Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Trang
A. Lời mở đầu
B. Phần nội dung
I. Nền trí thức của nước ta
1. Trí thức theo định nghĩa của Triết học
2. Trí thức trong đời sống xã hội
II. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam
1. Mục tiêu của CNH - HĐH đất nước
2. Vai trò của CNH - HĐH đất nước
III. Trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta
1.Nhiệm vụ của trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
2. Vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta
C. Kết luận chung 1
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A.lời mở đầu
Nhân loại đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa XXI, thế kỷ mà văn minh tin học, công nghệ sinh học, khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính vì thế, lao động trí tuệ của trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trí thức mới cho đời sống xã hội. do vậy trí thức ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết của thực tiễn đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực nhằm tìm ra giải pháp để phát huy vai trò lao động trí tuệ, sáng tạo ra trí thức mới của bộ phận lao động dặc biệt quan trọng này.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đối với Việt Nam không thể không có sự góp phần quan trọng của lao động trí tuệ, sáng tạo của đội ngũ trí thức. Cho nên, việc Đảng cộng sản Việt Nam coi khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, cũng chính là nhằm để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức, của lao động trí tuệ sáng tạo ra trí thức mới. Và suy cho cùng cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đất nước đặt ra : Vấn đề trí thức - vấn đề lao động trí tuệ sáng tạo trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước .
Để có thể tìm hiểu được vấn đề này, em đã chọn đề tài:"Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay " để viết tiểu luận Triết học.
Mục đích của tiểu luận là làm sáng tỏ vấn đề trí thức ở nước ta, CNH - HĐH Việt Nam và đặc biệt là trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay .
Trong phạm vi của tiểu luận , em đã tập trung phân tích vai trò của trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay.
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I: Nền trí thức của nước ta.
Phần II: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam.
Phần III: Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên có nhiều thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo góp ý kiến để những tiểu luận sau em viết sẽ được tốt hơn. Em xin chân thành Thank thầy Trần Hậu Kiêm đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
B. Phần nội dung
I. Nền trí thức của nước ta :
1.Trí thức theo định nghĩa của triết học :
Hiện nay , ở nước ta cũng có nhiều tài liệu định nghĩa về trí thức , đặc biệt trong cuốn Từ điển Triết học đã định nghĩa: "Trí thức là tập đoàn xã hội, gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư , nghệ sĩ, thầy giáo, người làm công tác khoa học và một bộ phận viên chức".(Từ điển triết học)
Lênin khi nói về trí thức, Người khái quát: "Trí thức là tất cả những người có học thức, thay mặt cho những nghề tự do nói chung, thay mặt cho lao động trí óc khác với những thay mặt cho lao động chân tay".(Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng - Phạm Tất Đông)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin :"Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt chuyên lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, chuyên môn cao, thay mặt cho đỉnh cao của trí tuệ đương thời mà xã hội đạt được. Trí thức là những tinh hoa văn hoá dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung" .
2. Trí thức trong đời sống xã hội:
Trước hết, "'trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt". Tính chất "đặc biệt" đó được thể hiện trong nền sản xuất xã hội, tuỳ theo mối quan hệ đối với tư liêụ sản xuất, vai trò tổ chức sản xuất đối với lao động thì trí thức không có quan hệ riêng và trực tiếp đối với sở hữu tư liệu sản xuất. Chính vì thế mà trí thức không phải là một giai cấp, trí thức chỉ là một tấng lớp xã hội. Tuy nhiên là một "tầng lớp xã hội đậc biệt". "Đặc biệt " ở đây không có nghĩa trí thức là "siêu giai cấp", "đứng trên giai cấp", "là trọng tài của các giai cấp", mà chỉ là một tầng lớp luôn "phụ thuộc" vào một giai cấp - giai cấp thống trị của nền sản xuất ấy.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị luôn luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho, sử dụng đội ngũ trí thức để phục vụ cho quyền thống trị, lợi ích thiết thực cua giai cấp mình và bản thân tầng lớp trí thức chỉ có thể tồn tại, phát triển gắn liền với việc phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Trong xã hội - xã hội chủ nghĩa (XHCN) tầng lớp trí thức XHCN được hình thành, phát triển gắn liền với cuộc cách mạng XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, công nhân, nông dân, và trí thức tạo thành một khối liên minh vững chắc là nền tảng của Nhà nước XHCN. Ngày nay, "khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng của đại đoàn kết dân tộc, là một vấn đề chiến lược, là nguyên tắc sống còn của Đảng, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam được củng cố, giữ vững và tăng cường. Đây là một kinh nghiệm và là một truyền thống cơ bản, quí báu của Đảng cộng sản Việt Nam, là nguồn gốc sức mạnh vô tận đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng nước ta ".(Báo Nhân dân 5/11/1998: Giai cấp công nhân phát huy truyền thống Cách mạng vẻ vang đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước)
Hai là, tính chất "đặc biệt "còn được thể hiện ở quá trình hội tụ, hình thành tầng lớp trí thức. Đó là, mỗi thành viên của "tầng lớp trí thức " lại có quá trình xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp khác nhau về địa vị và quyền lợi trong một chế độ xã hội. Có trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, từ giai cấp thống trị của xã hội cũ để lại, lại có trí thức xuất thân từ chính tầng lớp trí thức.
Tính chất "đặc biệt " của tầng lớp trí thức còn thể hiên ở "lĩnh vực hoạt động" không thuần nhất mà là hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội : kinh tế , chính trị , văn hoá , khoa học , văn học nghệ thuật ...Chính vì thế, trong xã hội có giai cấp , tầng lớp trí thức không có sự thống nhất về lợi ích, không có hệ tư tưởng độc lập . Do vậy, trí thức cũng không có sự thống nhất về lực lượng với tư cách là động lực cách mạng . Tầng lớp trí thức chỉ có thể trở thành động lực cách mạng khi liên minh được với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của mình và của nhân dân lao động . Và khi đó :"Sở dĩ trí thức được gọi là trí thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp , của các nhóm chính trị trong toàn bộ xã hội một cách ý thức hơn cả , kiên quyết hơn cả và chính xác hơn cả".(V.I.Lênin, Toàn tập, tập 7)
Ba là, tính chất "đặc biệt" của tầng lớp tri thức chính là ở cách lao động của họ . Lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo cá nhân . Tuy nhiên , lao động trí óc là một khái niệm rộng , do vậy , không phải tất cả những người lao động trí óc đều là trí thức . Lao động trí óc bao gồm cả lao động trí óc phức tạp v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status