Những nét văn hóa tương đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Những nét văn hóa tương đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu 1
I. Lý do nghiên cứu 1
II. Lịch sử vấn đề và phương pháp nghiên cứu 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
B. Nội dung 2
I. Đồ gốm trong văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi dân tộc 2
II. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Hàn Quốc 6
1. Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gồm Hàn Quốc 6
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm thời Koryo và Choseon 7
3. Tiểu kết 14
III. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Việt Nam 15
1. Khái lược về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gôm Việt Nam 15
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm Việt Nam 16
IV. Những nét văn hoá tương đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm gốm Hàn Quốc và Việt Nam 18
1. Văn hoá tận dụng và khai thác môi trường tự nhiên 18
2. Quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc 19
3. Đời sống tinh thần, tình cảm của hai dân tộc 20
4. Truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tưởng tượng, sức sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân gốm ở cả hai dân tộc. 21
5. Sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống 22
C. Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thủ công độc đáo này.
Người dân bán đảo Triều Tiên luôn tự hào về truyền thống văn hóa gốm không ai sánh bằng của họ. Văn hóa gốm đã ăn sâu vào chiều dài lịch sử của dân tộc Hàn. Ngay từ rất sớm gốm sứ Triều Tiên đã rất nổi tiếng trên thế giới. Nghề làm gốm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, tư tưởng của những người dân nơi đây.
Để nhận biết sản phẩm gốm (tránh nhầm lẫn với sản phẩm sứ) cần hiểu thế nào là “ gốm” ? Trong tiếng Hàn có thuật ngữ “dojagi”. Tương đương với nó tiếng Anh có từ “ pottery”. Trong từ điển cả hai thuật ngữ này đều được dịch là “đồ gốm”. Nhưng trong một số tài liệu về gốm viết bằng tiếng Hàn và tiếng Anh thì “dojagi” và “ pottery” là thuật ngữ chỉ chung cho cả gốm, sứ và một số sản phẩm đất nung khác thuộc đồ gốm. Bởi vậy “ đồ gốm” trong bài viết này có phạm vi bao quát như trên.
Theo các công trình nghiên cứu lịch sử, người Triều Tiên đã bắt đầu làm đồ gốm bằng đất sét ( có thể nung hay chỉ phơi khô) từ xấp xỉ 10.000 năm đến 6.000 năm TCN. Đồ sứ bắt đầu được sản xuất vào thời kì đồ đá mới (7.000 – 8.000 năm trước). Từ đầu thế kỷ 11 gốm men ngọc bích Koryo được biết đến rộng rãi và sang thế kỷ 12 các sản phẩm gốm này đã đạt đến độ tinh xảo, trở thành sản phẩm gốm tinh tế nhất của Triều đại Koryo. Thế kỷ XIII, cuộc xâm lược của Mông Cổ đã làm cho gốm Koryo suy tàn( Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
). Vì thế, có thể khẳng định rằng đỉnh cao của gốm sứ Triều Tiên chính là vào thời đại Koryo và tiếp sau đó là triều đại Choseon (1392 – 1910). Nếu Koryo nổi tiếng với gốm men ngọc bích thì Choseon tự hào với gốm nâu Puncheong và sứ trắng Paekja. Cuối thế kỷ XVI, xảy ra một sự kiện lịch sử đau thương mà người dân Triều Tiên sẽ không bao giờ quên. Đó là cuộc xâm lược của Nhật Bản lên bán đảo Triều Tiên. Trong suốt cuộc xâm lược, nhiều là nung gốm bị phá huỷ và nhiều thợ gốm bị bắt cóc đưa về Nhật. Chính những thợ này đã đóng góp công sức to lớn trong việc phát triển nghệ thuật gốm nổi tiếng của Nhật Bản thời kỳ sau này. Đáng chú ý và rất đáng tiếc rằng, cuộc xâm lược này đã đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất gốm Puncheong, một trong hai loại gốm sứ chủ yếu của triều đại Choseon.
Ngày nay, những thợ gốm Hàn Quốc đang lỗ lực hết mình để tái tạo lại sản phẩm gốm sứ truyền thống có chất lượng nghệ thuật cao. Các lò nung được xây dựng lại ở các vùng nông thôn, một số tỉnh vốn là quê hương của gốm sứ như: Tỉnh Chollanam, Kwangju, Incheon...
2-Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm thời Koryo và Choseon
a, Đặc điểm về chất liệu và công nghệ
Đối với mỗi sản phẩm gốm, đặc điểm văn hóa được thể hiện qua chất liệu, công nghệ, công năng, kiểu dáng và đặc biệt là các họa tiết trang trí.
Để tạo ra một sản phẩm gốm hoàn hảo phải gồm nhiều công đoạn. Từ việc chọn nguyên liệu đến việc tuân thủ qui trình sản xuất, đòi hỏi sự khéo léo và cẩn
thận. Chất liệu đất, men, cách tạo hình, nhiệt độ nung... khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. Do vậy, chất liệu và công nghệ là hai yếu tố rất quan trọng để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, gốm nước này với gốm nước khác.
