Thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 7
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 25
1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 27
1.4. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH QUẢNG NINH 35
2.1. Khái quát đặc điểm và tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 35
2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế của thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh 37
Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH QUẢNG NINH 67
3.1. Yêu cầu và quan điểm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh 67
3.2. Mục tiêu thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh 84
3.3. Các giải pháp nhằm bổ trợ thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS tại Quảng Ninh 90
3.4. Một số khuyến nghị 116
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệc làm, tiếp cận với giáo dục và y tế công cộng. Các chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội tại những nơi có nhóm dân di biến động đến sinh sống và làm việc, chưa thực sự có sự chuyển biến trong việc tạo điều kiện giúp đỡ nhóm người này tham gia vào các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng. Họ luôn phải sống trong tình cảnh “danh không chính, ngôn không thuận"; nguy cơ bị bỏ rơi, bị lãng quên trong một xã hội ngày càng văn minh là một hiện tượng đang tồn tại, làm cho rất nhiều người trong số họ bị bế tắc trước sự tấn công của nhiều loại tệ nạn xã hội, đe dọa con đường mưu sinh, tìm kiếm sự cải thiện cuộc sống của họ và gia đình.
Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn, chưa thực sự có đầu tư nguồn lực cần thiết cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với nhóm dân di biến động ở nước ta hiện nay về sự đe doạ của các loại bệnh dịch nguy hiểm. Vì vậy, nhóm người này đã luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Phần đông trong số họ thiếu sự hiểu biết về các nguyên nhân lây nhiễm HIV, không được hướng dẫn về tình dục an toàn và nguy cơ tấn công của HIV đối với cuộc sống của họ. Một số hiện tượng đáng lo ngại nêu trên, cùng tâm lý mặc cảm, tự ti của nhóm dân di biến động đã làm cho họ thường xuyên né tránh các cơ quan công quyền, ít tiếp xúc với cơ quan truyền thông, xa rời hoạt động phim ảnh, phát thanh truyền hình, tham quan, triển lãm và nhiều sinh hoạt văn hoá khác. Tình hình này đang gây trở ngại cho công tác quản lý xã hội và áp dụng các biện pháp tích cực để phòng, chống sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và nó cũng chính là yếu tố gây khó khăn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ninh nói riêng của cả nước nói chung. Vì vậy, nhận thức rõ về nhóm người này và đảm bảo tốt các quyền của họ sẽ là một trong cách thức có hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây truyền HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của cộng đồng.
Năm là: Sự vi phạm quyền con người ở môi trường giam giữ trong bối cảnh HIV/AIDS.
Trong môi trường giam giữ, có ba dạng chủ thể chủ thể cơ bản có nguy cơ bị xâm hại (hay bị ảnh hưởng) đến quyền, bao gồm: những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS; những người bị tước tự do không có HIV/AIDS và những cán bộ quản lý, y tế của các cơ sở giam giữ.
Thứ nhất: Với những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS: Theo luật quốc tế, khái niệm “người bị tước tự do" được hiểu là tất cả những người mà, theo quyết định của một cơ quan tư pháp, hành pháp hay của một cơ quan công quyền khác, đang bị áp dụng bất kỳ hình thức giam giữ nào (không chỉ là những người đang thi hành án phạt tù) mà trong đó họ không thể tự do rời khỏi nơi giam giữ. Còn ở Việt Nam, “những người bị tước quyền tự do" sẽ bao gồm: những phạm nhân đang thi hành án phạt tù, những bị can đang bị giam tại các trại tạm giam chờ xét xử, những người bị tạm giữ (liên quan đến các vi phạm hành chính hay hình sự), những người bị Toà án kết án với hình thức quản chế không được tự do đi khỏi nơi cư trú, những trẻ em và người chưa thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng (địa phương quản lý), những người nghiện ma tuý đang cai nghiện ở các trung tâm cai nghiện tập trung, những phụ nữ hành nghề mại dâm đang học tập tại các Trung tâm giáo dục, dạy nghề cho phụ nữ mại dâm.
