Bài giảng Các chiến lược marketing cạnh tranh - pdf 17

Download miễn phí Bài giảng Các chiến lược marketing cạnh tranh



Sau khi đã xác định các đối thủquan trọng và chiến lược của họ, cần xem
xét kỹlưỡng xem mỗi đối thủ định tìm kiếm điều gì trong thịtrường? Điều gì chi
phối hành vi của mỗi đối thủ?.
Khi phân tích các đối thủcạnh tranh, điều cảm nhận đầu tiên là các đối thủ
đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong vấn đềnày quan điểm
của các doanh nghiệp cũng khác nhau vềtầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt và
lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa, một sốdoanh nghiệp định hướng ởmức độthỏa mãn
mục tiêu lợi nhuận dựkiến hơn là tìm cách tối đa hóa lợi nhuận.
Ngoài ra, mỗi đối thủcạnh tranh có thểtheo đuổi một sốmục tiêu. Chúng ta
cần biết đối thủcạnh tranh đánh giá ởmức độnào tầm quan trọng tương đối của
khảnăng sinh lời hiện tại, mức tăng trưởng thịphần, lưu lượng tiền mặt, vịtrí dẫn
đầu vềcông nghệhay dịch vụ,. Nhận thức các quan điểm của đối thủcạnh tranh
cho phép chúng ta biết đối thủcạnh tranh có hài lòng hay không với kết quảtài
chính hiện tại và họcó thểphản ứng nhưthếnào với các kiểu tấn công cạnh tranh
khác nhau của các đối thủkhác.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III
CÁC CHIẾN LƯỢC
MARKETING CẠNH TRANH
I. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách
hàng của mình thôi là chưa đủ để thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ
cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh
có hiệu quả.
Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển doanh nghiệp ngày càng gặp
phải sự cạnh tranh quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài
nước. Nhiều nền kinh tế đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng thị
trường hoạt động. Thị trường chung Châu Âu đã hủy bỏ các hàng rào mậu dịch và
thống nhất một đồng tiền chung Euro trong phạm vi hầu hết các nước thành viên.
Hệ thống kinh tế đa quốc gia đang tiến đến các thị trường mới mang tính toàn cầu.
Vì thế, doanh nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc phải củng cố khả
năng cạnh tranh của mình. Họ phải bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh cũng
như các khách hàng mục tiêu của họ.
Triết lý marketing chỉ ra rằng để thành đạt mục tiêu kinh doanh, nhà quản trị
marketing phải xác định được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục
tiêu, và đem lại sự hài lòng cho họ một cách có kết quả và hiệu quả hơn đối thủ
cạnh tranh. Do vậy, chiến lược marketing chẳng những phải phù hợp với khách
hàng mục tiêu mà còn phải thích nghi với những chiến lược của các đối thủ cạnh
tranh, vốn cũng đang phục vụ cho những khách hàng mục tiêu ấy. Để thành công,
nhà quản trị marketing phải thiết lập các chiến lược định vị một cách mạnh mẽ
những cống hiến của mình trong tâm trí của khách hàng chống lại cống hiến của đối
thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ
động bán hàng với đối thủ trực tiếp. Trong cách này, có thể xác định các lĩnh vực
cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Doanh nghiệp có thể tung ra nhiều cuộc tiến công
trực diện vào đối thủ cũng như chuẩn bị phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại các đợt
tấn công của chúng.
Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
phải xác định cái gì có ý nghĩa nhất trong chức năng hoạt động của mình, các cơ hội
và các tiềm năng của mình. Ngay cả trong một doanh nghiệp, các chiến lược có thể
được hoạch định khác nhau theo các đơn vị kinh doanh chiến lược hay các sản
phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
Những người làm marketing cần biết rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh :
- Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ?
- Chiến lược của họ như thế nào ?
- Mục tiêu của họ là gì ?
- Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào ?
- Cách thức phản ứng của họ ra sao ?
