Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cơ khí 30-4 - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cơ khí 30-4



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
I- Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu: 3
1- Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất: 3
2. Yêu cầu quản lý 4
3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu: 6
II- phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 6
1- Phân loại nguyên vật liệu : 6
2- Đánh giá nguyên vật liệu: 8
III- Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 11
1- Chứng từ sử dụng: 11
2- Sổ sách kế toán chi tiết dùng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 12
3- Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 14
IV- Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 19
A- Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: 20
1- Tài khoản kế toán sử dụng: 20
2- Phương pháp kế toán tổng hợp các trường hợp tăng nguyên vật liệu: 22
3- Phương pháp kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu: 25
B- Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 28
1- Tài khoản sử dụng: 29
2- Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 29
C- Liên hệ với các chuẩn mực và kế toán quốc tế 30
1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán quốc tế 30
2. Hệ thống tài khoản kế toán Quốc tế: 31
PHẦN THỨ II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 30-4 34
I- Khái quát về Công ty cơ khí 30-4 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí 30-4 34
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cơ khí 30 - 4 36
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 36
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty. 39
II. Phân loại đánh giá nguyên vật liệu ở Công ty Cơ khí 30-4 41
1. Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty: 41
2. Phân loại nguyên vật liệu: 42
3. Đánh giá nguyên vật liệu: 43
III. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí 30-4 45
1. Đôi nét về tình hình quản lý nguyên vật liệu: 45
2. Tổ chức thu mua nguyên vật liệu 46
3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: 46
IV. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí 30 - 4 46
1. Thủ tục nhập kho: 46
2. Thủ tục xuất kho: 51
3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 53
4. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu. 58
5. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu 67
PHẦN THỨ III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CƠ KHÍ 30-4 VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY. 72
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ký chung, kế toán ghi sổ cái theo từng tài khoản.
Trong hình thức kế toán nhật ký sổ cái, từ chứng từ gốc kế toán lập bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu. Căn cứ vào sổ tổng cộng của bảng tổng hợp để ghi vào nhật ký sổ cái một dòng. Chứng từ gốc và bảng tổng hợp sau khi ghi nhật ký sổ cái sẽ được ghi sổ hay thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán, để ghi vào các sổ hay thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng hay cuối quý phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết dùng để đối chiếu số liệu với nhật ký - sổ cái vào cuối tháng.
Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ (đối với chứng từ gốc ít phát sinh) hay căn cứ vào chứng từ gốc cùng loại đã được kiểm tra, phân loại để lập bảng chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ (kèm theo chứng từ gốc). Sau khi lập xong trình kế toán trưởng ký và ghi sổ. Chưng từ ghi số sau khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái và sổ hay thẻ chi tiết liên quan.
B- Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Với phương pháp này thường là áp dụng cho các doanh nghiệp có qui mô nhỏ chỉ có một loại hoạt động sản xuất kinh doanh như công nghiệp hay xây dựng. Các đơn vị này cuối kỳ hạch toán phải tiến hành kiểm kê để xác định giá trị hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê đầu kỳ, cuối kỳ và giá trị hàng hoá nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ để xác định giá trị vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh hay xuất bán…
1- Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 611 “Mua hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào và xuất dùng trong kỳ.
Tài khoản 611 không có số dư và được mở thành hai tài khoản cấp II
TK 6111: Mua nguyên vật liệu
TK 6112: Mua hàng hoá
Đối với tài khoản 152, khác với phương pháp kê khai thường xuyên, các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì các tài khoản 152 và 153 không dùng để theo dõi tình hình nhập xuất trong kỳ mà chỉ dùng để phản ánh giá trị thực tế vật liệu và hàng mua đang đi đường lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào tài khoản 611 “Mua hàng”.
Ngoài ra, kế toán cũng sử dụng các tài khoản liên quan khác như phương pháp kê khai thường xuyên.
2- Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
- Căn cứ vào giá thực tế vật liệu, hàng mua đang đi đường tồn cuối kỳ trước hết để kết chuyển vào tài khoản 611 (6111) lúc đầu kỳ.
