Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam



Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã xác định bảy thành phần kinh tế chủ yếu nhưng ở vị trí, thứ bậc khác nhau. Như vậy từ Đại hội VI, đến Đại hội VII là một quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta, thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có như vậy mới tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, có nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế đa dạng hoá, đa phương hoá. Cũng tại Đại hội VIII Đảng ta đà nhận định: "Cơ hội phát triển chính nằm trong nội tại đất nước chứ không phải ở bên ngoài". Cần có chính sách phù hợp, bù đắcp xứng đáng với sức lao động của người lao động hao phí, từ đó mới có điều kiện để tái sản xuất sức lao động.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta cần có nhiều chủ trương đường lối để phát triển kinh tế quốc dân. Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững Chắc, hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập chung chỉ huy. Do vậy, việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển là việc làm tốt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thực mới về chủ nghĩa xã hội đã cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế quá độ lần chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hoá, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất ớn của xã hội chủ nghĩa. Mà xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không thể không phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta cũng thể hiện quyết tâm phải chuyển nền kinh tế còn nhiều tính tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với thị trường.
Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam đã khiến em chọn đề tài: "Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Mục đích của bài này là tìm hiểu thể nào là nền kinh tế hàng hoá, tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần và lợi ích của tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
Nội dung
Qua đó chỉ rõ Đảng ta khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường lối chiến lược nhất quan trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bằng những hiểu biết thực tế và kiến thức đã học, em hy vọng rằng bài viết này sẽ mô tả được phần nào nền kinh tế hàng hoá hiện nay ở Việt Nam để từ dó có những giải pháp thích hợp cho sự phát triển tiếp theo.
Khi nghiên cứu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ta phải hiểu những đặc điểm của thời kỳ quá độ, như thế nào. Đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, qua đó chúng ta mới tìm hiểu được những khái niệm thành phần kinh tế.
Đặc điểm của thời kỳ quá độ là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen và đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng.
Đặc điểm kinh tế có đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ xét về mặt kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ thì nền kinh tế cũng có tính chất quá độ nó đang còn là sự đan xen giữa các thành phần kinh tế mới được hình thành.
Nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hữu chất định về tư liệu sản xuất.
Xét về mặt quy luật trong mỗi chế độ xã hội, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có một chế độ sở hữu tương ứng về tư liệu sản xuất do đó có một cơ cấu thành phần kinh tế thích hợp. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa sở hữu với tư cách là điều kiện của sản xuất với quá trình sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế trong quá trình sản xuất kinh tế, chính trị rất coi trọng khía cạnh thứ hai của phạm trù kinh tế này.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất bao gồm các hình thức sở hữu khác nhua. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất định và chịu sự chi phối của quy luật kinh tế nhất định.
Từ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, có thể hiểu cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Tương ứng với mỗi thành phần kinh tế có loại hình sản xuất với quy mô và trình độ công nghệ nhất định.
Sự tồn tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng kinh tế mang tính phổ biến ở các nước và ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở mỗi nước trong từng chặng đường của thời kỳ quá độ có chiến lược cơ cấu thành phần tương ứng.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn vì.
Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất nên phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất, sự phù hợp này, lại có tác dụng tăng năng suất lao động tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong thành phần kinh tế.
Góp phần khôi phục cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá mà trước đây do nôn nóng, đã xoá bỏ nó một cách không tự giác, sai lầm này xét về mặt thực chất là xoá bỏ đi quyền tự do kinh doanh và quyền dân chủ kinh tế của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật.
Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước tạo điều kiện khai thác sức mạnh vốn khoa học công nghệ mới trên thế giới.
Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản Nhà nước, như những cấu nối. Trạm trung gian cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển trên cho thấy sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu kinh tế khách quan và có nhiều lợi ích to lớn trong thời kỳ quá độ. Nó vừa phù hợp với thực tiền về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lê - nin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
ở các nước kém phát triển lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như nước ta, đặc trưng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo tỷ lệ nghịch với trình độ xã hội hoá của sản xuất. ở nước này, số lượng thành phần kinh tế sẽ nhiều hơn và thời gian cải biến, chuyển hoá diễn ra dài hơn so với những nước
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status