Giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học



Hàng năm số lượng giáo viên tăng dần, trung bình tăng 2,95% một năm.
Số giáo viên bình quân trên mỗi lớp ở cấp tiểu học có cao hơn qui định. Với số lượng giáo viên đứng trên lớp tăng thì có được nhiều tiết học hiệu quả hơn và học sinh có được sự quan tâm tận tình của giáo viên hơn, giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình học tập. Đấy là nhìn mặt bằng chung nhưng so với bộ môn giáo dục thể chất ở tiểu học thì không ít những khó khăn hạn chế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
“GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU ”
Mục tiêu đào tạo của giáo dục là phát triển con người toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về năng lực trí tuệ cũng như về phẩm chất, đạo đức, nhân cách. Mục tiêu giáo dục toàn diện phải hội đủ các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động hướng nghiệp, trong đó thể chất là cơ sở để tiếp nhận các mặt còn lại và là chìa khoá để nâng cao tầm vóc, thể trạng cho học sinh.
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Trong quá trình học thể chất giúp học sinh thiết lập mối quan hệ với bạn bè, hình thành cho trẻ thói quen, tính kiên nhẫn và sự năng động trong luyện tập, từ đó dần hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Không những thế, giáo dục thể chất còn giúp hình thành ở học sinh những kĩ năng ứng xử, giao tiếp, những hành vi đạo đức đúng đắn khi luyện tập. Đồng thời còn góp phần giáo dục lối sống tích cực, lành mạnh và bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh để đáp ứng được những gì mà xã hội, đất nước đang mong đợi ở thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục thể chất trong các cấp bậc học nói chung, bậc tiểu học nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Việc giáo dục thể chất cho học sinh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể trạng, sức khoẻ của trẻ, gây mất cân đối, hài hoà giữa phát triển trí tuệ, thể chất và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước với những khu kinh tế sầm uất, dân số đang ngày một gia tăng cũng không tránh khỏi những bất cập trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục thể chất ở bậc tiểu học.
NỘI DUNG
Thực trạng giáo dục thể chất trong các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh.
“Năm học 2005 – 2006, thành phố Hồ Chí Minh có 809 trường phổ thông, trong đó tập trung nhiều nhất là cấp tiểu học (53,26%). Bình quân mỗi xã, phường có 1,44 trường tiểu học. Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 5,9% (27/457). Năm học này, sĩ số bình quân/ lớp là 36,1 học sinh, sĩ số này so với qui định của bộ thì mỗi lớp cao hơn 1,1 học sinh, trong đó các quận nội thành số học sinh bình quân trên một lớp là 38,5 học sinh cao hơn khu vực ngoại thành 3 đến 4 học sinh”(1). Nhìn chung thì số học sinh tiểu học ở thành phố được đầu tư đi học với số lượng cao hơn so với các vùng miền, được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị học tập, giảng dạy…
1. Thuận lợi
Nhìn chung, ở các trường Tiểu học, các giờ học nội khóa được thực hiện tương đối nghiêm túc. Trong đó, môn thể dục cũng tương đối ổn định và đi vào nề nếp.
Bên cạnh đó, các phong trào ngoại khóa thể dục thể thao, các môn bơi lội, bóng chuyền… ngày càng nhiều, các giải thể thao như cờ vua, cờ tướng… và Hội khỏe Phù Đổng cũng được học sinh tham gia tích cực.. Nhờ vậy, thành tích về thể thao ngày càng được nâng dần.
Trong chương trình học, môn thể dục cũng được phân chia ra cho từng lớp để mỗi lớp có thời gian, có giáo viên giảng dạy và có sân bãi, công cụ để tập luyện. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sự thoải mái trong khi tập luyện, nhiều trường học cũng đã triển khai và tạo điều kiện cho học sinh được mặc đồng phục khi học môn thể dục.
Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường đã được sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức Xã hội. “Cụ thể, trong thời gian từ năm 2006-2010, 10 tỉ đồng dành cho chương trình “Tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động vui chơi ngoại khóa cho trẻ em” là thông tin được Bộ Giáo Dục - Đào tạo và quỹ Unilever Việt Nam công bố ngày 25-7 tại Hà Nội. Để thực hiện điều đó, quỹ Unilever thuộc công ty Unilever Việt Nam đã tiến hành triển khai chương trình “Sân chơi vì sự phát triển toàn diện trẻ em Việt Nam”(1).
Quỹ này đã đầu tư xây dựng sân chơi tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh và đang ngày càng được mở rộng. Năm 2006-2010, dự kiến quỹ sẽ đầu tư mua sắm và lắp đặt đồ chơi, thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục thể chất cho các trường Tiểu học. Ngoài ra cũng sẽ có hàng trăm bộ thiết bị vui chơi vận động cho các trường Tiểu học. “Theo Tiến sĩ Trịnh Quốc Thái, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết: Việc đầu tư thiết bị vui chơi vận động cho các trường mỗi năm trị giá 6 tỉ đồng”(2). Với các thiết bị này, các em có điều kiện rèn luyện các kỹ năng vận động nhằm phát triển thể lực và nhân cách đạo đức cũng như tạo cơ hội cho các em được vui chơi ngoài trời giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ sau những giờ học mệt mỏi trên lớp.
Hàng năm số lượng giáo viên tăng dần, trung bình tăng 2,95% một năm.
Số giáo viên bình quân trên mỗi lớp ở cấp tiểu học có cao hơn qui định. Với số lượng giáo viên đứng trên lớp tăng thì có được nhiều tiết học hiệu quả hơn và học sinh có được sự quan tâm tận tình của giáo viên hơn, giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình học tập. Đấy là nhìn mặt bằng chung nhưng so với bộ môn giáo dục thể chất ở tiểu học thì không ít những khó khăn hạn chế.
2. Khó khăn
“Về chương trình học, số tiết học giáo dục thể chất ở lớp 1 là 1 tiết/ tuần, còn ở lớp 2 - 12 là 2 tiết/ tuần. Tuy nhiên, trên 75% số tiết dạy thể dục ở Tiểu học do giáo viên chưa được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy thể dục đảm nhiệm”(1).
Để đảm bảo cho việc học thể dục đạt được hiệu quả cao thì một trong những điều kiện không thể thiếu là về sân bãi, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc tập luyện của học sinh. Thế nhưng hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục còn rất khó khăn, thiếu thốn. Nhiều trường không có chỗ tập cho học sinh, thậm chí có trường còn không có nơi cho học sinh tập trung trong khi theo chương trình của bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành cũng như yêu cầu của môn giáo dục thể chất thì trường nào cũng phải có sân tập cho học sinh. Theo số liệu thống kê cho biết, sân bãi chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của học sinh học thể dục. “Chịu cảnh đất chật người đông, các trường học ở thành phố ngày càng bị thu hẹp lại, có trường phải dùng sân chơi trong trường làm sân học thể dục. Sân thể dục dường như đã trở thành … xa xỉ với học sinh. Điều kiện sân bãi đang dần dần làm biến dạng môn học thể dục”(2). Việc thiếu thốn về sân bãi còn để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Chẳng hạn như học sinh bị chấn thương do nhảy ở hố cát không đạt tiêu chuẩn, ngất xỉu khi tập chạy bền hay bị bạn ném banh trúng do bãi tập quá chật… Những điều ấy cũng đã làm cho một số em cảm giác dị
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status