Xử lý ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất phèn - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường đất với tư cách là thành phần môi trường của môi trường sinh thái chung nên nếu như môi trường đất bị tiêu diệt thì môi trường sinh thái sẽ không còn tồn tại được nữa. Ngày nay cuộc sống của con người càng phát triển kèm theo các tác nhân lý hóa mà các thành phần của đất thay đổi làm cho đất bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ phòng tránh và cải tạo những vùng đất bị ô nhiễm.
Ở Việt nam hiện nay có khoảng 2 triệu ha đất nhiễm phèn. Qua nghiên cứu cho thấy việc sử dụng diện tích này một cách có hiệu quả phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp ngày càng trở thành một vấn đề cấp bách cho nền kinh tế quốc dân. Nắm bắt được vấn đề trên rất nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học đã dựa vào nguồn gốc, sự phân bố phân loại cũng như thành phần, sinh thái môi trường của vùng đất phèn để tìm hiểu những lý hóa tính, độc tính cũng như sự biến động độc chất trong nó để tìm ra phương hướng sử dụng đất sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy nên em đã chọn đề tài : “ Đất phèn và xử lý phèn của đất”.
Do thời gian và trình độ có hạn nên em chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu tổng quan về đất phèn cũng như phương pháp xử lý của nó. Nhưng nó sẽ là nền tảng của em sau này khi nghiên cứu sâu hơn về đất phèn.
Em xin chân thành Thank thầy Lê Huy Bá đồng Thank Thư Viện trường Đại Học Công nghiệp đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận này. Do sự hiểu biết và trình độ còn hạn chế nên mắc những sai sót, mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.





MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT PHÈN 4
1.1. Định nghĩa 4
1.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành đất phèn 4
1.3. Phân bố đất phèn 7
1.3.1 Trên thế giới 7
1.3.2 Việt nam 7
1.4. Phân loại đất phèn 7
CHƯƠNG II:TÍNH CHẤT ĐẤT PHÈN 10
2.1. Lý tính đất phèn 10
2.1.2. Thành phần cơ giới 10
2.1.3. Thành phần khoáng sét 10
2.1.4. Tính trương co của đất phèn 11
2.1.5. Nhiệt độ đất phèn 11
2.1.5. Tỷ trọng đất phèn 11
2.2. Hóa tính đất phèn 12
2.2.1. Mùn và chất hữu cơ 12
2.2.2. Đạm trong đất phèn 12
2.2.3. Lân ( P2O5) trong đất phèn 13
2.2.4. Canxi trong đất phèn. 13
2.2.5. Magie trong đất phèn 13
2.2.6 Natri trong đất phèn 14
2.2.7. Một số chất khác trong đất phèn 14
2.2.8. pH của đất phèn 15
2.3. Độc chất trong đất phèn 15
2.3.1 Khái niệm 15
2.3.2 Các loại độc chất 17
2.3.2.1. Nhôm ( Al3+) 17
2.3.3 Biến động độc chất trong đất phèn 21
2.3.3.1. Hệ số tương quan R 21
2.3.3.2. Mối tương quan pH và hàm lượng S trong tổng đất 22

CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN 23
3.1. Sinh vật vùng đất phèn 23
3.1.1 Thực vật 23
3.1.2 Vi sinh vật và các động vật 24
3.2. Chế độ nước vùng đất phèn 25
3.3. Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn 25
3.3.1 Các tác nhân gây ô nhiễm 25
3.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá đất ô nhiễm 28
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN 30
4.1 Cải tạo đất phèn 30
4.2. Cách làm đất ruộng để không bị xì phèn 32
4.3 Cải tạo đất phèn bằng tiêu ngầm 33
4.3.1. Mục đích của biện pháp tiêu ngầm 33
4.3.2. Các hình thức tiêu ngầm 34
4.4 Cải tạo đất phèn bằng những biện pháp khác. 35


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT PHÈN

1.1. Định nghĩa
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2-3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Trong đất phèn khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa. Do đó môi trường đất bị ô nhiễm nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiền tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-, hay cũng có thể do nước phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho MTST đất. Quá trình thứ nhất là quá trình phèn hóa, quá trình thứ hai là quá trình nhiễm phèn.
Ô nhiễm phèn nhôm thì độc tính càng mạnh hơn phèn sắt.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status