Tìm hiểu một số mô hình giao dịch thương mại điện tử và xây dựng ứng dụng B2C - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu một số mô hình giao dịch thương mại điện tử và xây dựng ứng dụng B2C



PHP bắt đầu được hình thành vào mùa thu năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf. Phiên bản đầu tiên non_released được sử dụng trên mạng chủ của ông để lưu giữ dấu vết những người xem trực tuyến lý lịch của ông. Phiên bản này được sử dụng rộng rãi vào đầu năm 1995 và được biết đến như là công cụ xây dựng trang chủ cá nhân( Personal Home Page Tools). Nó có một bộ phận tích cú pháp khá đơn giản tuy nhiên nó chỉ có thể hiểu một số ít macro đặc biệt. Sau đó được nâng cấp lên cao hơn và có thể hiểu thêm một số các tiện ích dùng chung trên các trang chủ. Bộ phận tích cú pháp được viết lại năm 1995 và được đặt tên là phiên bản 2 PHP/FI. Trong phiên bản này các hàm FI( gọi là hàm thông dịch form-Form Interpreter) được Rasmus viết riêng trong một gói khác để thông dịch các form dữ liệu html. Ông đã tổ hợp các thẻ công cụ xây dựng trang chủ với các hàm FI và thêm một số hỗ trợ mSQL. PHP/FI phát triển một cách kinh ngạc và mọi người bắt đầu đóng góp mã nguồn cho nó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Doanh thu từ bán hàng qua mạng sẽ chiếm một phần lớn:
Bán hàng qua mạng Internet không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa khách hàng và các nhà kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong kỷ nguyên tới. Thực tế cho thấy năm 1999, doanh thu bán hàng từ thương mại điện tử đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu tại hầu hết các công ty trên thế giới. Qua đợt khảo sát gần đây, các giao dịch thương mại điện tử chiếm 9% doanh thu hằng năm tại 300 công ty. Con số này được thay đổi từ 6% tại các công ty có qui mô vừa và nhỏ tới 13% tại các công ty lớn. Cũng trong năm 1999, số người Mỹ đã tiến hành các thủ tục giao dịch, mua hàng trên mạng là 39 triệu ngời (tăng gấp đôi so với năm 1998), 34% số hộ gia đình người Mỹ đã nối mạng Internet và 17% trong số đó đã tiến hành mua hàng qua mạng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh thu từ bán hàng qua mạng Internet sẽ tiếp tục tăng trong năm tới và sẽ giữ mức ổn định trong vài năm tiếp theo.
Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh
Với khu vực thị trường nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngoài. Nhưng theo xu hướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới.
Một số nước ở Châu Á cũng đang tích cực trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thơng mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử, tăng cường việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngoài.
Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và ước tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á đã chi 3 tỉ USD cho quảng cáo trên Internet.
Trong ASEAN, loại trừ Singapore là nước nổi tiếng về phát triển kinh tế và công nghệ, Thái Lan đang là nước tận dụng thế mạnh của Internet và thương mại điện tử khá tốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng, viết bằng tiếng Anh và tiếng Thái, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và du lịch. Khách hàng từ các nước trên thế giới có thể dễ dàng mua hàng hay đặt dịch vụ du lịch ở Thái thông qua Website. Thương mại điện tử càng lúc càng phát triển trên thế giới và doanh thu do thương mại điện tử mang lại cũng tăng gần gấp đôi mỗi năm, đó là lý do nhiều nước đang ráo riết khuyến khích, thúc đẩy và xây dựng cơ sở cho việc phát triển thương mại điện tử. Một trong những nước đang phát triển ở châu Á thành công trong việc phát triển thương mại điện tử là Trung Quốc. Công ty IResearch vừa đưa ra một nghiên cứu cho biết rằng tổng doanh số quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc đã vượt qua 3 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2005, tức khoảng 374 triệu USD. Thị trường quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc hiện đang có tốc độ tăng trưởng thuộc dạng hàng đầu thế giới với tổng doanh số năm 2005 là 3,13 tỷ Nhân dân tệ, tăng 77,1% so với năm 2004 và tăng đến 760% so với năm 2001. Tỷ lệ của quảng cáo trực tuyến trong tổng doanh số quảng cáo đã tăng từ 0,5% trong năm 2001 đến 2,3% trong năm 2005. Tổng doanh số quảng cáo trên mạng Sina đạt đến 680 triệu Nhân dân tệ, chiếm 21,7% thị phần quảng cáo online Trung Quốc; mạng Sohu chiếm 15% thị phần; NetEase chiếm 8%; QQ chiếm 3,8% và TOM chiếm 2,2%. Tổng thị phần của 5 mạng lớn nhất Trung Quốc này đã chiếm đến 53,4% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Quảng cáo về nhà đất, sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến là 3 lĩnh vực quảng cáo đứng hàng đầu trong mọi lĩnh vực quảng cáo. Riêng Samsung đã chi đến 60,35 triệu Nhân dân tệ để quảng cáo cho các sản phẩm của mình, trở thành công ty đứng hàng đầu về số tiền chi cho quảng cáo online tại Trung Quốc; tiếp sau là China Mobile với 41,1 triệu Nhân dân tệ và NetEase với 39,13 triệu Nhân dân tệ. IResearch dự báo rằng quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc trong năm 2006 sẽ đạt gần đến 5 tỷ Nhân dân tệ và con số này sẽ là 36,7 tỷ Nhân dân tệ, tức khoảng 4 tỷ USD, vào năm 2010. Ở châu Âu, Pháp là một nước đi đầu trong phát triển thương mại điện tử. Theo số liệu thống kê tại Pháp, đã có hơn 15.000 người dân nước này chi mỗi năm 25% thu nhập cho các hoạt động thương mại điện tử. Tại Pháp, eBay là một công ty chuyên về thương mại điện tử và đấu giá hàng đầu thế giới, trung bình mỗi tháng trên trang mạng của hãng này có tới hơn hai lượt người truy cập, tìm kiếm hàng hoá. Trên trang mạng này, người ta có thể tìm kiếm mọi thứ, từ máy bay, xe ô tô, hàng tiêu dùng cho đến cổ vật... Năm 2005, tổng giá trị hàng hoá bán trên eBay đạt hơn 44 tỷ USD, với hơn 60 triệu hàng hoá thường xuyên được đề nghị bán và công ty này đã thu lợi hơn 1,1 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2004. Một nhà kinh doanh thương mại điện tử của Pháp tên là Courbon, chuyên buôn bán ô tô, cho biết, trung bình mỗi tháng ông ta có thể bán 30 chiếc xe, nhờ mạng eBay. Mặc dù chỉ là một trang mạng thương mại, nhưng eBay có số người truy cập kỷ lục-hơn 180 triệu người, tương đương dân số của nước đông dân thứ sáu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng sức hấp dẫn này của trang thương mại điện tử, các phương tiện truyền thông khác không thể sánh nổi. Mặc dù doanh thu từ thương mại điện tử đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm, song các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, thương mại điện tử là một thị trường vẫn còn rất mới mẻ, đầy tiềm năng và giàu sức hấp dẫn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp trẻ phát triển và làm giàu.
1.10. Tình hình phát triển và ứng dụng ở Việt Nam
Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, thì đến nay con số này đã tăng lên gấp năm tức khoảng 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status