Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 6
1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 6
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 24
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương 30
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA 35
2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 35
2.2. Hạn chế 52
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 56
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 56
3.2 Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà nẵng 61
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hương mại theo ngành nghề ở thành phố Đà Nẵng
Ngành nghề
2000
2002
2003
2004
2005
- Số hộ
18.339
22.814
24.209
25.801
28.453
+Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe; bán lẻ nhiên liệu, động cơ
606
832
846
710
753
+Bán buôn và bán đại lý
244
381
397
378
398
+Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình
11.370
12.900
13.877
15.784
16.336
+Khách sạn, nhà hàng
3.967
5.575
5.768
5.793
6.491
+Dịch vụ phục vụ
2.152
3.126
3.321
3.136
4.475
- Số lao động
22.670
30.047
34.151
32.081
42.357
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, Cục Thống kê Đà Nẵng.
Đối với bộ phận kinh tế này địa bàn hoạt động khắp mọi nơi ở thị trường nội địa, họ đi vào ngóc ngách, hẻm phố, đường làng khi ở đó thấy có lợi nhuận. cách hoạt động của họ khá “mềm mỏng”, năng động và thích ứng với thị trường. Thị trường cần gì là họ đáp ứng cả về không gian, thời gian, địa điểm, mặt hàng… Người mua thanh toán theo hình thức nào họ đều chấp nhận, như thanh toán bàng tiền mặt, hàng đổi hàng, mua hàng trả chậm vv…Tuy nhiên, người buôn bán nhỏ kinh doanh không ổn định, gặp gì buôn bán nấy. Tóm lại hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại có sức phát triển mạnh, sự phát triển của nó đã góp phần làm cho thị trường trở nên sôi động hơn và đáp ứng được phần nào trong tiêu dùng của nhân dân.
Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại không chỉ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại, theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp từ năm 1997 đến nay đã có bước phát triển tích cực, theo định hướng cơ bản phất triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra. Sự chuyển dịch cơ cấu được thể hiện qua số liệu bảng 2.3:
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo thành phần và ngành kinh tế
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2000
2002
2003
2004
2005
1-Theo thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước
54,46
56,57
58,52
55,09
55,24
- Kinh tế tư nhân
31,89
31,13
29,25
36,07
36,10
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
7,96
7,30
7,43
6,76
7,03
- Thuế nhập khẩu
5,29
5,00
4,79
2,08
1,62
2- Theo ngành kinh tế
- Công nghiệp, xây dựng
41,26
43,52
45,60
49,07
51,09
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
7,86
6,73
6,40
5,96
5,68
- Các ngành dịch vụ
50,88
49,75
48,00
44,97
43,23
Trong đó: Thương mại
18,65
17,09
15,71
14,40
13,92
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, Cục Thống kê Đà Nẵng.
Qua số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, giảm tương đối tỉ trọng ngành nông –lâm nghiệp-thuỷ sản. Đến năm 2005, tỉ trọng ngành trong GDP: công nghiệp chiếm 51,09%, dịch vụ chiếm 43,23%, nông-lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 5,68%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 6,91 triệu đồng, năm 2005 đạt 15,16 triệu đồng, qua 5 năm tăng 2,2 lần.
2.1.4.2. Về tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội (Phụ lục 6)
Năm 2005, toàn thành phố có 4.981 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 7.039,652 tỉ đồng, trong đó số doanh nghiệp ở lĩnh vực thương mại-dịch vụ là 3.395 doanh nghiệp, chiếm 68,15% (so với tổng số doanh nghiệp). Hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp này ngày càng phong phú, đa dạng, cung cấp nhiều hàng hoá không những cho thành phố Đà Nẵng và mà cả miền Trung-Tây Nguyên.
- Tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 2001, của khu vực tư nhân đạt 5.836 tỉ đồng, chiếm 30,2% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố; năm 2002 của khu vực tư nhân đạt 6.280 tỉ đồng, chiếm 30,75 % so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 7% so với năm 2001; năm 2003 của khu vực tư nhân đạt 8.734 tỉ đồng, chiếm 38,1% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 28% so với năm 2002; năm 2004 của khu vực tư nhân đạt 10.189 tỉ đồng, chiếm 38,5% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 13,4% so với năm 2003; năm 2005 của khu vực tư nhân đạt 16.099 tỉ đồng, chiếm 49,9% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 37,3% so với năm 2004.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã góp phần cân đối cung cầu tiền - hàng, ổn định giá cả thị trường và cải thiện đời sống nhân dân. Trong khâu bán buôn thương mại nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên vài năm gần đây thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên nhanh. Năm 2001, thương mại nhà nước chiếm 67,36%, trong khi đó thương mại ở khu vực tư nhân chiếm 30,2%; năm 2003, thương mại nhà nước chiếm 60,88%, còn thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm 38,1%; đến năm 2005, thương mại nhà nước chiếm 48,96%, còn thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm 49,94%. Sự gia tăng đó là do: Một mặt, thương mại ở khu vực tư nhân đã được tham gia vào kinh doanh những mặt hàng mà trước đây chỉ có thương mại nhà nước được làm nhiệm vụ bán buôn như hàng cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng… Mặt khác, với khả năng về tiềm lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh, chính sách của nhà nước thì thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi khi tham gia khâu bán buôn.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của kinh tế tư nhân cũng tăng nhanh. Năm 2001, kinh tế tư nhân đạt 3.284 tỉ đồng, chiếm 69,94% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố; năm 2002 kinh tế tư nhân đạt 3.828 tỉ đồng, chiếm 70,7% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 14,2% so với năm 2001; năm 2003 kinh tế tư nhân đạt 4.541 tỉ đồng, chiếm 69,5% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 15,7% so với năm 2002; năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 4.765 tỉ đồng, chiếm 67,8%, tăng 4,7% so với năm 2003; năm 2005 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 7.082 tỉ đồng, chiếm 74,1%, tăng 32,7% so với năm 2004.
Sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại quyết định đến tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ ở thành phố Đà Nẵng. Theo giá hiện hành, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Đà Nẵng năm 2001 của kinh tế tư nhân là 3.284 tỉ đồng, chiếm 69,9% so với tổng mức hàng hoá bán lẻ của thành phố; trong khí đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.318 tỉ đồng, chiếm 28%. Năm 2003, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thành phố đạt 6.530 tỉ đồng, thì khu vực tư nhân đạt 4.541 tỉ đồng, chiếm 69,5%, tăng 15,7% so với năm 2002; trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.841 tỉ đồng, chiếm 28,2%. Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thành phố đạt 9.555 tỉ đồng, thì khu vực tư nhân đạt 7.082 tỉ đồng, chiếm 74,1%, tăng 32,7% so với năm 2004; trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 2.260 tỉ đồng, chiếm 23,65%.Tính chung cả thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ ở khu vực tư nhân là 43,1%, trong khi đó thì thương mại nhà nước tăng 34,3%.
Nhìn chung trong lĩnh vực thương mại, kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng trong những năm qua phát triển nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status