Bài giảng Giao tiếp trong Quản trị kinh doanh - pdf 17

Download miễn phí Bài giảng Giao tiếp trong Quản trị kinh doanh



Cấu trúc của phong cách giao tiếp
• Phần cứng bao gồm những hành vi, cửchỉ, lời nói được hình thành trong cuộc
sống, trởthành thói quen khó sửa. Ví dụ: Thói quen ăn uống, đi đứng, nói năng
có thểvăn minh, lịch sựhay thô lỗkiêu căng.
• Phần mềm biểu hiện ởtrình độvăn hóa, học vấn,
kinh nghiệm, trạng thái tâm lý, độtuổi, giới tính,
đặc điểm nghềnghiệp, truyền thống gia đình nhờ
khảnăng ứng xửlinh hoạt, cơ động mà giúp con
người mau chóng thích ứng với sựbiến động của
hoàn cảnh và môi trường giao tiếp.
Trong xã hội tồn tại nhiều loại phong cách giao
tiếp: Phong cách độc đoán, phong cách dân chủ,
phong cách tựdo tùy thuộc vào thời đại, hoàn
cảnh, nghềnghiệp mà các chủthểlựa chọn phong
cách giao tiếp cho thích hợp, đem lại hiệu quảcao.
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh, phong cách
dân chủ, văn minh, lịch sựpha chút tựdo được sửdụng phổbiến trong giao
tiếp vì:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Mô hình giao tiếp của Weiner gồm 5 yếu tố:
• Bộ phát (sender) hay còn gọi là bộ nguồn. Bộ phát là thành phần chính trong giao
tiếp. Đó là nơi gửi thông điệp cho đối tượng giao tiếp.
• Bộ thu (receiver) là người (đối tượng) nhận thông điệp mà người khác gửi đến. Bộ
thu cũng là thành phần chính trong giao tiếp.
• Thông điệp (message) truyền tải các thông tin đã được mã hóa của người gửi. Đây
là một trong những công cụ chính của giao tiếp.
• Phản hồi (feed-back) là các thông tin đáp lại của người nhận đến người gửi.
• Điều chỉnh (response) người phát điều chỉnh lại sự phát thông tin của mình sau khi
tiếp nhận các thông tin phản hồi từ người nhận.
5.2.2. Công cụ của giao tiếp
5.2.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
• Khái niệm ngôn ngữ
o Theo Từ điển Bách Khoa thư Việt Nam: “Ngôn
ngữ là tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong
giao tiếp của loài người, là phương tiện để biểu
hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao
có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử, văn hóa
của một dân tộc”.
o Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của
con người. Bằng ngôn ngữ con người có thể
truyền đi bất cứ loại thông tin nào như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự
vật, hiện tượng…
• Phân loại ngôn ngữ
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai hình thức là
ngôn ngữ nói trực tiếp và ngôn ngữ gián tiếp.
o Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói trực tiếp: Là loại hình
thông dụng nhất trong mọi hoạt động của con
người, trong đó các đối tượng của giao tiếp trực tiếp
gặp gỡ nhau, dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để
truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình.
o Giao tiếp bằng ngôn ngữ gián tiếp là thông qua
một phương tiện trung gian khác như thư từ,
điện thoại,…
• Những yêu cầu cần thiết của phương tiện giao tiếp
bằng ngôn ngữ
o Nội dung của ngôn ngữ: Là ý nghĩa của lời nói, của từ, của câu trong giao tiếp.
Một từ hay một tập hợp từ đều có một vài ý nghĩa. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai
hình thức tồn tại: khách quan và chủ quan. Khách quan bởi nó không phụ thuộc
vào sở thích, ý muốn của cá nhân nào. Ví dụ: không ai dùng cái xe để chỉ cái mũ
và ngược lại. Tính chủ quan thể hiện ở chỗ, có những từ chung nhưng trong quá
Phân loại ngôn ngữ
Khái niệm ngôn ngữ
Bài 5: Giao tiếp trong Quản trị kinh doanh
116
trình sử dụng có thể gây ra những phản
ứng, cảm xúc tích cực và tiêu cực nào
đấy. Ví dụ: Từ “ma túy” với những người
nghiện hút, buôn bán ma túy là bình
thường, không gợi cảm giác tiêu cực.
Nhưng đối với những người lương thiện
thì gợi lên cảm giác ghê sợ, cần xa lánh.
