Những vấn đề trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc hôn nhân và gia đình - pdf 17

Download miễn phí Những vấn đề trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc hôn nhân và gia đình



Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã liệt kê những trường hợp kết hôn trái pháp luật: kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối; kết hôn mà chưa đủ tuổi; kết hôn với người đang có vợ hay có chồng; với người mất năng lực hành vi; kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hay có họ hàng trong phạm vi ba đời; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với những người đã từng là con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2002 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân và Đgia đình năm 2000 quy định: nếu sau khi bị ép buộc, lừa dối hay bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối, bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm và tiếp tục chung sống hoà thuận, thì không quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn, thì toà thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NHỮNG VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Posted on 15/01/2008 by Civillawinfor
NGUYỄN MINH HẰNG  - Học viện tư pháp
NGUYỄN MINH HIẾU  – Toà dân sự TAND TP HCM
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 lần đầu tiên đã pháp điển hóa các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự, trong đó có việc hôn nhân và gia đình. Có thể nói, đây là một bước đột phá về thủ tục tố tụng, tạo ra một hành lang pháp lý trong việc giải quyết nhanh, giản lược các việc mang tính chất đặc trưng là không có tranh chấp, nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền về dân sự, hôn nhân gia đình… Bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thụ lý và giải quyết các việc dân sự (theo nghĩa rộng) nói chung và việc hôn nhân gia đình nói riêng đã và đang đặt ra khá nhiều vướng mắc cần tháo gỡ và cần có sự hướng dẫn thống nhất.
Điều 28 của BLTTDS liệt kê 7 loại việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi phát sinh quyền yêu cầu đối với mỗi loại việc này thì thủ tục giải quyết được dẫn chiếu tới các quy định tại phần thứ 5 “thủ tục giải quyết việc dân sự” của BLTTDS. Nhìn từ góc độ đối sánh, nếu như trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự các quy định về thủ tục từ nhận đơn, hướng dẫn bổ sung nội dung đơn kiện, trả lại đơn hay thụ lý đơn, việc ra các quyết định và các thủ tục khác… được quy định rất chi tiết thì đối với thủ tục giải quyết việc dân sự, phần nhiều các quy định của Luật còn mang tính khái quát, thiếu cụ thể và chi tiết.
Về nguyên tắc chung việc giải quyết việc dân sự, những quy định tại chương XX “Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự” được ưu tiên áp dụng, những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại chương XX thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS (Điều 311 BLTTDS). Tuy nhiên, ngay trong một số vấn đề giải quyết việc hôn nhân và gia đình mặc dù có hướng dẫn áp dụng nhưng chưa có sự thống nhất quan điểm dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Điều này dễ kéo theo sự “tùy tiện” trong việc áp dụng luật. .
Xin được trao đổi về những vướng mắc của thủ tục thụ lý, hòa giải và đường lối giải quyết… xung quanh việc hiểu và áp dụng các quy định về thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình khi chưa có những quy định thủ tục giải quyết cụ thể đối với các tình huống như thuận tình ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng…
1.Thuận tình ly hôn
Thụ lý việc thuận tình ly hôn
BLTTDS quy định hai thủ tục giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án dân sự – ly hôn do một bên yêu cầu (Điều 27 khoản 1, Điều 179) và giải quyết thuận tình ly hôn theo loại việc dân sự (Điều 28 khoản 1, Điều 311). Cơ sở để xác định thủ tục tố tụng khi thụ lý giải quyết vụ án hay việc hôn nhân và gia đình xuất phát từ việc xác định thế nào là sự thể hiện ý chí thuận tình ly hôn. Trên thực tế, có trường hợp cả hai vợ chồng ký tên vào đơn thuận tình ly hôn và yêu cầu toà án công nhận, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp thỏa thuận (thuận tình) ly hôn không được thể hiện trong hình thức và nội dung đơn. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) nộp đơn yêu cầu ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu), sau khi thụ lý thì chồng (vợ) gửi đơn đồng ý ly hôn hay trong biên bản tự khai thể hiện ý chí cũng đồng ý với đơn xin ly hôn của vợ (chồng). Như vậy, trong trường hợp này có xác định được là sự thuận tình hay không, để nhận đơn thụ lý theo việc hay vụ án hôn nhân và gia đình? Về vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có hướng dẫn tại công văn số 62/2001/KHXX ngày 13/6/2001 về cách hiểu thế nào là thuận tình ly hôn, cụ thể là: “Trường hợp vợ chồng cùng viết một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý tuy chỉ có một bên nộp tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là có sự thoả thuận với nhau ”. Hiện nay, BLTTDS không có quy định cụ thể về trường hợp nào là thuận tình ly hôn để thụ lý theo thủ tục việc dân sự. Vấn đề đặt ra là, có thể dựa vào tinh thần của công văn trên để thụ lý vụ, việc dân sự theo quy định của BLTTDS không?
Chúng tui cho rằng, cách xác định của công văn trên là hợp lý. Bởi lẽ, thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn xin thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Do vậy, đó là cơ sở để thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS). Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình toà án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thoả thuận ly hôn (đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án.
Thực tiễn xét xử cũng gặp những vướng mắc nhất định khi áp dụng các quyết định tố tụng liên quan đến việc thể hiện ý chí thuận tình ly hôn sau khi tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) làm đơn xin ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu) sau đó trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tòa án tiến hành hòa giải, vợ (chồng) lại thuận tình ly hôn và thỏa thuận được tất cả các vấn đề giải quyết trong vụ án. Tòa án có thể áp dụng được Điều 187 BLTDS để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn trên cơ sở biên bản hòa giải đoàn tụ không thành được hay không? Về vấn đề này, hiện nay tồn tại 2 quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không thể áp dụng Điều 187 BLTTDS để ra quyết định trong trường hợp này được, do đây là loại quan hệ mang đầy đủ những tính chất đặc trưng của quan hệ hôn nhân gia đình, vì vậy phải áp dụng quy định hướng dẫn của Luật nội dung về vấn đề này. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NĐ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tại mục 10b hướng dẫn về thủ tục ly hôn do một bên yêu cầu có quy định rõ: “trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Như vậy, kết quả của việc hòa giải đoàn tụ không thành là cơ sở để ra phán quyết bằng một bản án chứ không thể là một quyết định công nhận thuận tình ly hôn được.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: áp dụng mục 7, phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005: “nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì tòa án phải lập biên bản về sự thỏa thuận đó và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Điều 187 BLTTDS”.
Chúng tui ủng hộ quan điểm thứ nhất bởi lẽ, theo BLTTDS, khi các đương sự thoả thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hoà gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status