Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 6
1.1. Sức lao động và thị trường sức lao động 6
1.2. Vai trò của thị trường sức lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 28
1.3. Kinh nghiệm về phát triển thị trường sức lao động ở một số địa phương 31
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA 37
2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng 37
2.2. Thực trạng về thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 41
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76
3.1. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 77
3.2. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 82
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị
trường sức lao động là một tất yếu khách quan vì thị trường sức lao động là một trong
những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền
vững. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh:
Phát triển thị trường sức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn
kết cung- cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học
nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút
nhiều lao động nhất là khu vực nông thôn…Đa dạng hóa các hình thức giao
dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong
nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong
lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lý những ngành nghề ưu tiên phát triển.
Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm
bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động, thực hiện
rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi của người lao động,
người sử dụng lao động [19, tr.81].
Cùng với xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng từ khi trở thành đơn vị hành chính
thuộc trung ương(1997), được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, nằm trong khu vực
kinh tế trọng điểm của cả nước - cũng sớm nhận thức được điều đó. Thực hiện nghị quyết
33- NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đà Nẵng biết khai thác những tiềm năng và lợi thế, xác định cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông lâm thuỷ sản, có nhiều chính sách kêu
gọi đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị
vv…tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao.
Thực tế trong những năm qua, thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng
đang từng bước được hình thành và phát triển. Sự phát triển thị trường sức lao động ở
thành phố Đà Nẵng góp phần phân bổ nguồn lực lao động giữa các ngành, các vùng hợp
lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao
động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh
chóng của các ngành nghề và lĩnh vực mới, đã thu hút một lượng lao động rất lớn từ
các nơi khác đổ về đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là cơ
hội tốt về nguồn cung sức lao động. Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở Đà Nẵng
vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất cân đối giữa cung- cầu
sức lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao
động còn bất hợp lý; vấn đề tiền công, tiền lương còn bức xúc giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, vấn đề “Phát triển thị
trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thị trường hàng hóa sức lao động là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn
quan trọng của các ngành khoa học kinh tế. Đến nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu về vấn đề này, cụ thể:
- Bùi Thị Xuyến (2002): Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác
vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ
kinh tế. Tác giả phân tích cơ sở lý luận về hàng hoá sức lao động của C.Mác, từ đó vận
dụng vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đưa ra
các giải pháp cụ thể.
- Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Một số vấn đề phát triển thị
trường lao động ở Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã làm rõ
thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của thị trường lao động Việt Nam, những
thuận lợi, khó khăn, những mặt được và chưa được trong quá trình hình thành và phát triển
thị trường lao động; các giải pháp cần thiết để phát triển loại thị trường đặc biệt này trong
thời gian tới.
- Nguyễn Đình Hương (2006): Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội. Tác
giả nghiên cứu góc độ lý luận và thực tiễn.
- Nguyễn Văn Phúc (2008): Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt Nam
hiện nay - Luận án tiến sĩ kinh tế. Tác giả đã đưa ra khái niệm về thị trường sức lao động
ở trình độ cao, phương hướng và các giải pháp phát triển về thị trường sức lao động ở
trình độ cao
- Nguyễn Ngọc Bình (2008): Thị trường sức lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh
dưới tác động trực tiếp của đầu tư nước ngoài - Luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã làm
rõ khái niệm về thị trường sức lao động và các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động.
Đưa ra các nhóm giải pháp cần thiết về thị trường sức lao động dưới tác động trực tiếp
của đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm Văn Chính, Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả phân tích cơ sở lý luận của thị trường lao
động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường lao động, mối quan
hệ cung- cầu sức lao động và tiền lương; sự vận dụng linh hoạt lý luận về thị trường lao động
vào điều kiện Việt Nam.
- Nguyễn Thi Thơm, Thị trường lao động ở Việt Nam thực trạng và giải pháp,
sách tham khảo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, đã tập hợp nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế, nhiều nhà quản lý về thị trường sức lao động, từ đó đưa ra giải pháp
phát triển.
- Đỗ Xuân Phương, Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000. Luận giải thực
tiễn trong phạm vi thành phố Hà Nội.
- Bùi Sĩ Lợi, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp của Tỉnh
Thanh Hóa.
Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên
chỉ đề cặp đến từng mặt, từng vấn đề của thị trường lao động như cung, cầu sức lao động,
số lượng, chất lượng sức lao động, chính sách sử dụng lao động, sự hình thành và phát
triển thị trường sức lao động ở Việt Nam. Do giới hạn về mặt lịch sử, địa bàn nghiên cứu
nhiều giải pháp đặt ra không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Vì vậy, đề
tài “ Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” nghiên cứu không
trùng lắp với những đề tài đã nêu trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng.
Từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ thị trường sức lao động
ở Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ
những vấn đề sau:
- Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về thị trường sức lao động. Trên cơ sở đó nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động ở một số thành phố lớn để từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích thực trạng thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn 1997- 2007. Từ đó đánh giá thành tựu đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên
nhân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 1997- 2007.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian: Các số liệu chủ yếu từ năm 1997- 2007
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Y63M54mom3n2N21
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status