Trong một số nhóm người, đôi khi có
những quy định ý nghĩa riêng cho một số
từ. Ví dụ: Vé có nghĩa là 100 USD…
Ngoài ra mỗi cá nhân, mỗi nhóm người
từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp,
dân tộc đều có sắc thái riêng trong phong
cách sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá
nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, hay còn được gọi là khả
năng đồng cảm.
o Tính chất của ngôn ngữ: Là nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu... của giọng nói giúp
chúng ta phân biệt được giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, sức khỏe, tâm trạng,
nghị lực, nền văn hóa… muốn điều khiển giọng nói tốt cần chú ý đến cường độ
(cao, thấp, to, nhỏ), cách nhấn giọng, nhấn mạnh những điều quan trọng, giọng
nói lúc lên, lúc xuống cho phù hợp. Lời nói cần rõ ràng, khúc triết…
o Điệu bộ khi nói: Là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt khi nói. Có khi vừa
nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc,… Điệu bộ thường
phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Cần chú ý việc sử dụng điệu
bộ khi nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hóa. Nên có
những cử chỉ, điệu bộ tự nhiên lịch thiệp, tránh gò ép, bắt chước điệu bộ của
người khác, không phù hợp.
Nhận xét của cấp trên?
Sau khi trao đổi thẳng thắn về cách ăn mặc của cô nhân viên văn phòng mới
được tuyển, vào phút chót, trưởng phòng nhân sự của một công ty kinh doanh
điện tử nói: “Tóm lại, khi làm việc ở công ty bạn phải ăn mặc nghiêm túc”.
Hôm sau nhân viên đi làm với trang phục quần jean, áo thun, giầy Nike.
Trưởng phòng nhìn cô với vẻ không hài lòng và hỏi: “Cô đi làm hay đi chơi
thể thao vậy?”
Bạn nhận xét gì về câu nói trên của trưởng phòng?
Những yêu cầu cần thiết của phương
tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Bài 5: Giao tiếp trong Quản trị kinh doanh
117
• Nguyên tắc khi giao tiếp bằng ngôn ngữ
o Lời nói phải đúng vai: Trong giao tiếp lời nói
phải phù hợp với vai trò, vị trí của chủ thể giao
tiếp thể hiện qua cách xưng hô, giọng nói.
Nếu A ngang hàng với B ngôn ngữ thể hiện sẽ
thân mật, bình đẳng.
Nếu A nhỏ hơn B: Tôn kính, lễ phép.
Nếu A lớn hơn B thì khi nói sẽ có giọng nói độ
lượng, nhường nhịn, có sự giúp đỡ.
o Lời nói phải phù hợp với người nghe.
o Nội dung rõ ràng, mạch lạc, tránh hiểu theo nhiều nghĩa.
o Cách nói phải khéo léo, tế nhị.
• Giao tiếp qua điện thoại, thư
So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết đòi hỏi chặt chẽ
hơn về văn phạm, cấu trúc câu, từ ngữ… để tránh
những sai sót và hiểu lầm đáng tiếc. Giao tiếp bằng
ngôn ngữ viết cần chú ý đến đối tượng, trình độ
chuyên môn, trình độ giáo dục và trình độ dân trí để
sử dụng từ ngữ thích hợp với từng đối tượng. Tuyệt
đối tránh tình trạng dùng lối diễn đạt vòng vo, phức
tạp, lượng thông tin cùng kiệt nàn và thiếu chính xác.
5.2.2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ dùng lời nói mà còn sử dụng nét mặt,
cử chỉ, nụ cười, ánh mắt, diện mạo… để thể hiện thái độ, cảm xúc và phản ứng của họ,
do đó đòi hỏi người giao tiếp phải quan sát nhạy bén, tế nhị.
• Nét mặt
Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc
của con người. Mỗi người có thể biểu hiện nhiều
nét mặt khác nhau. Theo Đac−uyn, nét mặt biểu
hiện 6 loại tình cảm: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên,
sợ hãi, tức giận, ghê tởm.
• Ngoài tính biểu cảm, nét mặt cho ta biết cá tính
của con người:
o Nét mặt căng thẳng là người có cá tính dứt
khoát, căng thẳng.
o Nét mặt mềm mại là người hiền lành hòa nhã,
thân mật, dễ thích nghi trong giao tiếp.
• Nụ cười
Trong giao tiếp người ta dùng nụ cười để biểu hiện
tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu
kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Có kiểu cười tươi
tắn, hồn nhiên, đôn hậu, có kiểu cười chua chát miễn
Nét mặt
Giao tiếp phi ngôn ngữ qua
nụ cười
Giao tiếp qua điện thoại, thư
Nguyên tắc khi giao tiếp
bằng ngôn ngữ
Bài 5: Giao tiếp trong Quản trị kinh doanh
118
Giao tiếp phi ngôn ngữ
diện mạo
cưỡng, đanh ác, có kiểu cười đồng tình, thông cảm nhưng cũng có kiểu cười chế diễu,
khinh bỉ…
Mỗi kiểu cười đều biểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng
ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được thái độ
của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status