Tư tuởng thân dân của Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Tư tuởng thân dân của Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện



Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Chính vì vậy cả cuộc đời của Người chỉ có một ham muốn tột bậc là là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Theo Hồ Chí Minh: dân là gốc của nước, dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Dân như nước, cán bộ như cá, cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

người hướng dẫn của nhân dân. Người không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Thân dân, coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào địa vị của người dân mà mình thay mặt để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất, mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường.
Ngay từ cuộc sống thường ngày, cách ăn ở, làm việc với dân của Bác đã thể hiện sự quan tâm, gần gũi với nhân dân. Dù ở bất kỳ cương vị nào Bác vẫn giữ trong mình nếp sống giản dị. Việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tieu hàng ngày của Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa Bác luôn qui định có không quá ba món ăn và thường là những món dân tộc như tương cà, cá kho… Khi đi công tác ở địa phương Bác thường dặn các đồng chí chuẩn bị nắm cơm từ nhà, thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Trong trang phục hàng ngày của Bác có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki, đôi dép được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các qui hay bị tuột phải đóng đinh giữ, còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác nói: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần thay”. Nơi ở của Bác cũng hết sức giản dị, những nơi ở từ Pác Bó đến Phủ Chủ tịch là một phần trong cuộc sống đời thường của Bác. Ngôi nhà vừa là nơi Bác ở, làm việc, tiếp khách, đồ dùng trong phòng rất giản dị, tiện lợi. Bác không muốn sống xa cách cuộc sống của nhân dân.
Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nhưng là nhà ngo có nguồn gốc từ nông dân. Từ tấm bé Bác sống giữa những người cùng kiệt khổ ột nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ của những người nông dân, việc nhà nông với Bác không có gì xa lạ. Cùng đổ mồ hôi với người nông dân mới quí hạt gạo, củ khoai, mới xót lòng khi bão lụt ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng. Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt mà còn trực tiếp xuống các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trựa tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn. Khi đắp đê xong bác xuống thăm, Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài. Hậu quả nạn đối năm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của người nông dân, càng làm không khí ảm đạm khó khăn thêm, Bác đi xuống các địa phương để đôn đốc việc cứu đó, tổ chức gia tăng sản xuất, đắp đê phòng chống thiên tai. Năm 1955, nghe tin lũ lụt lớn ở Kiến An gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân, Bác gọi cho đồng chí có trách nhiệm lên hỏi cụ thể. Bác rất e sợ và rơm rớm nước mắt nhất là biết có nhiều gia đình chết người và trôi nhà cửa. Bác căn dặn phải có phương án tỉ mỉ khắc phục hậu quả thiệt hại, người chỉ thị Tỉnh ủy phải trực tiếp chỉ đạo và dặn đi dặn lại “trước hết phải lo cái ăn, nơi ở cho người bị nạn, tuyệt đối không để một người bị đói”. Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia chống trời cùng nhân dân. Lần về công trường Đại thủy nông Bắc- Hưng- Hải, trên đường đi thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị. Bác hòa vào không khí lao động khẩn trương của công trường như tăng thêm sức mạnh cho mọi người hăng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác phê bình ngay “Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp”. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Bác đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, vội xắn quần tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các quan cách mạng trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng, cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào nhưng Người đã làm cuộc cách mạng cho các quan trước muôn dân. Bác ăn cơm chung với mọi người tại nơi đang đào mương. Bác e sợ quan tâm đến sự tiến bộ của cán bộ từ những việc làm bình thường nhất nhưng chính đó là những xuất phát điểm của đạo đức chân chính, mà mọi người cán bộ muốn dân tin thì dõi vào để tự xem xét, rèn luyện mình. Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status