Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
I. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3
2. Phân loại chi phí sản xuất 4
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (hay theo yếu tố.) 4
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. 5
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ 6
2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí. 7
2.5. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí. 7
3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 8
3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 8
3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm, 9
II. Vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. 10
1. Trong quá trình tái sản xuất xã hội 10
2. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh 11
III. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của chi phí sản xuất, và giá thành sản phẩm 11
IV. Nguyên tắc chung của hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 12
1. Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí 13
2. Thải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. 13
3. Phải phân định chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. 13
4. Phái nắm được cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán 14
5. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phù hợp. 14
6. Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phíơ sản xuất thích ứng. 15
V. Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 15
1. Nhiệm vụ của kế toán. 15
2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 16
2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 16
2.2. Tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 25
2.3. Tổ chức kế toán công tác tính giá thành sản phẩm 27
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY GIẦY PHÚC YÊN 37
I. Khái quát chung về nhà máy Giầy Phúc Yên 37
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 37
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy 38
3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. 39
3.1. Tổ chức sản xuất 39
3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy 40
4. Chỉ tiêu của nhà máy 40
5. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy. 41
5.1. Về lao động 41
5.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 42
6. Tổ chức công tác kế toán ở nhà máy 44
6.1. Đặc điểm vốn kinh doanh 44
6.2. Tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy. 44
6.3. Các chế độ kế toán của nhà máy. 45
II.Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên. 53
1. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy 53
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở nhà máy 53
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở nhà máy. 54
1.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở nhà máy. 54
1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Nhà máy 55
2. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Nhà máy giầy Phúc Yên 79
3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy giầy Phúc Yên 79
3.1. Công tác quản lý tính giá thành ở nhà máy 79
3.2. Đối tượng tính giá thành ở nhà máy 79
3.3. Kỳ tính giá thành ở nhà máy 80
3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy 80
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GIẦY PHÚC YÊN 82
I. Những nhận xét rút ra từ thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên 82
1. Ưu điểm 82
2. Tồn tại 84
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên 85
KẾT LUẬN 91
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

giá thành sản phẩm
ở nhà máy giầy Phúc Yên
I. Khái quát chung về nhà máy Giầy Phúc Yên
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy Giầy Phúc Yên trực thuộc tổng Công ty. Da Giầy Việt Nam nằm trên địa bàn thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy được thành lập năm 1995 với nhiệm vụ sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng xuất kho. Nếu tính theo thời gian thì đây là doanh nghiệp mới thành lập, song quá trình hình thành và phát triển nhà máy đã có những đóng góp không nhỏ cho tổng Công ty cũng như cho nền kinh tế.
Quá trình hình thành và phát triển trong nhiều năm qua được đánh dấu mức thời gian như sau:
Tiền thân của nhà máy là Nhà máy Kim Anh xây dựng năm 1976 chính thức đi vào sản xuất hoạt động ngày 19 tháng 12 năm 1978 với hoạt động chính là sản xuất bút có công suất 1200.000 sản phẩm/ năm. Thiết bị động lực do nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa cung cấp, sản phẩm của nhà máy đã được xuất đi một số nước Đông Âu như: Ba Lan, Hungari… và một số nước ở Nam Mỹ.
Theo mô hình cơ cấu tập trung tháng 4 năm 1982 nhà máy sát nhập với nhà máy văn phòng Phẩm Hồng Hà và trở thành cơ sở của nhà máy này. Do đó từ 1 nhà máy khép kín đồng bộ sản phẩm trở thành nhà máy sản xuất các chi tiết phụ của bút máy. Vì vậy những năm này có khoảng 200 công nhân không có việc làm thường xuyên.
Trước tình hình đó cùng việc phân công sản xuất trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (comicom) ngày 1 tháng 10 năm 1987 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập Nhà máy Giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xưởng của nhà máy bút máy Kim Anh - Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà theo quyết định số 42/TCCB - CNV của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
Sau khi cải cách nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, dạy nghề cho công nhân, tuyển dụng công nhân mới, tháng 5 năm 1988 nhà máy chính thức đi vào sản xuất để xuất đi các nước Liên Xô Cũ, Tiệp Khắc cũ.
Ngoài ra còn có các sản phẩm như găng tay da bảo hộ lao động xuất khẩu cho cộng hoà dân chủ đức, sản phẩm đạt số lượng cao nhất là sấp xỉ 1.000 đôi.
Năm 1991 khối Đông Âu tan vỡ nhà máy mất đi thị trường chính là Đông Âu, toàn bộ khách hàng và đơn đặt hàng lại huỷ bỏ. Nhà máy lại rơi vào khủng hoảng, khó khăn, sản phẩm chính là mũ giầy không có khách hàng, đầu tư mới không có vốn dẫn đến tan vỡ toàn bộ của hệ thống quản lý và công nhân lao động.
Trước tình trạng đó được sự đồng ý của Bộ công nghiệp nhẹ, tổng Công ty da dầy Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất với Công ty Đồng Trị - Đài Loan. Sản phẩm chính của nhà máy là sản xuất giầy thể thao xuất khẩu.