Triều đại Koryo sản xuất khá nhiều loại gốm, trong đó nổi tiếng nhất là gốm xanh ngọc bích. Tiếp đó, Choseon nổi tiếng với hai loại gốm chính: Gốm Puncheong ( màu nâu nhạt) và sứ trắng Paekja.
Về chất liệu, gốm xanh ngọc bích chủ yếu được tạo nên từ đất sét xám và cao lanh. Gốm puncheong cũng được làm từ đất sét hơi xám nhưng mỗi sản phẩm đều được bao phủ toàn bộ bề mặt bởi lớp đất sét lỏng trắng trước khi tráng men. Riêng sứ trắng paeja chỉ sử dụng một loại chất liệu duy nhất là đất sét trắng thuần khiết.
Đất sét sau khi phơi khô được lạng mỏng và nhào nặn cho mềm dẻo. Đất sét dẻo được ngâm trong bể nước từ 3 đến 4 ngày để đảm bảo sự thuần khiết và lọc bỏ tạp chất. Thậm chí người ta sẽ nhào nặn đất sét với 2 hay 3 lần nước nữa để đất được mịn và trắng. Nước cuối cùng có thể dùng làm nước men đầu tiên, gọi là nước áo.
Khi đất sét đã đủ mịn và dẻo, các nghệ nhân tiến hành công đoạn tạo hình. Thợ gốm cho lên bàn xoay. Bàn xoay chuyển động làm cho đất sét mềm nhuyễn ra. Khi đó, thợ gốm sẽ sử dụng đôi tay khéo léo vuốt đất sét thành những hình thù mong muốn.
Tiếp đó, sản phẩm được phơi khô rồi làm nhẵn, khắc họa tiết trang trí. Những phần nhô ra của sản phẩm như tai của tách trà, vòi ấm được cố định trong giai đoạn này. Công việc quan trọng đó yêu cầu bàn tay của những người thợ lành nghề.
Một trong những yếu tố đặc sắc và đặc trưng của gốm ngọc bích Koryo là nghệ thuật chạm, khắc. Lúc đầu gốm Koryo không hề trang trí hoa văn. Sang thế kỷ 11, kỹ thuật khắc chìm và khắc nổi đã xuất hiện. Giữa triều đại Koryo (tức vào khoảng thế kỷ 12), đặc biệt ở triều đại vua Uijong ( 1147 – 1170) kỹ thuật khảm dát và trang trí họa tiết phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật này được đánh giá là kỹ thuật độc đáo của gốm sứ Koryo, có nguồn gốc từ kỹ thuật sơn mài Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
Julie Pickering. 1997. Korean Cultural Heritage. The Korea Foundation.
.
Giai đoạn cuối thời kỳ Koryo đến những năm đầu thời đại Choseon, gốm puncheong và sứ paeja kế thừa và khai thác tối đa tính chất tự nhiên từ nghệ thuật chạm khắc này. Những chiếc bình, lọ được phủ ngoài bởi một lớp đất sét lỏng dày. Sau đó các thợ gốm tiến hành chạm khắc họa tiết. Những nét chạm, khắc sẽ làm lộ ra lớp đất sét màu xám tạo nên sự hài hoà giữa sắc trắng và xám.
Sau khi chạm, khắc và trang trí họa tiết, thợ gốm tiến hành làm nước men và tráng men sản phẩm. Ngay từ thế kỷ 12, gốm Koryo đã nổi tiếng khắp thế giới cũng chỉ bởi màu men ngọc bích huyền diệu có một không hai. Màu men gốm luôn là một bí quyết riêng không thể sao chép. Bởi vậy, các học giả Trung Quốc đã gọi gốm men ngọc bích đầu thời Koryo là một trong 10 vật báu của thế giới. Để tạo màu men ngọc bích thì đất sét và nước men phải chứa một hàm lượng nhỏ chất sắt. Ngoài ra, gốm ngọc bích Koryo còn sử dụng nhiều cách pha chế nước men khác. Theo đó, gốm Koryo còn được biết đến với những sản phẩm gốm men vàng và men đồng. Nổi bật nhất vẫn là loại gốm có màu xanh lá cây đậm pha màu xanh đen của dá saphia. Màu men ngọc bích của gốm Koryo được đánh giá là đã chỉ ra sự tinh tuý của tinh thần phương Đông (tinh thần sâu sắc của đạo Phật Thiền). Bên cạnh các sản phẩm gốm men ngọc bích độc đáo, thời kỳ này cũng xuất hiện khá nhiều các sản phẩm sứ trắng men tro và men xanh lục.
Nếu như gốm sứ Koryo nổi tiếng với men xanh chủ đạo thì gốm sứ Choseon lại có thiên hướng về màu trắng. Dù ở thời kỳ này cũng sản xuất nhiều màu men khác như nâu, xanh, vàng nhưng tất cả đều được kết hợp hài hoà với men trắng. C...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status