Công ty viễn thông viettel (Viettel Telecom) chiến lược định vị và giá trị một thương hiệu - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Công ty viễn thông viettel (Viettel Telecom) chiến lược định vị và giá trị một thương hiệu



Mục lục
I. Giới thiệu chung vè công ty 3
1. Giới thiệu chung 3
2. Triết lý kinh doanh và quan điểm phát triển 4
II. Nội dung chính 5
1. Toàn cảnh thị trường viễn thông Việt Nam 5
1.1. Thị trường di động 5
1.2. Điện thoại cố định . . . .4
1.3. Internet 6
2. Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Viettel 7
2.2.Chiến lược dịnh vị đúng 8
2.3. Quan điểm kinh doanh chiến lược 8
3. Xây dựng chiến lược định vi 8
3.1. Tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm 9
3.2. Sự khác biệt về giá 9
3.3. Sự khác biệt về chất lượng và dịch vụ 12
3.4. Tạo sự khác biệt về hình ảnh 13
III. Giá trị thương hiệu 15
1. Thương hiệu Viettel 15
2. Lợi ích mang lại từ thương hiệu Viettel 16
IV. Kết luận 18
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Thời gian qua, vietel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của quý khách hàng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Đến nay, chúng tui thật vinh dự được đón chào và phục vụ hơn 20 triệu khách hàng điện thoại di động, hơn một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định ….sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam.
2. Triết lý kinh doanh và quan điểm phát triển
Triết lý kinh doanh
Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
b. Quan điểm phát triển
Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đầu tư nhanh và phát triển nhanh.
Kinh doanh hướng vào thị trường.
Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển.
Ta thấy rằng có thể tạo dựng những đặc điểm khác biệt cho bất kỳ một công ty hay nhãn hiệu nào. Thay vì nghĩ rằng mình đang bán một món hàng, công ty phải thấy nhiệm vụ của mình là biến sản phẩm không khác biệt thành một sản phẩm khác biệt. Vấn đề một phần là ở chỗ phải ý thức được người mua có nhu cầu khác nhau và vì vậy mà họ chú ý đến những hàng hóa khác nhau.
II. Nội dung chính
1. Toàn cảnh thị trường viễn thông Việt Nam
Lĩnh vực viễn thông Việt Nam có thể nói là phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhiều công nghệ di động mới được đưa vào, mạng lưới phủ sóng rộng khắp, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Điều này có được chính là nhờ có sự phá vỡ độc quyền và ngày càng có nhiều tổ chức doanh nghiệp tham gia vào nghành đã tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông.
1.1. Thị trường di động
Thị trường di động tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của ba đại gia GSM là VinaPhone, Mobilephone và Viettel. Về thị phần Viettel đang dẫn đầu với 20 triệu thuê bao (chiếm 36,6%), tiếp theo là MobilePhone với 16,8 triệu thuê bao (30,3%), VinaPhone với 12,5 triệu thuê bao (23%), Sphone với 4,5 triệu thuê bao (6,25%), và Evn Telecom với 3,5 triệu thuê bao (4,5%). Tuy nhiên một vấn đề khiến nhiều người không khỏi băn khoăn là dù tốc độ phát triển thuê bao của các mạng di động là rất nhanh song có đến trên 90% thuê bao di động là thuê bao trả trước. Điều này không chỉ gây khó khăn trong vấn đề quản lý mà còn tạo sự không ổn định trong các mạng di động.
1.2. Điện thoại cố định
Do sự phát triển bùng nổ của di động nên sự phát triển của các thuê bao cố định đã chững lại. Mạng di động với nhiều tiện ích, chương trình khuyến mại hấp dẫn đã khiến thị trường điện thoại cố định gần như đạt mức bão hòa. Thị trường điện thoai cố định vẫn gần như là sự độc chiếm của VNPT, với khoảng 10 triệu thuê bao.
Cố định không dây
Tuy nhiên bên cạnh sự trầm lắng của thị trường cố định, thị trường điện thoại cố định không dây đã có những bước tiến đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2008, tổng số thuê bao cố định không dây trên toàn quốc ước đạt 4,5 triệu thuê bao, trong đó Ecom của EVN Telcom có 3,2 triệu thuê bao (chiếm 71%), HomePhone của Viettel có 800.000 thuê bao (chiếm 17,8%) và Gphone của VNPT đạt 500.000 thuê bao (chiếm 11,2%).
1.3. Internet Internet Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh, trong đó VNPT vấn đóng vai trò chủ đạo với 75% thị phần (tính theo số người sử dụng internet). Số người sử dụng Internet trên toàn quốc đạt trên 20 triệu người, tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu tháng 1/2008.
Tuy nhiên bên cạnh tốc độ phát triển khá nhanh, vấn đề chất lượng (tốc độ) của Internet Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối. Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo tốc độ của mình với các gói cước khác nhau, song tốc độ thực tế khách hàng sử dụng không đạt như tốc độ cam kết. Trong thời gian tới cần tăng cường quản lý về vấn đề này để người dùng thực sự được hưởng tốc độ tương ứng với chi phí họ bỏ ra.
2. Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Viettel
Nghiên cứu của Markcom Research & Consulting về thị trường viễn thông VN và động thái cạnh tranh của từng nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường trong ba năm qua cho phép đánh giá 50% thành công của Viettel là do khai thác hiệu quả sự lơi lỏng (nếu không muốn nói là sai lầm) của đối thủ về marketing và 50% là do nỗ lực của đội ngũ nhân viên năng động.
2.1.Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh
Đánh giá về sự sai lầm trong marketing của các đối thủ của Viettel, theo đó có ba nguyên nhân và điều này đã tạo lợi thế cho Viettel khi biết tận dụng thời cơ. Đó là sự chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh (thiếu linh hoạt) và xử lý rủi ro chậm (ví dụ vụ nghẽn mạng Vinaphone đầu năm 2005); chăm sóc quyền lợi khách hàng chưa đúng mức; cuối cùng là có sai lầm trong xây dựng hình ảnh.
Chính vì vậy việc “đánh bóng” hình ảnh của mình nhân sự lơi lỏng về chiến lược marketing của đối thủ đã là một giải pháp làm nên thành công của Viettel. Tuy nhiên, thành công của thương hiệu Viettel, theo chúng tôi, còn do hai nguyên nhân bao trùm khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”.
2.2.Chiến lược dịnh vị đúng
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một mạng di động trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không làm điều này).
2.3. Quan điểm kinh doanh chiến lược
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status