Nợ tài khoản 611 6111)
Có tài khoản 152, 153, 151
- Trong khi mua vật liệu, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan khác kế toán ghi sổ như sau:
+ Giá thực tế vật liệu nhập kho:
Nợ tài khoản 611 (6111)
Nợ tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có tài khoản liên quan: 111, 112, 141: Trả tiền ngay
Có tài khoản 331: Chưa trả tiền
Có tài khoản 331, 341: Mua bằng tiền vay
+ Chiết khấu hàng mua được hưởng:
Nợ tài khoản 331, 111
Có tài khoản 711
- Các trường hợp tăng vật tư do nhận góp vốn liên doanh, kế toán ghi:
Nợ tài khoản 611: Mua hàng
Có tài khoản 411: Nguồn vốn kinh doanh
- Cuối kỳ, tính giá trị vật tư hàng hoá xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, gửi bán hay xuất bán trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ tài khoản 641: Chi phí bán hàng
Nợ tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ tài khoản 632: Giá vốn hàng hoá
Nợ tài khoản 157: Hàng gửi bán
Có tài khoản 611: Mua hàng
- Trị giá vật tư kiểm kê cuối kỳ được kết chuyển sang tài khoản 152:
Nợ tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Có tài khoản 611: Mua hàng
C- Liên hệ với các chuẩn mực và kế toán quốc tế
1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán quốc tế
* Khái niệm: Kế toán quốc tế là môn khoa học phản ánh thông tin và kiểm tra về tài sản và nguồn hình thành tài sản, thông qua các phương pháp của kế toán và sử dụng thước đo giá trị.
* Vai trò của kế toán: Kế toán cung cấp những thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp như giám đốc... để các nhà quản trị ra các quyết định cho phù hợp.
- Cung cấp thông tin cho chủ sở hữu
- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư
- Cung cấp thông tin cho người cho vay
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý cấp trên.
* Nhiệm vụ của kế toán: là ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ kế toán.
- Phân loại nghiệp vụ kinh tế và ghi sổ kế toán
- Tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin cho nhà quản lý và cho các cơ quan quản lý của Nhà nước.
Nhiệm vụ kinh tế phát sinh à Lập chứng từ kế toán à Ghi sổ kế toán à Báo cáo kế toán.
* Yêu cầu:
- Yêu cầu của kế toán
+ Thận trọng trong kế toán
+ Hợp thức là tuân thủ các quyết định quy tắc của kế toán
+ Yêu cầu chung cho kế toán phải phản ánh sự biến động của tài sản đúng với số phát sinh.
2. Hệ thống tài khoản kế toán Quốc tế:
- Gồm 9 loại:
- Từ loại 1 á loại 3 : là tài khoản của kế toán tổng quát, những tài khoản này có thể có quan hệ đối ứng với nhau.
- Nhóm 2: là loại tài khoản của nhóm phân tích tài khoản chỉ đối ứng với tài khoản loại 9 là kế toán quản trị.
Loại I: Tài khoản về vốn
Có số dư có
- Gồm TK 10: Vốn và dự trữ
TK 101 : Vốn hội
TK 106: Dự trữ
- TK 11- Chuyển sang niên độ mới gồm TK 110 - Lãi
TK 119 - Lỗ
- TK 12 - Kết quả niên độ TK 120 - Lãi
TK 129 - Lỗ
- TK 13- Trợ cấp đầu tư: có thể từ nhà nước, vùng, tỉnh.
- TK 14- Dự phòng theo quy định
- TK 15- Dự phòng rủi ro và phí tổn
Loại II: TK liên quan đến bất động sản (dư nợ)
- TK 20 - Bất động sản vô hình
- TK 20 - Bất động sản hữu hình
- TK 23 - Bất động sản chưa hoàn thành
- TK 27 - Bất động sản tài chính
- TK 28 - Khấu hao bất động sản (dư có)
- TK 29 - Dự phòng giảm giá bất động sản (dư có)
Loại III: Loại tài khoản tồn khoa và dở dang - dư nợ
- TK 31- Nguyên liệu và vật tư
- TK 32- Các loại dự trữ sản xuất khác
- TK 33- Sản phẩm dở dang
- TK 34- Dịch vụ dở dang
-TK 35- Tồn kho sản phẩm
- TK 37- Tồn khoa hàng hoá
- TK 39- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
Loại IV: Các tài khoản người thứ ba (dư có: Các khoản phải trả
+ TK 39 - Dư nợ: Các khoản phải thu).
+ TK 40: Nhà cung cấp và các tài khoản liên quan
+ TK 41: Khách hàng và các tài khoản liên quan
+ TK 42: Nhân viên và các tài khoản liên hệ
+ TK 43: BHXH và các tổ chức xã hội khác
+ TK 44: Chi phí và các đoàn thể công cộng
+ TK 45: Nhóm hội viên
+ TK 46: Con nợ và chủ nợ
+ TK 47: Tạm thời hay chờ đợi
+ TK 48: Tài khoản điều chỉnh
Loại V: Các tài khoản tài chính (dư nợ: cá biệt có thể dư có: TK 512)
- TK 50: Giá khoán động sản đặt lời
- TK 51: Ngân hàng, các Công ty tài chính và cơ sở tương tự
- TK 53: Quỹ tiền mặt
- TK 54: Các khoản ứng trước công tác v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status