ.
- Các protein là nhân tố có tác động TRANS.
Một vài protein nhận biết hộp CCAAT, đã được xác định ở tế bào
động vật có vú. Các nhân tố này có thể được phân biệt giữa các đơn vị của
các phần tử CCAAT. Các hộp GC được nhận biết bởi các nhân tố phụ
Đặc điểm chung của các nhân tố này là chúng bao gồm ít nhất hai
vùng cấu trúc-chức năng chính:
+ Vùng chịu trách nhiệm gắn nhân tố TRANS vào DNA.
+ Vùng tác đông lên sự phiên mã.
Các vùng cấu trúc-chức năng này độc lập với nhau. Ngoài hai vùng
trên, nhiều nhân tố Trans còn mang một số vùng phụ khác như vùng gắn
113
các hormone, các ion...Như vậy, các gen của eucaryotae được hoạt hóa bởi
hai trình tự DNA có tác dụng CIS là promotor và enhancer, chúng được
nhận biết các nhân tố protein có tác dụng Trans. Các nhân tố Trans này
cho phép DNA-polymerase khởi sự phiên mã và đạt tốc độ phiên mã tối
đa.
5.3.2.3 Hormone.
Ví dụ rõ nhất về các chất điều hòa nội tại của hoạt tính gen là các
hormone. Đó là những chất được tạo ra do một loại tế bào mà có hiệu quả
đến các tế bào khác. Các hormone thường được vận chuyển đến các phần
của cơ thể nhưng chỉ có tác động đến các tế bào có các thụ thể (receptor)
tương ứng. Sự tương tác giữa hormone với thụ thể gây nên tín hiệu tác
động đến các vùng đặc hiệu của DNA, làm hoạt hóa gen hay nhóm gen
tương ứng.
5.3.2.4 Điều hòa ở mức độ sau phiên mã.
- Hiện tượng “ghép nối” khác biệt.
Hệ thống loại bỏ intron và ghép nối exon của mRNA sơ cấp để
hình thành mRNA trưởng thành, khác nhau tùy từng loại tế bào, mô. Việc
ghép nối khác biệt các exon sẽ dẫn đến sự hình thành các mRNA khác
nhau. Thông thường các mRNA mã hóa cho các protein có chức năng
tương tự nhưng đôi khi chúng lại có chức năng hoàn toàn khác nhau. Một
ví dụ là kiểu điều hòa ở gen calcitonine. Hai loại protein được dịch mã từ
gen này là calcitonine và CGRP là một chất trung gian thần kinh được tìm
thấy trong não. Hai protein trên là sản phẩm của hai mRNA hình thành do
sự ghép nối tạo hai tổ hợp exon khác nhau.
- Điều hòa biểu hiện gen bằng cách tăng giảm thời gian sống của
các mRNA.
Kiểu điều hòa này mang tính số lượng, mRNA càng tồn tại lâu
trong tế bào thì càng được dịch mã thành nhiều protein. Hiện tượng này
thấy rõ trong tế bào ung thư. Quá trình tổng hợp protein từ một số mRNA
bền vững tạo ra một số lượng rất lớn các protein tương ứng.
- Nguồn dự trữ của các mRNA trong tế bào.
Rất nhiều gen được phiên mã nhưng không bao giờ được dịch mã
ngay. Khi có một tín hiệu xuất hiện (hormone chẳng hạn), bộ máy dịch mã
lập tức hoạt động, tổng hợp protein từ các mRNA đã trữ sẵn.
5.3.2.5 Điều hòa trong giai đoạn dịch mã.
114
Sự điều hòa biểu hiện của gen trong giai đoạn này còn chưa được
biết rõ. Tuy nhiên kiểu điều hòa này có liên quan đến các mRNA dự trữ
trong tế bào.
5.3.2.6 Điều hòa trong giai đoạn sau dịch mã.
Các protein sau dịch mã có thể trải qua nhiều biến đổi hóa học như
glycosyl hóa, phosphoryl hóa, acetyl hóa....Sự điều hòa trong giai đoạn
này là một vấn đề rất lớn và phức tạp.
6. Đột biến gen
6.1 Khái niệm về đột biến gen.
Trong lịch sử nghiên cứu đột biến, các phương pháp nghiên cứu
ngày càng hoàn thiện, người ta có những quan niệm khác nhau về đột biến
gen.
Muller, 1941; Rieger, Michaelis, 1958 quan niệm đột biến gen là
những biến đổi chỉ xẩy ra trong giới hạn 1 gen, làm xuất hiện allel mới,
không liên quan tới sai hình nhiễm sắc thể. Theo các tác giả thì khái niệm
đột biến gen đồng nghĩa với khái niệm đột biến trong gen.
Charlote, Aurebach, 1976 lại quan niệm, đột biến gen là những
biến đổi không chỉ xẩy ra trong 1 gen, mà có thể xẩy ra những biến đổi
đụng chạm tới nhiều gen, gọi là đột biến cụm gen.
Guliaev, Malchenco, 1975 cho rằng những đột biến di truyền theo
Mendel bình thường có thể là đột biến gen hay sai hình nhiễm sắc thể,
không thể phát hiện được về phương diện tế bào, không làm giảm khả
năng sống của các loại giao tử. Theo các tác giả thì thuật ngữ đột biến gen
thường được dùng để chỉ các đột biến phát hiện được theo kiểu hình. Sự
phân biệt đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể hoàn toàn có tính
qui ước, phụ thuộc vào tính khách quan của các phân tích về tế bào học.
Trên cơ sở những phân tích về đột biến gen, có thể định nghĩa khái
quát đột biến gen là những biến đổi đột ngột xẩy ra trong cấu trúc phân tử
của gen, làm thay đổi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các
nucleotide tạo nên những alen mới, thay đổi khả năng biểu hiện của tính
trạng.
Đột biến gen khác với đột biến nhiễm sắc thể ở các điểm sau:
- Đột biến gen xẩy ra ở cấp độ phân tử, có khả năng xẩy ra theo
hướng ngược lại.
115
- Đa số là đột biến nhỏ nên khó phát hiện bằng những quan sát tế
bào học, còn sai hình nhiễm sắc thể có thể phát hiện bằng phương pháp
phân tích tế bào và nhiều đột biến có thể phát hiện qua kiểu hình.
6.2 Phân loại và cơ chế đột biến gen.
Đột biến gen là hình thức biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ phân
tử thường gây ra các dạng: đảo vị trí các nucleotide, thêm nucleotide, mất
cặp nucleotide. Xét về mặt nguồn gốc có thể chia đột biến gen thành 2
loại: các đột biến tự phát và đột biến nhân tạo hay còn gọi là đột biến cảm
ứng.
Loại thứ nhất xẩy ra trong tế bào do sai sót trong quá trình tái bản,
như hiện tượng hỗ biến dẫn tới kết cặp sai hay do các gen đột biến hay
do các vùng dẽ bị đột biến trong phân tử DNA, người ta gọi các vùng dễ bị
đột biến là các “đi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status