Bài giảng Chuyển hoá vật chất và năng lượng, điều hoà thân nhiệt - pdf 17

Download miễn phí Bài giảng Chuyển hoá vật chất và năng lượng, điều hoà thân nhiệt



Chuyển hoá năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng sinh ra thành các dạng năng
lượng khác nhau cần thiết cho sự sống.Trong quá trình biến đổi, năng lượng không sinh
ra thêm, cũng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Trong cơ thể,
năng lượng sinh ra là do thiêu đốt vật chất từ thức ăn. Năng lượng được dự trữ ở dạng
hợp chất giàu năng lượng (ATP). Năng lượng tiêu hao dù ở bất cứ dạng nào nhưng cuối
cùng đều thải ra ngoài cơ thể dưới dạng nhiệt. Do đó, muốn nghiên cứu chuyển hoá năng
lượng, hay muốn biết nhu cầu năng lượng của cơ thể ta có thể dựa vào việc đo tính nhiệt
lượng của cơ thể toả ra.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vào quá trình chuyển hoá tạo ra glucid và năng lượng. Thyroxin gây phân giải nhanh
protein để lấy năng lượng trong trường hợp cơ thể thiếu glucid và lipid. Nếu thừa glucid,
lipid và cả các acid amin, thì thyroxin có thể giúp chúng tăng tổng hợp protein, đặc biệt
là ở các cơ thể đang lớn.
6.2.4.Chuyển hoá các muối khoáng và nước
Sự chuyển hoá nước và các muối khoáng là hai quá trình liên hệ mật thiết và quan trọng
đối với cơ thể.
6.2.4.1. Chuyển hoá các muối khoáng
Vai trò của chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng, chủ yếu:
Giữ vai trò quan trọng trong các quá trình tạo hình đặc biệt là tổ chức xương, xây dựng
enzyme, kích thích tố. Duy trì cân bằng toan - kiềm, duy trì ổn định thành phần các dịch
thể và điều hòa áp lực thẩm thấu. Tham gia chức phận các tuyến nội tiết và nhiều quá
trình trao đổi chất. Điều hòa chuyển hóa muối - nước. Cần thiết cho hoạt động thần kinh,
quá trình đông máu, hấp thu thức ăn, trao đổi khí, các quá trình bài tiết và bài xuất. Bản
thân các chất khoáng không sinh năng lượng.
Trong cơ thể có rất nhiều dạng muối khoáng: Ca, P, Mg, Na, K, Cl, Fe, S, I, Cu, Mn, Co,
F, Zn... khoảng 40 nguyên tố hóa học.
Các chất khoáng có mặt trong thực phẩm và cần cho cơ thể ở số lượng tương đối lớn gọi
là yếu tố đại lượng: Ca, P, Mg, K, N, Cl, S...
Một số nguyên tố vi lượng Mn, Cu, Zn, Mo, Bo; vai trò nhiều yếu tố đã biết rõ, nhiều yếu
tố khác còn phải đòi hỏi nghiên cứu thêm.
a. Chuyển hoá calci (Ca) và phospho (P)
Ca và P cần cho hoạt động của hệ thần kinh, chúng có mặt trong cả xương lẫn răng.
99 % Ca và 77 % P của cơ thể nằm trong xương và răng. Người lớn cần 0,6- 0,8 g
Ca/ngày, trẻ con và phụ nữ có thai cần gấp đôi vì Ca cần cho xây dựng bộ xương. Phần
quan trọng Ca trong cơ thể tồn tại ở dạng muối của acid phosphoric. Do đó muốn có bộ
xương phát triển bình thường phải cung cấp cho cơ thể cả Ca, P theo tỷ lệ xác định . Tỷ lệ
tối ưu giữa Ca và P là 1: 1,5. Tỷ lệ này có trong sữa. Phosphatcalci Ca
3
(PO
4
)
2
chỉ tạo
thành khi có sinh tố D. Thiếu sinh tố D trẻ con mắc bệnh còi xương.
Chuyển hoá calci còn cần kích tố cận giáp.
Nguồn cung cấp calci phong phú nhất là sữa và trứng, trong sữa ngoài Ca, còn có P. Sữa
rất thuận lợi cho sự xây dựng xương. Một số thực vật giàu calci như: xà lách, cà rốt...Cơ
thể mỗi ngày cần 1- 2g phospho. Phần lớn phospho vào cơ thể được phân bố ở mô xương
và mô cơ. Ca, P cũng bị thải ra theo mồ hôi, nước tiểu, phân.
b. Chuyển hoá Natri và Clo
Na và Cl vào cơ thể nhiều nhất ở dạng muối ăn NaCl.
Na ảnh hưởng đến sự lớn lên của cơ thể, trong thức ăn thiếu Na ít lâu, cơ thể sẽ ngừng
lớn. Cl
-
kết hợp với H
+
thành HCl của dịch vị. Thiếu muối ăn, dịch vị sẽ ít tiết hay ngừng
tiết hẳn. Nhu cầu trung bình 4 - 5g Na/ngày, tương ứng với 10-12,5g muối ăn được đưa
vào cơ thể. Da là nơi tích lũy Na, Cl. Na và Cl ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và mồ hôi.
