Bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội IX - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội IX



MỤC LỤC
 
Phần thứ nhất.
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích yêu cầu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu . 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
 
Phần thứ hai: Nội dung đề tài.
 
“BƯỚC TIẾN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI IX”.
3-12
 
Phần thứ ba: Kết luận.
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

PHẦN THỨ NHẤT
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã trân trọng ghi vào cương lĩnh và điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một quyết định có tầm lịch sử, chẳng những có ý nghĩa tuyên ngôn trong cuộc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh trước sự phủ định của các thế lực thù địch và bọn cơ hội mà còn đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Cũng như chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là những giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, một mặt là để nắm được nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác – quan trọng hơn – là để tìm cách vận dụng giá trị kim chỉ nam đó vào thực tế cuộc sống hiện nay.
Để tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, toàn dân thì một mặt phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách cơ bản, hệ thống ngang tầm với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng; phải tổ chức việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc từ trên xuống dưới nhằm vận dụng và phát triển tư tưởng đó vào thực tiễn công tác của mình; mặt khác phải tìm cách đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, dưới nhiều hình thức, sát hợp với trình độ mỗi tầng lớp nhân dân, có như vậy mới làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự giữ địa vị chỉ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta.
Trong nhiều năm qua, kể từ Đại hội VII, vấn đề đổi mới nhận thức và tư duy lý luận của Đảng luôn là vấn đề được Đảng ta quan tâm. Và quá trình này được Đảng ta tiến hành từ ngay Đại hội VII. Có thể nói rằng, từ Đại hội VII (6-1991) đến Đại hội X (4-2001), quá trình đổi mới này đã hoàn thiện về căn bản.
2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Mục đích: Giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Yêu cầu : Nắm vững được tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, phân tích, chứng minh…
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thông qua nội dung các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VII (6-1991) đến Đại hội IX (4-2001).
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
“BƯỚC TIẾN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI IX”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ra trong tháng 6 – 1991, có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, chưa làm được và đề ra phương hướng cho sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Ý nghĩa trọng đại của Đại hội VII còn ở chỗ, đây là lần đầu tiên Đại hội thông qua cương lĩnh vạch ra những quan niệm và các phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổng định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Khi đề cập “Về vấn đề Đảng”, văn kiện Đại hội VII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH có những nội dung liên quan tới tư tưởng Hồ Chí Minh:
1, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
2, Cái mới trong các văn kiện Đại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh.
3, Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta.
4, Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc.
5, Tư tưởng Hồ Chí Minh là phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân ta.
Như vậy, cùng với việc đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội VII là một mốc son khẳng định một nấc thang quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Về nghiên cứu khoa học, chương trình khoa học – công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX.02 nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai từ năm 1991 với 13 đề tài và đến năm 1995 thì kết thúc. Về mặt lãnh đạo của Đảng, các Nghị quyết của Đảng từ sau Đại hội VII trở đi, ở những mức độ tiếp cận khác nhau, bằng những cách tiếp cận khác nhau, đều giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, đáng chú ý là Nghị quyết 09-Nghị quyết/TW, ngày 18 – 02 – 1995, của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” một lần nữa khẳng định: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết nhấn mạnh: “chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta”.
Lần đầu tiên, bộ chính trị khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh không những vận dụng một cách sáng tạo mà còn “góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Nghị quyết nhấn mạnh tư tưởng của Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới. Trên cơ sở nhận định sự nghiệp đổi mới càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, những biến đổi trên thế giới càng lớn, những vấn đề đặt ra ngày càng nhiều, Bộ chính trị đã nêu ra nhiệm vụ phải làm sáng tỏ các vấn đề để tìm lời giải đáp.
Muốn đạt được những điều đó, thì việc nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nghị quyết của Bộ chính trị chỉ rõ: “Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra vào nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XX(6 - 1996) với nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Đại hội rút ra sáu bài học chủ yếu, mà bài học hàng đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status