Thực trạnh và giải pháp xã hội hoá giáo dục cho công nhân lao động trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Thực trạnh và giải pháp xã hội hoá giáo dục cho công nhân lao động trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay



Từ thực tiễn hoạt động của LĐ – LĐ Quận 3 trong việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CN – LĐ, có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm.
Là người trực tiếp chăm lo xây dựng lực lượng CN – LĐ, công đoàn cần thể hiện rõ chức năng thay mặt và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động. Công đoàn cũng cần xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện, tập hợp lực lượng CN – LĐ thực hiện cho được vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời trong mọi hoạt động phải chú trọng tính giáo dục, tập hợp và tạo ra phong trào hành động cách mạng thiết thực của lực lượng CN – LĐ.
Trước khi xây dựng các chương trình hành động cụ thể, phải phân tích đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện, xác định rõ đối tượng để tập trung tổ chức lãnh đạo, tránh làm tràn lan thiếu trọng tâm. Luôn luôn coi trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Kết hợp một cách hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc nâng cao học vấn và tay nghề.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THỰC TRẠNH VÀ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
Để thực hiện mục tiêu cao cả dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì sự trường tồn và hưng thịnh của đất nước, Đảng ta đã đề ra chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện chiến lược này bằng những bước đi thích hợp, huy động tối đa sức mạnh nội lực, kết hợp với sức mạnh ngoại lực để trong vòng hơn hai mươi năm tới nước ta sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngoài vốn đầu tư và tài nguyên đất nước là rất quan trọng, nhưng động lực chủ yếu của sự phát triển chính là con người. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Muốn tạo nguồn nhân lực tốt cần có những phương hướng và biện pháp đúng đắn tạo động lực cho sự phát triển.
Để góp phần nhỏ giải quyết vấn đề cấp bách liên quan đến việc tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bài viết này chúng tui giới hạn trình bày về thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ văn hoá cho công nhân lao động (CN – LĐ) ở địa phương cụ thể: Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật (KHKT) lớn của đất nước, cùng với Biên Hoà (Đồng Nai), Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Bình Dương trở thành vùng kinh tế phát triển trọng yếu của đất nước. Ở khu vực này đã hình thành các khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung cùng các khu công nghiệp quan trọng khác như khu công nghiệp Cát Lái, khu công nghiệp Bình Chánh, khu công nghiệp kỹ thuật cao ở Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hoà, khu công nghiệp Long Bình, Tuy Hạ, Nhơn Trạch… đã và đang xây dựng và đi vào hoạt động hàng trăm nhà máy, xí nghiệp có trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thu hút hang năm hàng chục vạn lao động trực tiếp vận hành, bảo trì thiết bị, tham gia xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ gắn liền với các dự án. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai cấp công nhân chắc chắn sẽ có biến đổi to lớn, phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, thay đổI mạnh về cơ cấu ngành nghề theo hướng đa dạng hoá. Trước tình hình đó việc nâng cao trình độ văn hoá cho đông đảo CN – LĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết có hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ CN – LĐ có trình độ học vấn, tay nghề là góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, là cộng việc hết sức cấp bách. Bởi vì, “Chăm lo đến sự nghiệp giáo dục là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá của đất nước. Thời đại hiện nay là thời đại của trí tuệ, nguồn gốc trực tiếp làm ra của cảI, càng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi trí tuệ cao. Dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng, miền núi hay hải đảo, trong công nghiệp hay nông nghiệp, dịch vụ phải có trí tuệ cao mới đủ khả năng thanh toán lạc hậu, cùng kiệt nàn, mới có thể làm nên giàu có. Hơn nữa sự phát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc đánh giá trình độ tiến bộ kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, với ba tiêu chí cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ. Như vậy rõ ràng giáo dục là vấn đề có tầm quan trọng hang đầu nhằm nâng cao trí tuệ của dân tộc ta để có đủ khả năng đưa đất nước ta phát triển đến một tầm vóc mới” (5,439) . Mặc khác, “Đảng và nhà nước ta coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nước” (5,437).
Qua thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cũng như qua thực tiễn của nước ta cho thấy trình độ học vấn thấp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo. Trong những năm qua bằng việc đầu tư thích hợp với các chính sách khuyến khích nên ngành giáo dục – đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng trình độ học vấn của đội ngũ CN – LĐ trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn chưa có những thay đổi căn bản. Theo số liệu điều tra của liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố trong 80.061 công nhân đang làm việc ở 429 công ty, xí nghiệp có trên 61% mới có trình độ phổ thông cơ sở trở xuống. (4,2) Còn nếu phân theo lứa tuổi, thì trong số 24.324 công nhân ở lứa tuổi từ 18 – 25 có 11,74% trình độ học vấn tiểu học; 50,42% trung học cơ sở; 28,77% phổ thông trung học; 9,32% trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Tình hình trình độ học vấn của CN - LĐ ở quận 3 - một quận trung tâm của thành phố cũng không mấy khả quan trước những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá. Kết quả khảo sát đầu năm 1998 trong số 2.100 CN – LĐ ở một số xí nghiệp, công ty và cơ quan đơn vị cho thấy có 14,33% trong số đó có trình độ học vấn cấp I; 35,35 có trình độ học vấn cấp II; 38,23% có trình độ học vấn cấp III và 12,09% có trình độ học cao đẳng, đại học. Những số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ CN – LĐ có trình độ văn hoá cấp I, II chiếm gần 50%. Trình độ học vấn thấp sẽ không đủ tiếp thu các kiến thức của một chương trình đào tạo một công nhân kỹ thuật lành nghề (thông thường tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thong cơ sở) nên CN – LĐ chỉ được huấn luyện ở mức độ tay nghề thấp, hạn chết rất nhiều trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hay tiếp cận với những kiến thức KHKT, công nghệ mới.
Trước tình hình đó Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình xây dựng giai cấp công nhân để “thành một lực lượng cách mạng tiên phong trong xã hộI, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có nhận thức tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng làm chỗ dựa vững chắc cho Đảng trong từng bước quá độ đi lên CNXH, làm nồng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạI hoá ở Thành phố”. Trong chương trình này Thành uỷ đã đánh giá thực trạng độI ngũ CN – LĐ của Thành phố, biểu dương những nỗ lực cố gắng của độI ngũ CN – LĐ đồng thờI chỉ ra những hạn chế yếu kém như trình độ văn hoá, KHKT chưa đáp ứng vớI yêu cầu … Để khắc phục tình trạng này, các cấp Ủy chính quyền cần “Áp dụng nhiều loạI hình đào tạo phù hợp vớI từng đốI tượng để nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá, KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội… CN – LĐ, từng bước thực hiện khẩu hiệu “Trí thức hoá công nhân”, (1;2)
Trình độ học vấn của công nhân lao động Quận 3 tuy chưa đạt tớI mức lý tưởng, nhưng so vớI trình độ chung của toàn Thành phố có trình độ trộI hơn. Chẳng hạn như số CN – LĐ trên địa bàn Thành phố có trình độ học vấn cấp I và II là trên 61% trong khi đó ở Quận 3 là chưa tớI 50% hay số số CN – LĐ có trình độ cao đẳng và đạI học chung...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status