Bị phân biệt đối xử: Diễn ra phổ biến nhất, thể hiện cụ thể ở việc những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS bị giam giữ, cách ly, bị ngăn cấm hay cản trở tham gia các hoạt động có tính chất tập thể, hay không được hưởng các chế độ về dinh dưỡng hay điều trị y tế một cách bình đẳng như những người bị tước tự do bình thường khác... sự phân biệt đối xử có thể xuất phát từ các quản giáo, nhân viên phục vụ và từ những người bị tước tự do khác.
Họ bị bỏ mặc: đây vừa là biểu hiện vừa là hậu quả của sự phân biệt đối xử, đặc biệt thể hiện khi những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS bị đau ốm. Trên thực tế, khi chưa phát bệnh, những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS vẫn cần được theo dõi, chăm sóc và điều trị (nếu có điều kiện), song điều này có thể không được quan tâm. Khi phát bệnh, họ có thể bị bỏ mặc, không được điều trị kịp thời và thích đáng, xuất phát từ suy nghĩ rằng “trước sau thì họ cũng sắp chết", và có thể cả từ sự coi thường hay kinh sợ bị lây nhiễm của các nhân viên y tế. Cần hiểu sự bỏ mặc không chỉ xuất phát từ các nhà quản giáo, nhân viên y tế, mà còn từ những người bị tước tự do khác và chính những người thân trong gia đình họ.
Bị hạ nhục: Đây có thể coi là mức độ nghiêm trọng nhất của sự phân biệt đối xử. Hành vi hạ nhục có thể thể hiện qua lời nói, hành động hay không hành động, có thể xuất phát từ các quản giáo, nhân viên phục vụ, người thân trong gia đình và những người bị tước tự do khác.
Bị xâm hại riêng tư: Điều này có thể thể hiện ở hai khía cạnh:
Một là, những người bị tước tự do có thể bị bắt buộc làm xét nghiệm HIV khi bị đưa vào cơ sở giam giữ.
Hai là, những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh tật của họ không được giữ bí mật, khiến cho họ trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử, bị bỏ mặc hay hạ nhục.
Tại nhiều nơi trên thế giới, do vị thế yếu thế của mình, những người bị tước tự do là phụ nữ và trẻ em có thể phải đối mặt với nguy cơ ở mức độ cao hơn và phải chịu những hậu quả nặng nề hơn so với những người bị tước tự do là nam giới đã thành niên. Đặc biệt, họ là những đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong các cơ sở giam giữ.
Thứ hai: Những người bị tước tự do không có HIV. Trong môi trường giam giữ, những người bị tước tự do không có HIV có thể bị lây nhiễm một cách trực tiếp từ việc tiếp xúc, quan hệ tình dục (tự nguyện hay bị buộc...) với những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS, hay gián tiếp thông qua các dịch vụ y tế ở cơ sở giam giữ.
Thứ ba: Với những cán bộ quản lý, y tế ở các cơ sở giam giữ. Ở môi trường giam giữ trong bối cảnh HIV/AIDS, những cán bộ quản lý, cán bộ y tế cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương. Họ có thể bị phơi nhiễm HIV từ quá trình công tác, đặc biệt là những người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc, điều trị cho những người bị tước tự do sống chung với HIV/AIDS.
Luật quốc tế về nhân quyền chú trọng đặc biệt đến các đối tượng dễ bị tổn thương (dễ bị vi phạm các quyền). Những đối tượng này được đặt ở vị trí “ưu tiên" trong bảo đảm quyền con người so với các đối tượng bình thường khác. Sự ưu tiên này không có nghĩa là phân biệt đối xử, mà chỉ là sự bù đắp những thiệt thòi mà những đối tượng dễ bị tổn thương phải gánh chịu, trong nỗ lực đặt họ vào vị thế ngang bằng với những đối tượng bình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status