Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quan hóa - Thanh hóa - pdf 17

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 4
1.1. Khái niệm đặc điểm ngân sách xã: 4
1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước 4
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã: 6
1.1.3. Vai trò của ngân sách xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn: 7
1.2. Nội dung công tác thu, chi của ngân sách xã: 11
1.2.1. Nguồn thu của ngân sách xã: 12
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã: 13
1.3. quản lý ngân sách xã: 16
1.3.1. Lập dự toán ngân sách xã: 16
1.3.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách xã : 17
1.3.3 Quản lý khâu quyết toán ngân sách xã: 19
2.1. Đặc điểm tự nhiên, về kinh tế - xã hội của Quan hóa - Thanh hóa: 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế: 22
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội: 25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bô máy quản lý ngân sách xã: 26
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện quan hóa giai đoạn 2001 - 2003: 26
2.2.1. Về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi: 27
2.2.2 Tổ chức quản lý ngân sách xã và việc thực hiện chu trình ngân sách xã ở Quan hóa: 28
2.2.3. Quản lý thu ngân sách xã: 32
2.2.4. Quản lý chi: 36
2.2.5. Về cân đối thu - chi ngân sách: 41
2.3. Đánh giá về quản lý ngân sách xã ở Quan hóa: 44
2.3.1. Kết quả đạt được: 44
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở QUAN HÓA - THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI 47
3.1. Phương hướng mục tiêu: 47
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã: 50
3.2.1 Làm tốt công tác quản lý điều hành, thu - chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính tại xã. 51
3.2.2. Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động tài chính ngân sách xã 54
3.2.3. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, Ngân sách xã 55
3.2.4. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính xã 56
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục thực hiện pháp luật 57
3.3. Một số kiến nghị. 57
3.3.1. Cần Tăng cường đầu tư cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 57
3.3.2. Nhà nước cần quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các cấp ngân sách. 58
3.3.3. Chuẩn hóa và không ngừng đổi mới các chính sách về quản lý tài chính - ngân sách xã 58
3.3. 4. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước cho ngân sách xã và giao kế hoạch chi đối với chi thường xuyên tại xã 59
3.3.5. Tăng cường quản lý nghiệp vụ tài chính xã và làm tốt công tác thanh kiểm tra thường xuyên. 59
3.3.6. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã 60
KẾT LUẬN 61
PHẦN PHỤ LỤC 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Lời nói đầu

Thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua kinh tế - xã hội có nhiều phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước cũng đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật trên các lĩnh vực để làm tốt công tác quản lý kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực ngân sách đến năm 1996 chóng ta mới xây dựng được Luật ngân sách Nhà nước, tuy nhiên để phù hợp với thực tế năm 1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân sách Nhà nước. Và để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ II ngày 16/12/2002 đã thông qua Luật ngân sách Nhà nước, thay thế Luật ngân sách Nhà nước năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân sách Nhà nước năm 1998.
Trong các Luật kể trên đều quy định ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Qua các năm thực hiện Luật ngân sách Nhà nước, công tác quản lý tài chính ngân sách đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của chính quyền cơ sở xã, thị trấn.
Để thực hiện Luật ngân sách Nhà nước Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành các văn bản dưới Luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước. Chính quyền địa phương cũng ra các văn bản để làm rõ hơn nội dung của Luật. Các văn bản đó đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý tài chính ngân sách các cấp trong đó có ngân sách xã.
Hệ thống văn bản ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản thu, chi, các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp, và thông qua công khai tài chính hàng năm nhân dân và các đoàn thể quần chúng được tham gia giám sát việc thu chi của ngân sách xã. Trong những năm qua trên địa bàn huyện miền núi Quan hóa bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn bộc lé những thiếu sót trong quản lý điều hành, phân công trách nhiệm... ở các khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách. Do thu trên địa bàn còn quá thấp chủ yếu là dùa vào cân đối của cấp trên nên việc xây dựng ngân sách xã ổn định, cân đối tích cực, vững chắc còn nhiều hạn chế và chưa chủ động.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa yêu cầu đặt ra là xây dựng ngân sách xã thực sự là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách Nhà nước, ngang tầm, đủ lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn vững mạnh mà Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.
Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Uỷ ban nhân dân huyện Quan hóa tỉnh Thanh hóa. Đứng trước những bức xúc trong việc quản lý thu - chi của ngân sách cấp xã, tui chọn đề tài làm luân văn tốt nghiệp : "Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quan hóa - Thanh hóa".
Qua thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp xã các năm 2001 - 2003 của huyện Quan hóa, chỉ ra những tồn tại thiếu sót, nguyên nhân của những mặt được và chưa được đề ra một số giải pháp để tăng cường công tác quản lý ngân sách xã.

ZsgU6yrMq97PkBG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status