Mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu và chiến lược định vị - pdf 17

Link tải miễn phí luận văn

Câu hỏi:
Câu 1: Qua ví dụ thực tế, chỉ ra mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu và chiến lược định vị
Câu 7: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình hành vi mua của người tiêu dùng đối với người làm marketing.
Bài làm:
Câu 1:
Trong thời đại ngày nay, không một DN nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh trạnh, các DN phải tìm mọi cách quảng bá được thương hiệu, mẫu mã sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng hay nói cách khác các nhà kinh doanh phải làm thế nào để đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với thị trường một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi các DN cần áp dụng các chiến lược marketing phù hợp cho DN của mình.
Người bán có thể áp dụng ba cách tiếp cận thị trường. Marketing đại trà sản xuất bất kì sản phẩm nào bằng tư tưởng chủ quan của DN, lúc đó thị trường dễ chấp nhấ, dễ tiêu thụ sản phẩm. Marketing đa dạng hóa sản phẩm khi DN ý thức được phải tạo ra sự đa dạng sản phẩm để khách hàng lựa chọn nhưng vẫn mang tính chủ quan, chỉ là nhận định của DN, không xem xét khách hàng. Marketing mục tiêu tập trung nguồn lực một cách có tư duy, khoa học, tập trung thỏa mãn một đoạn thị trường, một đoạn khách hàng mà DN có thế mạnh nhất. Ngày nay người bán đang bỏ dần Marketing đại trà và tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm và chuyển sang Marketing mục tiêu vì những lợi thế của nó. Thứ nhất bản thân doanh nghiệp nguồn lực là hữu hạn nên họ cần tập trung vào một hay một vài thị trường có ưu thế để sử dụng nguồn lực có ý nghĩa. Thứ hai là thị trường và khách hàng cực kì phức tạp, đa dạng; cần chọn những đoạn khách hàng, những đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể thể hiện được ưu thế của mình. Thứ ba, bối cảnh cạnh tranh, thị trường sẽ tạo ra áp lực cực lớn lên doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với xu thế mới của thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh.
Những bước then chốt trong việc Marketing theo mục tiêu là phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. Đầu tiên là phải xem xét, đo lường và dự báo nhu cầu thị trường. Sau đó DN sẽ tập trung vào phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, có thể thấy rằng thị trường mục tiêu và chiến lược định vị của một DN cần thống nhất và phù hợp với nhau. Để làm rõ mối quan hệ này, ta sẽ xem xét chiến lược phát triển của KFC:
KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách. Với hơn 20 cửa hàng hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một mới mở ở Hà Nội, kế hoạch sắp tới của Restanrant sẽ tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng gà rán KFC ở nhiều tỉnh thành khác. KFC đã định vị được trong lòng người tiêu dùng hình ảnh một thương hiệu của phương tây, một sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ.
I. Phân đoạn Thị trường
Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998 thì KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 thì KFC mới phát triển hệ thống các của hàng của mình ra Hà Nội.KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các của hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc.
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:
Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:
+ Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30.Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.
+ Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
+ Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố.Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề…ở đây là rất nhiều.Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.

0ILbdY5fKo5H6Sv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status