Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp



Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tựnhiên
và giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tựnhiên con người
nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xửphù hợp đểtạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn khi thấy trời kéo mây đen thì
con người biết là trời sắp mưa. Từ đó họsẽcó cách xửlí là lấy quần áo vào
đểkhỏi bị ướt. Ta thấy rằng dù ngày nay khoa học kĩthuật ngày càng hiện
đại, ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người nhưng bên
cạnh đó thì yếu tốtựnhiên cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta. Tất cảcác hiện tượng tựnhiên đều tồn tại trực tiếp,
thường xuyên trong cuộc sống của con người cho nên đểcó thểtồn tại thì
con người cần thực hiện hoạt động giao tiếp với tựnhiên, đồng thời
hoạt động giao tiếp này sẽgiúp cho con người hình thành ý thức và năng
lực nhằm đểcải tạo tựnhiên phục vụcho cuộc sống của mình.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hông phải chỉ dạy hình thức bài văn đúng phong
cách mà quan trọng là nội dung có ý hay, đẹp
2.1 Về hình thức:
Hình thức bài văn bao gồm nhiều đoạn, nhiều câu liên kết chặt chẽ
với nhau, các câu này phải cùng thể hiện được một chủ đề, cùng hướng đến
một mục đích nhất định. Môn Làm văn có các thao tác lập luận cơ bản. Ta
có thể lập luận theo cách diễn dịch hay quy nạp. Tùy theo nội dung và yêu
cầu của bài văn mà ta sẽ có sự lựa chọn phương pháp lập luận cho phù hợp
vì mỗi phương pháp lập luận đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Các thao
tác lập luận này cần được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ để giúp cho đoạn
văn có một hình thức thống nhất. Bố cục bài làm văn gồm có 3 phần lớn:
mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài là nêu một cách khái quát về vấn đề trọng tâm mà mình sẽ
khai thác ở phần thân bài. Phần mở bài này sẽ giúp cho học sinh nhận diện
được vấn đề mà mình sẽ tìm hiểu. Mở bài trong bài văn tự sự thuyết minh
thường giới thiệu khái quát về đối tượng, sự vật, sự việc sẽ kể sẽ thuyết
minh trong phần thân bài. Mở bài trong bài văn nghị luận thường nêu lên
luận điểm trọng tâm sẽ được trình bày trong phần thân bài. Phần mở bài
đóng một vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện là tiền đề để học sinh có thể
làm phần tiếp theo. Vì có nhiều trường hợp học sinh mất quá nhiều thời
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 19
gian để có thể viết được phần mở bài. Có những học sinh khi không viết
được phần mở bài thì sẽ không thể làm được những phần tiếp theo.
Thân bài có nhiệm vụ là triển khai và làm sáng tỏ vấn đề nêu ở phần
mở bài. Ở phần thân bài này sẽ gồm các luận điểm, luận cứ góp phần làm
sáng tỏ luận đề ở phần mở bài. Các luận điểm, luận cứ này cần được
liên kết chặt chẽ với nhau bằng các thao tác lập luận. Các luận điểm phải
nhỏ hơn và tập trung làm sáng rõ luận đề. Giữa các đoạn văn trong cùng
một bài làm văn được liên kết với nhau bằng các câu chuyển đoạn.
Kết bài là tổng kết, kết luận lại nội dung đã trình bày. Qua đó nêu
lên nhận định của bản thân về vấn đề đó, khẳng định hay phủ dịnh vấn đề
đó. Phần kết luận thường ngắn gọn, súc tích giúp học sinh nắm lại được nội
dung chính của vấn đề.
Làm văn lớp 10 có 3 kiểu bài cơ bản: Tự sự, thuyết minh, nghị luận.
Gắn liền với các kiểu bài này là các thao tác chứng minh, giải thích, bác bỏ.
Mỗi kiểu bài sẽ có hình thức riêng cho nên ta phải biết cách lựa chọn hình
thức cho phù hợp với từng kiểu bài.
