Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975



MỤC LỤC
Lời Thank
A Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đềtài . 1
2 Lịch sửvấn đềnghiên cứu . 1
3 Phạm vi nghiên cứu. 2
4 Phương pháp nghiên cứu. 2
5 Mục đích nghiên cứu. 3
6 Cấu trúc luận văn . 3
7 Đóng góp của khoá luận. 3
B Phần nội dung . 5
Chương I Cơsởlý luận . 5
1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo. 5
1.1 Cảm hứng tưtưởng . 5
1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủnghĩa nhân đạo . 5
2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam hiện đại . 6
2.1 Từvăn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945. 6
2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 . 7
2.3 Sau năm 1975 đến nay . 7
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một sốsáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975 . 8
1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người . 8
1.1 Ca ngợi con người giác ngộlý tưởng biết làm chủvận mệnh mình . 8
1.2 Phê phán những hành động giảtrá, thiếu nhân tính . 8
2 Tinh thần cảm thông vềsốphận và những nỗi đau khổcủa con người
trong mỗi tác phẩm .9
2.1 Niềm trân trọng đối với con người. 9
2.2 Niềm tin vào khảnăng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con người . 10
C Phần kết luận . 10



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khát vọng thật sự của mình là gì. Nên chị đổi cách xưng hô
“chị - các chú”. Và khi Đẩu cứ kiên quyết thuyết phục chị hãy nghĩ đến mình và các
con mà bỏ chồng, chị lại quyết liệt từ chối bằng việc chuyển vị thế từ “chị - các
chú” đến “tui - các chú”. Chị đã nâng dần vị thế của mình để bảo vệ hạnh phúc thật
sự mà mình mong đợi và đã có được, một mái ấm gia đình. Sống cùng với biển, với
những tai họa luôn rình rập của sóng nước thì họ rất cần một người che chở, bảo vệ,
một người làm trụ cột gia đình nuôi nấng các con, bởi nói gì thì những người đàn bà
như chị vẫn là một người phụ nữ yếu đuối, chị cần một người cha cho các con mình.
Còn bản thân mình, chị chấp nhận bi kịch “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách
tui ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…Thì
tui đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tui mới xin được với lão…đưa tui lên bờ mà
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 31
đánh…”. Một hoàn cảnh mà cả Đẩu và tui “không thể tin, không thể nào hiểu
được!” [12; 334] Vậy mà chị vẫn nghĩ bất hạnh đó là do mình: “Giá tui đẻ ít đi,
hay chúng tui sắm được chíêc thuyền rộng hơn…” [12; 343]. Chị hoàn toàn không
trách cứ lão, chị cứ nghĩ là do khổ quá nên lão mới trút lên chị và “ Ông trời sinh ra
người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi con khôn lớn cho nên phải gánh
lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tui phải sống cho con chứ không thể sống cho
mình như trên đất được” [12; 344, 345]. Vì thế, nụ cười của chị chỉ có được khi
“ngồi nhìn đàn con tui chúng nó được ăn no…” [12; 345]. Đó là điều hạnh phúc lớn
lao trong tâm khảm của người đàn bà.
Người phụ nữ ấy là một con người rất đáng thương, một con người hết lòng vì
con, con người suốt đời nhẫn nhục cam chịu không một lời oán than, đó là bi kịch
của một con người khi đứng giữa trách nhiệm của một người vợ, người mẹ và niềm
vui của đời sống gia đình. Chị chấp nhận chung sống với người chồng vũ phu vì tình
yêu thương con và cao cả hơn là vị sự đồng cảm, tình người giữa người với nhau..
Và dù kết thúc vẫn là hình ảnh “người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường
nét thô kệch. Tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn
mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Nhưng trong cái nhìn đầy tình yêu
thương của tác giả lúc này, chị không còn bị đánh đập mà đang “bước những bước
chân chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…”
[12; 347], đang hoà nhập vào cuộc sống với niềm hi vọng ở ngày mai.