Na đào thải theo mồ hôi không nhiều, tuy nhiên khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng
lên, thì lượng natri mất theo mồ hôi rất lớn. Do đó khi nhiệt độ môi trường xung quanh
tăng cao, nên sử dụng dung dịch NaCl ưu trương để giảm tiết mồ hôi và giảm mất nước
cho cơ thể.
c. Chuyển hoá sắt
Sắt là thành phần của Hb. Nhờ có Fe, Hb mới kết hợp được với O
2
thành HbO
2
. Nếu
thiếu Fe, cơ thể không thể sản xuất thêm được Hb. Sắt cần cho cơ thể không phải chỉ lấy
đơn độc trong thức ăn mà có thể do các huyết cầu bị hủy hoại cung cấp. Phần Fe đó được
giữ lại để xây dựng hồng cầu mới. Trong cơ thể có chừng 3g sắt: 2,5g trong Hb; 0,5g
trong các tế bào cơ thể. Mỗi ngày người lớn cần 10 - 30mg Fe. Trẻ con cần nhiều hơn,
đặc biệt là trẻ con còn bú vì trong sữa có rất ít sắt. Nguồn chứa Fe phong phú là thịt, quả,
rau, lòng đỏ trứng, đậu...
d. Chuyển hoá Iod
Iod trong cơ thể có rất ít nhưng không vì thế mà bớt quan trọng. I là thành phần không
thể thiếu của Thyroxin (kích tố giáp trạng). Nếu thiếu I, kích tố này không sản xuất được.
I có nhiều trong nước biển, I còn chứa cả trong nước đã chảy qua các đá giàu I, vì thế
nước ta uống thường có Iod. Người lớn cần 0,000014g I/ngày. Nếu I vào nhiều, cơ thể sẽ
giữ lại làm dự trữ. Ở một số vùng núi, nước uống thiếu I nên gây ra bệnh bứu cổ.
6.2.4.2. Chuyển hoá nước
Nước là thành phần cấu tạo quan trọng của cơ thể. Trong cơ thể người lớn nước chiếm 62
%, trẻ con: 80 % trở lên. Người nhịn đói nhưng được uống nước: sống 40 - 50 ngày.
Người nhịn đói và nhịn khát chỉ sống được vài ngày. Nước và muối khoáng là nội môi
của cơ thể, là thành phần chủ yếu của huyết tương, bạch huyết, nước tổ chức. Nước là
dung môi của cơ thể: tất cả các chất được hấp thu vào máu và bạch huyết đều dưới dạng
hòa tan trong nước. Nước là thành phần chủ yếu của máu (92% huyết tương là nước).
Máu là tác nhân vận chuyển thức ăn đến tế bào và nhận cặn bã từ tế bào đưa về da và
thận để thải ra ngoài theo mồ hôi và nước tiểu. Các quá trình oxy hóa và một số phản ứng
hóa học khác trong cơ thể đều cần đến nước, vì hầu hết các quá trình phân hủy đều thực
hiện theo lối thủy phân. Nước góp phần điều tiết thân nhiệt, nước và muối khoáng là
thành phần của dịch tiêu hóa.
Tỷ lệ giữa nước lấy vào và nước thải ra gọi là thăng bằng nước. Bao giờ nước lấy vào
cũng phải đủ để bù cho nước thải ra. Thăng bằng nước đặc biệt cần khi ta lao động chân
tay. Mỗi ngày cơ thể thải chừng: 1,5 lít nước tiểu, 100 - 200 ml theo phân, 500 - 1000ml
qua da (trong điều kiện bình thường),350 - 400ml qua phổi. Người lớn mỗi ngày cần 2,5 -
3 lít nước (trong nước uống và thức ăn). Mỗi ngày cơ thể cũng mất chừng ấy nước. Nếu
nhiệt độ môi trường xung quanh bằng nhiệt độ cơ thể thì mỗi ngày người lớn mất đến
khoảng 4,5 l nước. Chuyển hoá nước liên quan với chuyển hoá các chất khoáng. Đưa
dung dịch muối ưu trương vào cơ thể sẽ gây tăng đào thải nước theo nước tiểu. Giảm bài
xuất natri khỏi cơ thể làm giảm đào thải nước.
6.2.4.3 Điều hoà chuyển hoá muối - nước
Điều hoà chuyển hoá muối - nước được thực hiện bằng ảnh hưởng của thần kinh và thể
dịch lên chức năng của thận và các tuyến mồ hôi.
Hormon thùy sau tuyến yên là vasopressin và các hormon vỏ thượng thận
mineralocorticoid (xem chương nội tiết) có vai trò quan trọng trong chuyển hoá muối -
nước. Vasopressin làm giảm bài tiết nước của thận, còn mineralocorticoid có tác dụng
giữ natri và tăng lượng dịch thể trong cơ thể. Các trung khu thần kinh điều hoà chuyển
hoá muối - nước nằm trong não trung gian, trong vùng dưới đồi. Ở đây có các tế bào thần
kinh làm nhiệm vụ của các receptor thẩm thấu. Các tế bào này nhạy cảm với sự thay đổi
nồng độ các chất điện giải. Hưng phấn các tế bào này gây ra các phản xạ điều tiết, làm
phục hồi sự cân bằng áp suất thẩm thấu.
6.2.5. Các loại vitamin và vai trò của chúng trong chuyển hoá vật chất
Một trong những thành tựu lớn nhất của hóa sinh ở thời...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status