2. Xác định đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao
gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, có thể phân biệt bốn loại đối thủ
cạnh tranh :
1. Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu. Một doanh nghiệp có xem đối thủ cạnh
tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và các dịch vụ tương tự cho
cùng một số khách hàng ở mức giá tương tự. Ví dụ, Sony có thể xem Matsushita là
đối thủ cạnh tranh của mình như một nhãn hiệu danh tiếng về các sản phẩm nghe
nhìn điện tử, nhưng không thấy mình đang cạnh tranh với Daewoo.
2. Đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh
tranh của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản
phẩm trong cùng một ngành. Trong trường hợp này, Sony coi đối thủ cạnh tranh là
tất cả các hãng sản xuất sản phẩm nghe nhìn điện tử.
3. Đối thủ cạnh tranh về công dụng. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ
cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung ứng
cùng một dịch vụ. Trường hợp này, Sony nhận thấy mình đang cạnh tranh với tất
cả các hãng sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng đều phục vụ nhu cầu nghe
nhìn, như các hãng sản xuất máy vi tính hay thiết bị viễn thông có gắn các thiết bị
nghe nhìn.
4. Đối thủ cạnh tranh chung. Một doanh nghiệp có thể xem các đối thủ cạnh
tranh còn rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của
cùng một khách hàng. Như vậy, Sony có thể thấy mình đang cạnh tranh với những
công ty sản xuất các sản phẩm dùng lâu bền, như hàng nội thất, xe máy đến những
thứ như lương thực, thực phẩm hay ca nhạc, thời trang.
3. Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những chiến lược và mục tiêu riêng của họ,
nhằm phát huy những ưu thế của mình để khai thác tốt nhất những cơ hội thị trường
và gia tăng khả năng cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp là những người theo đuổi
cùng một thị trường mục tiêu với cùng một chiến lược marketing. Nhóm chiến lược
bao gồm các doanh nghiệp áp dụng cùng một chiến lược cạnh tranh giống nhau trên
một thị trường mục tiêu nhất định. Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích và tiên lượng
các chiến lược của các đối thủ thông qua việc xem xét các phản ứng chiến lược có
thể có khi đối thủ ở trong cùng một nhóm chiến lược nào đó.
Việc phân tích các đặc điểm cạnh tranh của một ngành công nghiệp qua các
chỉ tiêu: số người tham gia, các hàng rào hội nhập và thoát ly, cơ cấu chi phí, mức
độ cạnh tranh trong các hình thái thị trường,... cũng giúp doanh nghiệp phân tích và
xác định chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thông qua hệ thống tình báo và nghiên cứu
marketing để thu thập các thông tin chi tiết hơn về các đối thủ cạnh tranh như: đặc
điểm sản phẩm, hệ thống dịch vụ, giá bán, phân phối, chương trình quảng cáo,
khuyến mãi, hệ thống sản xuất, nhân sự, tài chính và nghiên cứu phát triển...
4. Xác định mục tiêu của đối thủ
Sau khi đã xác định các đối thủ quan trọng và chiến lược của họ, cần xem
xét kỹ lưỡng xem mỗi đối thủ định tìm kiếm điều gì trong thị trường? Điều gì chi
phối hành vi của mỗi đối thủ ?...
Khi phân tích các đối thủ cạnh tranh, điều cảm nhận đầu tiên là các đối thủ
đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong vấn đề này quan điểm
của các doanh nghiệp cũng khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt và
lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa, một số doanh nghiệp định hướng ở mức độ thỏa mãn
mục tiêu lợi nhuận dự kiến hơn là tìm cách tối đa hóa lợi nhuận.
Ngoài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh có thể theo đuổi một số mục tiêu. Chúng ta
cần biết đối thủ cạnh tranh đánh giá ở mức độ nào tầm quan trọng tương đối của
khả năng sinh lời hiện tại, mức tăng trưởng thị phần, lưu lượng tiền mặt, vị trí dẫn
đầu về công nghệ hay dịch vụ,... Nhận thức các quan điểm của đối thủ cạnh tranh
cho phép chúng ta biết đối thủ cạnh tran...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status