Là người phụ nữ, ai cũng ý thức được mình phải giành cả một đời âm thầm đi
bên cạnh chăm lo cho chồng cho con mà không có bất kì đòi hỏi nào cho bản thân
mình. Liên trong “Bến quê” cũng thế, suốt đời lam lũ, vất vả, nhưng chỉ đến khi
Nhĩ, chồng chị, bệnh nặng sắp mất đi mới thấu hiểu, cảm thương và trân trọng, thầm
biết ơn. Và chính trong hoàn cảnh đó, mới bật lên hình ảnh chị là một người vợ giàu
sức chịu đựng, với tấm lòng vị tha và sự thách thức số phận. Phẩm chất của họ hay
là bộc lộ qua lời chính người chồng của họ như Nhĩ “suốt đời ông chỉ làm em khổ
tâm… mà em vẫn nín thinh..” [12; 322]. Nhĩ đâu biết được, điều hạnh phúc nhỏ nhoi
của vợ là “miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà
này…” [12; 322]. Sự tồn tại của anh chính là niềm vui của chị, vì anh chị đâu quản
ngại khó khăn. Liên cứ sống lặng lẽ bên Nhĩ, âm thầm gánh vác mọi nỗi vất vả về
tinh thần lẫn thể xác mà không một lời trách cứ, thở than, vẫn luôn ở bên cạnh
chồng một lòng khuyến khích, động viên, ủng hộ chồng một cách kín đáo, mang lại
niềm tin cho chồng cũng như cho chính mình “Anh cứ tập tành uống thuốc cho đều.
Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được” [12; 323]. Ở đây có sự thay đổi vai trò,
đáng lý ra Nhĩ phải là chỗ dựa cho vợ thì giờ đây chị lại là trụ cột, gánh vác gia đình
bằng sự nhẫn nại của người phụ nữ khát khao mái ấm gia đình. Cái chị cần và mong
mỏi là ngày ngày nhìn thấy người chồng của mình, biết rằng anh cần có mình. Điều
hạnh phúc thật sự là mình được sống bên cạnh, được tự tay chăm sóc, mình chiếm vị
trí quan trọng trong cuộc sống người chồng, thì dẫu vất vả nhưng đó là điều bất cứ
người phụ nữ nào cũng chờ đợi và luôn nâng niu, trân trọng.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 32
Những người phụ nữ ấy dù là xuất hiện trên trang viết nhưng “văn học vốn
phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống” vì thế có thể nói đó là những số phận được
khái quát từ chính hiện thực cuộc sống. Mỗi Liên, mỗi Thai, mỗi người đàn bà vùng
biển… đó là những nét tính cách riêng nằm trong một “tổng thể” là người phụ nữ.
Bất kì người phụ nữ nào cũng mang trong mình sự nhẫn nại, sự chịu đựng, tình yêu
thương thứ năng lượng thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà “Đó là bản
năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người – do chính chúng tui mang nặng đẻ
đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc
biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi”. (Theo lời của nhân vật Quỳ trong “Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành” [12; 84] ).
1.2. Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính
Nguyễn Minh Châu trong “trang giấy trước đèn” từng nói “sự chân thật trong
văn học là ở chỗ cái làm ra chứ không phải ở chỗ cái dùng đến, ở chỗ cái toàn thể
toát ra trong nội dung tác phẩm” [83 - 84]. Và “cái điều quan trọng nhất vẫn là qua
các nhân vật được mô tả, ngòi bút nhà văn đã soi sáng ra được điều gì có tính chất
chân lý không riêng cho một cá nhân nhân vật đó mà cho mọi người đọc và sự chân
thật sẽ toát ra từ trong hình tượng mang ý nghĩa ấy” [84]. Chính vì thế “những nhân
vật chính ở đây trung thực với cuộc đời, nhưng cũng rất chân thật với chính mình.
Tiếp xúc với những nhân vật này, có thể bắt gặp những sự thật trần trụi của tâm
hồn, một chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt của tâm linh. Tất nhiên, cái cao cả xen
lẫn cái bình thường, cái tốt đẹp xen lẫn cái kém cỏi, nhưng không phải được phô
bày một cách tự nhiên chủ nghĩa mà luôn tự cọ xát, tự thanh lọc theo chiều hướng
chân - thiện - mĩ” [19; 630]. Nếu trước đây, chủ yếu là viết về những con người tiêu
biểu cho một tập thể mang tính chất nêu gương thì giờ đây lại là những nhân vật có
vận mệnh và tính cách độc đáo, đấu tranh nội tâm mãnh liệt, chủ động, tích cực,
dám tự mình chịu trách nhiệm trước cuộc đời. Tiếp thu ánh sáng của Chủ nghĩa hiện
thực Xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Minh Châu cũng xây dựng nên những con người
trong quá trình phản tỉnh. Theo ông, “nhận thức lại là phải làm những cu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status