Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE 7
1.1. Nguồn lực con người và tính tất yếu của việc phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 7
1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre và những yêu cầu cơ bản về phát triển nguồn lực con người Bến Tre 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NÓ 40
2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và những nhân tố tác động đến sự phát triển nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre hiện nay 40
2.2. Thực trạng phát triển nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến nay 58
2.3. Những xu hướng vận động cơ bản của nguồn lực con người ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới 78
Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE 82
3.1. Những quan điểm cơ bản 82
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre 88
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

át lượng NLCN của Bến Tre trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trong tình hình chung của ngành Giáo dục cả nước, GD-ĐT tỉnh Bến Tre vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém và hạn chế. Chất lượng và hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành, nghề ở địa phương và thị trường lao động. Hiện chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh. Tuy nhiên, qua kết quả Hội chợ việc làm - xuất khẩu lao động tỉnh Bến Tre lần thứ I (từ 29 đến 31/8/2003) cho thấy, trong 8.252 hồ sơ đăng ký xin việc, sơ tuyển được 670 lao động (chiếm 8,12%), tuyển dụng chính thức được 156 lao động (chiếm 1,9%) [59]. Con số này phần nào nói lên chất lượng của lực lượng lao động ở Bến Tre chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của họ bị hạn chế.
Việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nhất là mô hình liên kết đào tạo tại chức, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ cho người lao động là rất cần thiết. Nhưng do sự yếu kém của công tác quản lý và tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát về mặt chất lượng đào tạo. Kết quả là không ít người đã qua đào tạo có bằng cấp, nhưng trình độ và khả năng thực tế không tương xứng, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình lao động sản xuất. Tình trạng “học giả, bằng thật” không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, mà còn tác động xấu đến nhân cách của người lao động. Đây là điều đáng lo ngại nhất trong chất lượng GD-ĐT hiện nay ở nước ta nói chung, ở Bến Tre nói riêng.
Ngoài ra, sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng và chất lượng nguồn lao động của tỉnh. Hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên của tỉnh tập trung ở các ngành: kinh tế tài chính, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, luật, sư phạm... Các ngành phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế địa phương như nông học, thuỷ sản số sinh viên theo học rất ít. Công tác đào tạo nghề ở tỉnh chủ yếu là đào tạo ngắn hạn hay bồi dưỡng dưới nhiều hình thức, chất lượng chưa cao. Đào tạo dài hạn còn ít (chủ yếu là liên kết đào tạo), chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH. Đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho công tác giải quyết việc làm hiện nay, bởi trình độ người lao động không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Tới đây, khó khăn này sẽ càng gay gắt khi mà các khu công nghiệp được hình thành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ, các ngành công nghiệp, xây dựng có nhu cầu lớn về công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Do vậy, khả năng thiếu lao động lành nghề sẽ xảy ra và trở thành áp lực lớn cho ngành GD-ĐT của tỉnh trong những năm tới.
Tóm lại, GD-ĐT là yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng NLCN trên phương diện học vấn, chuyên môn, nhân cách đạo đức. Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả GD-ĐT thấp, mất cân đối trong đào tạo là những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng lớn đến chất lượng NLCN của tỉnh. Khắc phục vấn đề này là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh CNH, HĐH ở Bến Tre.
Thứ tư, mức sống của người dân cũng là yếu tố tác động đến quá trình phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre
Cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, những năm qua, mức sống của dân cư Bến Tre từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người nâng dần từ 4.115.000 đồng năm 2000 lên 6.119.000 đồng năm 2004 [12, tr.26]. Đây chính là điều kiện vật chất tác động tích cực đến chất lượng NLCN. Những nhu cầu về: ăn, mặc, ở, nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí… từng bước được cải thiện.
Đến nay, toàn tỉnh tuy chỉ còn 4,62% hộ cùng kiệt (theo chuẩn cũ), nhưng mức thu nhập bình quân đầu người ở Bến Tre chỉ mới đạt xấp xỉ 6,2 triệu đồng/ năm (chưa quá 400 USD), thấp hơn so với mức bình quân đầu người của cả nước. Qua thực tế cho thấy, NLCN ở Bến Tre đông nhưng không mạnh, tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, thu nhập của người lao động chưa được cải thiện đáng kể. Những đầu tư của Nhà nước cho con người trong giới hạn nền kinh tế một tỉnh nghèo, chưa thể thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động. Có lẽ đây là lý do mà nhiều sinh viên Bến Tre sau khi tốt nghiệp ra trường không muốn trở về tỉnh công tác; nhiều trí thức, cán bộ KH-CN có trình độ, năng lực nhưng không ở lại phục vụ quê hương; người lao động có tay nghề có xu hướng đi ra ngoài tỉnh làm việc để có thu nhập cao hơn… Điều này gây ra sự hụt hẫng trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong nhiều năm qua.
Thứ năm, chính sách phát triển NLCN của tỉnh Bến Tre là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển NLCN của tỉnh
Bước vào thế kỷ XXI, thời kỳ cả nước đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy nhanh CNH, HĐH, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII khẳng định, Bến Tre quyết tâm “khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nhanh và bền vững” [23, tr.47]. Trong các nguồn lực, NLCN được xác định là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Chương trình “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề - giải quyết việc làm và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2005”. Chương trình đã thể hiện rõ quan điểm phát triển NLCN trên tất cả các mặt: giáo dục - đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe và giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là chính sách lớn của tỉnh với mục tiêu tạo ra bước đột phá, hình thành nên động lực mới về NLCN cho phát triển kinh tế-xã hội. Sau gần 5 năm triển khai, chương trình đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển đào tạo nghề kết hợp sử dụng, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn. Từ đó đã tác động tích cực, thúc đẩy phát triển toàn diện con người cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách,… nâng cao chất lượng NLCN từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là một ưu tiên trong chính sách phát triển NLCN của tỉnh từ nay đến 2010. Tuy nhiên, “Đội ngũ cán bộ vẫn còn hụt hẫng, chưa đồng bộ, thiếu cán bộ giỏi về quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật” [23,tr.38]. Nhằm tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút nhân tài về cho tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số chính sách ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status