Quản lý thư viện trường T36 - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Quản lý thư viện trường T36

Lời nói đầu

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển..., ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc ta...
(Chỉ thị 58- CT/TW của Bộ chính trị – 10/2000)
Công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua và sẽ còn tiếp tục thâm nhập, phát triển sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học, giải trí..., nó đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong công tác quản lý, công nghệ thông tin đã xử lý được những khối lượng công việc khổng lồ, hỗ trợ công tác quản lý, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu, tính toán và truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả với độ chính xác cao... tạo được sự tin cậy cho công tác quản lý.
Quản trị cơ sở dữ liệu( access) đang là một xu hướng có khả năng phát triển mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý. Nhất là ở Việt Nam, khi trình độ tin học hoá đang được nâng cao và chú trọng phát triển ở hầu hết các lĩnh vực. Đó vừa thể hiện vai trò của công nghệ mới đối với đời sống xã hội đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, ngày càng phức tạp của một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Ở nước ta, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tin học đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý và từng bước khẳng định sức mạnh cũng như vị trí quan trọng của mình. Đã ra đời nhiều phần mềm quản lý khác nhau phù hợp với đặc thù của đất nước và đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, mỗi công việc lại có những đặc điểm riêng, có những yêu cầu về xử lý thông tin khác nhau và đòi hỏi cần có nhưng phần mềm riêng.
Quản lý thư viện là một lĩnh vực đòi hỏi lưu trữ đầy đủ, chính xác những thông tin về từng giáo viên để người quản lý dễ dàng nắm bắt và xử lý.
Nhằm góp phần ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác quản lý, với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị trong qua trình học tập, em đã nhận đề tài: “Quản lý thư viện trường T36” làm đề tài thực tập chuyên ngành của mình.
Do thời gian và trình độ có hạn nên chương trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều phần chưa hoàn chỉnh. Để đề tài mang tính áp dụng được vào thực tiễn rất mong được sự đóng góp quí báu của Thầy, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.






Chương I
Giới thiệu chương trình Microsoft Access 2000.
I. Yêu cầu về thiết bị:
Cần một máy tính 486 có bộ nhớ 16 MRAM trở lên có cài đặt Microsoft Access 97 hay Microsoft Access 2000.
II. Mô hình dữ liệu của Microsoft Access.
1. Giới thiệu Microsoft Access:
Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windown có sẳn các công cụ hữu hiện và tiện lợi để tự động sinh ra các chương trình cho hầu hết các bài toán quản lý, thống kê v.v... với Microsoft Access người dùng không phải viết câu lệnh cụ thể mà chỉ cần tổ chức dữ liệu thiết kế các yêu cầu giải quyết của công việc. Công cụ mạnh mẽ của Microsoft Access cung cấp tương tác cơ sở dữ liệu như bảng truy vấn, khi thực hiện truy vấn sẽ tập hợp được kết quả truy vấn hiện lên màn hình.
Phần mềm của Microsoft Access kết hợp với công cụ có sẳn làm cho chương trình mềm dẽo hơn và hoàn toàn có thể thiết kết, cài đặt các cơ sở dữ liệu cho bài toán, nó giúp các ứng dụng thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access là thành phần được sử dụng trong việc xử lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Microsoft Access khá rõ ràng và dễ sử dụng trong việc xử lý dữ liệu kiểu này một cách hiệu quả. Lợi ích của cơ sở dữ liệu quan hệ chính là ở chỗ chúng ta cần lưu trữ các dữ liệu có liên quan đến nhau. Những thông tin bổ sung cần thiết sẽ được kiến tạo nhờ các tính chất liên kết giữa các bảng dữ liệu.
Trong chương trình quản lý thư viện chúng ta quan tâm đến thông tin tổng hợp từ nhiều bảng khác nhau muốn được thông tin tổng hợp như vậy chúng ta cần xác định mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu, cách thiết lập mối quan hệ trong.
Microsoft Access cung cấp cho người sử dụng một cách thuận lợi, nó cho phép kết nối các trường của hai bảng dữ liệu mà còn cho phép quy định khả năng toàn vẹn dữ liệu của Microsoft Access. Đó là khả năng tự động cập nhật hay xoá những thông tin có liên quan trong cơ sở dữ liệu. Nếu người dùng cập nhập thông tin mà vi phạm đến nguyên tắc toàn vẹn dữ liệu thì Microsoft Access sẻ tự động điều chỉnh để ràng buộc tính toàn vẹn dữ liệu không bị phá vỡ.
2. Giao diện của Microsoft Access :
Cũng như tất cả các phần mềm chạy trên môi trường Windown, Microsoft Access cung cấp cho người sử dụng một môi trường đồ họa trực quan, giao diện đồ hoạ giúp người làm việc một cách rõ ràng và tạo một tâm lý thân thiện với người sử dụng do cách trình bày bố trí đẹp mắt dễ hiểu, công cụ thiết kế trong thư viện củ Microsoft Access cho phép làm việc thuận tiện.
3. Các thành phần của một cơ sở dữ liệu Microsoft Access:
Microsoft Access cung cấp công cụ mạnh có thể giải quyết hầu hết các vấn đề về cơ sở dữ liệu nhờ công cụ có sẳn. Mỗi cơ sở dữ liệu Microsoft Access gồm 6 thành phần chính bao gồm: Bảng dữ liệu (Table), Bảng truy vấn (Queries), biểu mẫu (Forms), Báo biểu (Report), Marco và các đơn thể (Module).
a. Bảng dữ liệu (Table):
Các dữ liệu nguồn được lưu trữ trong bảng dữ liệu có quan hệ với nhau gọi là Bảng (Table), các bảng này phải được thiết lập quan hệ trước khi sử dụng những quan hệ giữa các bảng bao gồm ba loại quan hệ cơ bản. Dữ liệu của các bảng là dữ liệu thực tế từ các kho hồ sơ. Các bảng được thiết lập để lưu trữ đầy đủ thông tin cần thiết, đồng thời đảm bảo không dư thừa dữ liệu. việc hoàn thành các bảng dữ liệu là hoàn thành cơ bản việc thiết kế một cơ sở dữ liệu khi nhập liệu, vấn đề cần quan tâm chính là sự chính xác của chúng. Microsoft Access có khả năng giúp chúng ta qui định các hình thức biểu diễn dữ liệu và thông báo lỗi khi dữ liệu nhập không đúng qui định. Điều này được thực hiện khi thiết kế một bảng dữ liệu.
Cấu trúc mỗi trường của một bảng gồm ba phần khi thiết kế và mỗi trường có thuộc tính riêng. Đó là các tên trường, kiểu dữ liệu của trường và phần mô tả dữ liệu.
Các thành phần của một cơ sở dữ liệu Microsoft Access gồm;
+ Text : Kiểu chữ tối đa là 255 ký tự
+ Memo: kiểu văn bản
+ Number: kiểu số, có thể là một byte,integr,long integer, Single,double
+ Date/Time: kiểu ngày giờ
+ Curency: kiểu tiền tệ
+ Counter: biến đếm
+ Yes/no: đúng/sai


MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG 1
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT THỰC TẾ 2
1.1 Giới thiệu đề tài “Quản lý thư viện trường T36” 2
1.2 Thực tế trường T36 2
1.2.1 Sổ lưu trữ sách 2
1.2.2 Thông tin sách thư viện 9
1.3 Sự cấp thiết của đề tài 11
1.4 Mục đích xây dựng bài toán, đối tượng sử dụng, phạm vi sử dụng. 12
1.4.1 Nhiệm vụ của đồ án 12
1.4.2 Công cụ lập trình 13
1.5 Nghiệp vụ liên quan đề bài toán xây dựng. 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 14
2.1. Phương pháp phân tích 14
2.1.1. Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin: 14
2.1. 2. Phương pháp SADT: 14
2.2. Phân tích chức năng. 16
2.2.1. Yêu cầu đầu vào, đầu ra của hệ thống. 16
2.2.1.1. Đầu vào hệ thống. 16
2.2.1.2. Đầu ra hệ thống. 17
2.2.2. Sơ đồ phân cấp chức năng( bpc ) 18
2.2.2.1. Khái niệm về sơ đồ phân cấp chức năng. 18
2.2.2.2. Sơ đồ phân cấp chức năng: 19
2.2.3. Chi tiết các chức năng. 20
2.3. Phân tích dữ liệu 20
2.3.1. Các ký hiệu sử dụng trong mô hình luồng dữ liệu: 20
2.3.2. Các biểu đồ luồng dữ liệu (bld) 22
2.3.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh: 22
2.3.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 23
2.3.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 24
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 33
3.1. Lý thuyết thiết kế CSDL. 33
3.2. Sơ đồ thực thể liên kết: 35
CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN 40
4.1 Các ngôn ngữ cài đặt, hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng cho chuyên đề. 40
4.1.1 . Ngôn ngữ HTML: 40
4.1.2. Ngôn ngữ ASP 44
4.1.2.1. Phương pháp cài đặt ứng dụng ASP 44
4.1.2.2. Câu lênh ASP 44
4.1.3. Ngôn ngữ VBSCRIPT 44
4.1.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access: 45
4.2 Những giao diện chính của bài toán. 46
KẾT LUẬN 50



h9348516KRvDPI2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status