Chiến lược kinh doanh công ty Vinamilk - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa Vinamilk



Mục lục
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SỮA VINAMILK 3
1. Khái quát về công ty sữa Vinamilk 3
2. Một số đặc điểm chính của công ty 3
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 3
2.2. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi của công ty 5
2.3. Lĩnh vực kinh doanh 5
2.4. Mục tiêu của công ty 6
2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy 6
Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
Đơn vị: tỷ đồng 8
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu từ các sản phẩm sữa qua 2 năm 2008 và 2009 9
PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 10
1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp 10
Biểu đồ 2: Doanh số sữa của Việt Nam giai đoạn 2004-2009 13
2. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 14
3. Định hướng kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp 16
Nguồn lưc chủ yếu để đạt được mục tiêu là: 16
Ma trận SWOT của công ty Vinamilk: 17
Nội dung: 18
PHẦN III: CÁC VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 19
1. Hoạt động marketing của doanh nghiệp 20
2. Kiến nghị với doanh nghiệp 20

Giới thiệu đề tài:
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của ngành sữa trong nền kinh tế, vì sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội, nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người.
Ở các nước phát triển có đời sống cao như Mỹ, các nước châu âu, châu úc, công nghiệp chế biến sữa phát triển rất mạnh và phong phú. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở các nước này tính trên bình quân đầu người rất cao từ 350- 450 lít sữa/ người/năm. Đối với các nước này , sản xuất đang hướng vào xuất khẩu, do thị trường trong nước đã bão hòa.
Đối với các nước đang phát triển kinh tế, ngành sữa cũng đang tăng cao và dần dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc thì tăng trưởng ngành sữa ở các nước đang phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh so với các nước phát triển.
Công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập từ năm 1976. Công ty đã hoạt động trong cả hai cơ chế điều hành của nền kinh tế: nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa , bao cấp và nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của chính phủ. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh nghiệt ngã, công ty vẫn tiếp tục phát triển với một số thành tích nhất định. Chẳng hạn sản phẩm ngày càng phong phú , đa dạng về chủng loại, chất lượng, bao bì ngày càng được cải tiến, uy tín của sản phẩm càng được biết đến trong đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Trong hơn 30 năm qua, công ty đã chọn cho mình con đường phát triển đúng hướng, các sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong nước , mà một số mặt hàng còn cạnh tranh được với nước ngoài trên thị trường xuất khẩu.
Nhưng hiện nay một số vấn đề mới cũng đã phát sinh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới chúng ta đã gia nhập khối ASEAN, là thành viên của APEC và của WTO. Chúng ta đang tham gia một sân chơi bình đẳng. Như vậy thị trường và nền công nghiệp sữa của nước ta sẻ trãi qua những thử thách mới, và một trong những thử thách đó chính là làm sao xây dựng một hệ thống thị trường trong nước và ngoài nước phát triển một cách bền vững, đủ sức cạnh tranh với những đối thủ mạnh từ nước ngoài.
Nhằm mục đích hỗ trợ phần nào cho ngành sữa Việt Nam mà Vinamilk là đại diện, vượt qua những thử thách trên, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước , thì tui đã chọn đề tài này với mong muốn xây dựng các chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Vinamilk thông qua đó tìm ra những giải pháp để đáp ứng với những đòi hỏi đã nêu trên.


CHƯƠNG I : Tổng quan về Công Ty VINAMILK
1. Khái quát ngành sữa Việt Nam: Vị trí ngành công nghiệp chế biến sữa, tình hình sản xuất tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa hiện nay của Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng GDP năm 2007 rất cao, đạt 8,5% và đoán sẽ đạt 6,4% trong năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 và là một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới vào thời điểm đó. GDP tính trên đầu người của Việt Nam năm 2007 là 835USD, tăng 103 USD so với năm 2006 và dự kiến sẽ đạt 889 USD vào năm 2008.Ngoài ra, với thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn như sữa. Xu hướng tiêu thụ sữa ngày càng tăng đã giúp ngành công nghiệp sữa phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Thương mại, sản lượng sữa tiêu thụ bình quân của một người Việt Nam hiện nay là 8 lít/người/năm và có thể sẽ tăng đến 10 lít vào năm 2010. Đây là những con số khá khiêm tốn so với mức tiêu thụ sữa của người Nhật 44 lít/năm,Singapore 33 lít/năm và Thái Lan 15 lít/năm. Vì vậy ngành công nghiệp chế biến sữa được đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt, các phân ngành có mức tăng trưởng vượt trội là sữa tươi (20%), sữa chua (15%), sữa bột (10%) và kem (10%). Ngoài ra, chính phủ còn có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu.
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VINAMILK.
1.1.1. lịch sử hình thành:
Công ty sữa Việt Nam Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập ngày 20/8/1976, trên cơ sở tiếp quản 6 nhà máy thuộc ngành nghề chế biến thực phẩm sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng:
• Nhà máy sữa Thống Nhất
• Nhà máy sữa Trường Thọ
• Nhà máy sữa Dielac
• Nhà máy Café Biên Hòa
• Nhà máy Bột Bích Chi
• Nhà máy bánh kẹo Lubico
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:
TẦM NHÌN
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
SỨ MỆNH
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chính trực
Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng
Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Tuân thủ
Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

40A99r0S4r0m3TE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status