Tự sự: cách làm bài văn tự sự là phải chuyển đổi cốt truyện thành
một bài văn mang nội dung truyện. Những đặc điểm chủ yếu của bài văn tự
sự bao gồm: cốt truyện, tình huống truyện phải hợp logic nhằm tác dụng
bộc lộ đầy đủ được vấn đề. Ta phải biết sắp xếp sao để cho mỗi tình tiết đều
có vai trò riêng không có chi tiết thừa. Bên cạnh đó còn phải chú ý đến cách
kể. Có thể kể theo trình tự thời gian, đảo trình tự thời gian hay kết hợp cả
hai. Cái hay của bài làm văn tự sự thường được bộc lộ qua lời kể cho nên
lời văn trong bài văn tự sự cần có cảm xúc để gây hứng thú cho người
đọc. Ta có thể kết hợp lời kể, lời dẫn hay lời “nửa trực tiếp” (Trong nền
văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao là nhà văn sử dụng lời
nửa trực tiếp đạt hiệu quả nhất). Về ngôi kể thì có thể kể theo điểm nhìn của
nhân vật, kể theo điểm nhìn của người kể. Dù khi ta lựa chọn cách kể nào
thì cũng phải đảm bảo được rằng cách kể đó phải phù hợp với nội dung vấn
đề và đạt được hiệu quả nghệ thuật.
Thuyết minh là văn bản giới thiệu về những đặc điểm, tính chất cơ
bản của một sự vật, sự việc nào đó. Tất cả các đặc điểm này phải mang tính
khách quan phù hợp với thực tế. Đặc điểm của văn bản thuyết minh là phải
phản ánh được bản chất của sự việc cho nên khi làm một bài văn thuyết
minh tránh viết những ý dài dòng mà cần tập trung làm nổi bật đối tượng
định thuyết minh, các chi tiết cần được sắp xếp theo trình tự, hợp
logic. Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày
cho nên ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải giản dị, gần gũi
với đời sống hàng ngày. Khi làm một bài văn thuyết minh đòi hỏi người
viết phải tôn trọng sự việc, tránh những hư cấu thái hóa, phương pháp so
sánh được sử dụng rộng rãi trong bài văn thuyết minh sẽ đem lại hiệu quả
cao.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 20
Nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu. Văn nghị luận phản ánh tư
tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của con người. Trong bài văn nghị
luận thường phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ luận đề.
Lời văn trong bài văn nghị luận phải sáng sủa, mạch lạc. Người viết cần
phải dùng lí lẽ để làm rõ vấn đề. Trong bài văn nghị luận cần có các
thao tác: chứng minh, dẫn chứng, giải thích, phân tích, tổng hợp. Các thao
tác này có quan hệ mật thiết với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ là làm
sáng tỏ vấn đề. Muốn chứng minh một vấn đề thì cần có dẫn chứng (số
liệu, một nhận định của ai đó….) thuyết phục người đọc. Và để người khác
có thể hiểu được thì phải giải thích, phân tích. Cuối cùng là tổng hợp để
khẳng định lại vấn đề, đưa ra một nhận định chung về sự vật, sự việc.
Khi nói đến một bài làm văn thì một trong những vấn đề quan trọng
là việc sử dụng từ ngữ vì làm văn chính là thực hành những kiến thức về
tiếng Việt đã học. Từ ngữ trong một bài làm văn góp phần thể hiện được
những kĩ năng của người viết, phải biết lựa chọn từ ngữ trong sáng, mạch
lạc, súc tích phù hợp với từng kiểu bài và phù hợp với phong cách của một
bài làm văn. Ngôn ngữ trong một bài làm văn thuộc về ngôn ngữ nghệ thuật
cho nên từ ngữ đòi hỏi phải đạt được giá trị thẫm mĩ. Mỗi từ ngữ không
phải chỉ hàm chứa nội dung mà còn phải đạt được cái hay cái đẹp. Tiếng
Việt của ta về từ ngữ thì rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú đa dạng này
đem lại kết quả 2 mặt: một là nếu ta sử dụng đúng thì sẽ giúp cho lời văn
trở nên sinh động đạt được hiệu quả cao. Ngược lại thì nó sẽ làm sai ý nghĩa
hay đôi khi làm đảo lộn cả nội dung muốn nói đến. Bên cạnh đó thì câu
cũng đóng vai trò quan trọng trong một bài Làm văn. Nội dung giữa các câu
cần được sắp xếp một cách hợp logic, đúng đặc điểm ngữ pháp để tạo
nên được hiệu quả diễn đạt. Người ta thường nói “phong ba bão táp không
bằng ngữ pháp Việt Nam”, ta thấy rằng chỉ với một dấu câu cũng có thể
làm thay đổi nội dung của cả câu.
Ví dụ
Ngày tui về nhà, cô ấy rất vui
Ngày tui về, nhà cô ấy rất vui
Ta thấy chỉ cần thay vị trí d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status