Sau 4 tháng lắp đặt thiết bị và dạy nghề 1 tháng, năm 1995 nhà máy đã xuất lô hàng đầu trên đi Châu Âu và đạt kết quả tốt toàn thể công nhân viên trong nhà máy và của phía đối tác nhà máy Giầy Phúc Yên đã từng bước vượt quá khó khăn và đang có xu hướng phát triển đi lên.
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy
Theo giấy phép kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của nhà máy, thì nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy Giầy Phúc Yên là chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu 100%. Với cách hợp tác phía Công ty đồng trị chịu trách nhiệm về thiết bị, nguyên vật liệu, đơn đặt hàng, đội ngũ chuyên gia, nhà máy giầy Phúc Yên chịu trách nhiệm về nhà xưởng, điện nước, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động.
Trong tình hình hiện nay đã nhà máy phát triển cao hơn nữa, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ, đối với Nhà nước, phát huy chức năng động, tự chủ của mỗi thành viên trong nhà máy. Nhà máy sẽ mở rộng thêm phạm vi và mạng lưới kinh doanh.
3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy.
3.1. Tổ chức sản xuất
Là 1 nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chính là giấy thể thao với quy trình công nghệ sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy nhà máy đã tổ chức thành 5 phân xưởng sản xuất kế tiếp nhau, quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu tổ chức này tương đối phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. Nhà máy có 5 phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng chặt
- Phân xưởng in
- Phân xưỏng may
- Phân xưởng đế
- Phân xưởng thành hình.
Mỗi phân xưởng có 1 nhiệm vụ riêng và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể nhiệm vụ chủ yếu của từng phân xưởng như sau:
+ Phân xưởng chặt: chuyên pha chế, cắt da, giả da, mệch mút thành các chi tiết mũ giầy.
+ Phân xưởng in: chuyên in trong tú mũi giầy
+ Phân xưởng may: có nhiệm vụ bồi da với mếch và mút sau đó chuyển sang may hoàn chỉnh mũi giầy.
+ Phân xưởng đế: chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo vào chân mũ giầy, rồi đưa vào lưu hoá gò hình thành đôi giầy.
+ Phân xưởng hình thành: chuyên rập ôrê, luồn dây giầy để hoàn chỉnh. Ngoài ra phân xưởng này còn có nhiệm vụ kiểm nghiệm chất lượng giầy và phân loại và đóng gói.
3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy
Da, giả da, mếch, mút
Công đoạn chất, cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiêt của mũ giầy
Công đoạn in, in nhãn mác, trong tú trên mũ giầy
Công đoạn, lời da với mệch 2 mút may hoàn chỉnh mũi giầy
Công đoạn gò, lồng mũ giầy vào đế và chân mũ giầy. Lưu hoá trong lò
Công đoạn hoàn thiện, dập ô rê luôn dây, kiểm nghiệm chất lượng phân loại và đóng gói
Đế, keo dán hoá chất
KCS
KCS
4. Chỉ tiêu của nhà máy
Từ khi thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của nền kinh tế thị trường, nhà máy Giầy Phúc Yên đã vượt qua mọi khó khăn, liên tục phấn đấu để không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh với kết quả tốt tạo được vị trí vững chắc nền kinh tế. Nhà máy đã có những tiến bộ đáng kể: sản xuất ổn định liên tục phát triển, đảm bảo việc cho hơn 1000 công nhân. Có thể nói nhà máy đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn của sự phát triển. qua nhiều năm hoạt động nhà máy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mức tăng trưởng hàng năm ngày càng cao. Cụ thể ta có thể xem sự phát triển của nhà máy qua một số chỉ tiêu chủ yếu ttrong 2 năm 2002 - 2003.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
Năm 2002
Năm 2003
1. Sản lượng sản xuất
2. Doanh thu
3. Lợi thuần
4. Thu nhập bình quân
Đôi
trđ
trđ
trđ
800370
7127
168
580
1.227.525
11376
190
650
- Doanh thu bình quân 1 tháng năm 2002
= = = 593,9166667 (triệu đồng/ tháng)
12 tháng
Doanh thu bình quân 1 tháng năm 2003
= = = 948 (triệu đồng/ tháng)
12 tháng
- Lãi thuần bình quân 1 tháng:
+ Năm 2002:
= = = 14 (trđ/t)
+ Năm 2003:
= = = 16,5 (trđ/t)
Ta thấy tổng doanh thu tăng lên rõ rệt, mức tăng năm 2003 so với năm 2002 bình quân 1 tháng là khá cao, tăng 354, 0833333 trđ (948 - 593,916667). Lãi thuần bình quân, 1 tháng năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,5trđ ( 16,5 - 14). Thu nhập bình quân năm 2003 tăng 2002 ngđ so với năm 2002.
Tất cả những gì nhà máy có được hôm nay là kết quả của cả một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Với đà này mong rằng nhà máy sẽ có nhiều bạn hàng và phát triển hơn nữa nhằm thực hiện đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status