Giáo trình Vi sinh vật học môi trường - pdf 18

Download miễn phí Giáo trình Vi sinh vật học môi trường



MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀVI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG .1
CHƯƠNG 1 : HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CƠBẢN CỦA VSV.1
1.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật .2
1.2 Các nhóm vi sinh vật chính .5
CHƯƠNG 2 : SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG VI SINH VẬT .59
2.1 Dinh dưỡng của vi sinh vật .59
2.2 Trao đổi chất và trao đổi năng lượng của vi sinh vật .90
2.3 Ảnh hưởng các yếu tốbên ngoài đến hoạt động của vi sinh vật .94
CHƯƠNG 3 : SỰPHÂN BỐCỦA VI SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG .108
3.1 Môi trường đất và sựphân bổcủa vi sinh vật trong đất .108
3.2 Môi trường nước và sựphân bổcủa vi sinh vật trong nước .119
3.3 Môi trường không khí và sựphân bổcủa vi sinh vật trong không khí .122
CHƯƠNG 4 : KHẢNĂNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT
TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG TỰNHIÊN .126
4.1 Khảnăng chuyển hoá các hợp chất cacbon trong môi trường tựnhiên .126
4.2 Khảnăng chuyển hoá các hợp chất nitơtrong môi trường tựnhiên của VSV .135
4.3 K/năng chuyển hoá các hợp chất phốt pho trong môi trường tựnhiên của VSV .155
4.4 K/năng chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh trong môi trường tựnhiên của VSV .158
CHƯƠNG 5 : Ô NHIỄM VI SINH VẬT .161
5.1 Nguyên nhân của vấn đềô nhiễm vi sinh .161
5.2 Nhiễm trùng và khảnăng chống đỡcủa cơthể.162
5.3 Một sốvi sinh vật gây bệnh chính .168
5.4 Một sốvi khuẩn gây bệnh khác.180
5.5 Vi sinh vật chỉthịô nhiễm .192
PHẦN II : VSV VÀ CÁC CHẤT VỚI QUÁ TRÌNH SINH HỌC TRONG CÔNG
NGHỆMÔI TRƯỜNG .195
CHƯƠNG VI : CƠSỞSINH HỌC CỦA QUÁ TRÌNH XỬLÝ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG .195
6.1 Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay .195
6.2 Nguyên lý cơbản của các quá trình .196
6.3 Một sốloại vi sinh vật sửdụng trong xửlý ô nhiễm môi trường .199
CHƯƠNG 7: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH XỬLÝ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .211
7.1 Vi sinh vật gây bệnh và chỉtiêu vệsinh vềvi sinh vật trong nước cấp sinh hoạt .211
7.2 Sựnhiễm bẩn nguồn nước, quá trình tựlàm sạch của nước nguồn (sông, hồ).224
7.3 Các quá trình vi sinh vật trong các công trình xửlý nước thiên nhiên .238
7.4 Các hiện tượng bất lợi do sựphát triển vi sinh vật, sinh vật trong ống dẫn,
công trình và thiết bịcấp nước, biện pháp khắc phục .244
7.5 Vi sinh vật với quá trình xửlý ô nhiễm môi trường nước .247
CHƯƠNG 8: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬLÝ CHẤT THẢI .267
8.1 Khái niệm vềchất thải .267
8.2 Phân loại chất thải .268
8.3 Khái niệm vềxửlý chất thải .268
CHƯƠNG 9: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬLÝ KHÍ THẢI .293
9.1 Nguyên lý của quá trình xửlý sinh học khí thải .294
9.2 Các hệthống làm sạch không khí bằng phương pháp sinh học .293



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oli dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường, sức đề kháng yếu
E.coli thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong 30 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốt
sát trùng thông thường.
2. Khả năng gây bệnh
Bình thường E. Coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu
một số chủng trở nên gây bệnh. E.Coli không những chỉ gây bệnh đường ruột như ỉa
chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm gan,
viêm phế quản, viêm màng phổi v.v...
Độc tố của E. Coli thuộc loại nội độc tố, có khả năng chịu nhiệt. Đặc biệt có
một số chủng đột biến có khả năng sinh ngoại độc tố, có khả năng tác động lên tế bào
thần kinh.
Muốn phòng bệnh do E.Coli gây ra cần giữ vệ sinh ăn uống, đặc biệt cần các
biện pháp xử lý phân để tránh ô nhiễm ra môi trường.
5.3.1.2. Trực khuẩn lỵ (Shigella)
Shigella là một nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột được phát hiện do
Grigoriep năm 1891 bao gồm rất nhiều loài khác nhau. Shigella sống trong đường ruột
của người và một số động vật. Số lượng của chúng ít hơn E. Coli rất nhiều và thường
xuyên bị ức chế bởi E.Coli. Nếu cân bằng sinh thái trong ruột được giữ vững với thành
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG
171
phần Shigella chiếm tỷ lệ thấp thì cơ thể vô hại. Nhưng ở một điều kiện nào đó thì cân
bằng sinh thái bị phá vỡ, số lượng Shigella trở nên nhiều thì cơ thể sẽ bị bệnh do
Shigella gây ra.
1. Đặc điểm sinh học của Shigella
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
Shigella có hình que ngắn, 2 đầu tròn, kích thước thường từ 1 - 3µm x 0,5µm.
Shigella không có khả năng hình thành bào tử cũng như giáp mạc, không có tiêm mao
và tiên mao bởi thế không có khả năng di động. Nhuộm gram âm.
- Tính chất nuôi cấy:
Dễ nuôi cấy, mọc được trên các môi
trường thông thường, vừa hiếu khí, vừa kị khí.
Trên môi trường thạch, khuẩn lạc có dạng S
(nhăn bóng, bờ đều) hơi lồi. Khuẩn lạc trong
và nhỏ hơn khuẩn lạc của Salmonella. Có thể
mọc được ở nhiệt độ 80C - 400C nhưng thích
hợp nhất ở nhiệt độ 370C. Mọc được ở pH 6,5 -
8,8, thích hợp nhất ở pH 7 - 8.
Có khả năng lên men đường glucoza nhưng không tạo thành bọt khí. Đa số
không có khả năng lên men đường Lactoza, mantoza, Saccharoza. Shigella không có
men phân giải Urê, không làm lỏng Gelatin, không sinh H2S, tuỳ từng loài có phản
ứng Indol dương tính hay âm tính.
- Sức đề kháng:
Shigella có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 30
phút, nhiệt độ 60% trong 10 - 30 phút. Bị chết ngay ở nồng độ Phenol 5%.
Shigella dễ bị tiêu diệt do cạnh tranh với các vi sinh vật khác trong môi trường
tự nhiên, tuy nhiên có thể sống được trong nước không có nhiều tạp khuẩn khoảng 6
tháng, chịu được nhiệt độ thấp. Ở quần áo người bệnh, vi khuẩn lỵ sống được khoảng
1 tuần, trong sứa sống được khá lâu, Bởi vậy khi uống sứa tươi không khử trùng rất dễ
bị nhiễm Shigella.
- Khả năng biến dị di truyền:
Hình 5.2 S.sonnel (ảnh chụp
qua kính hiển vi điện tử
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG
172
Khi gặp những tác nhân gây đột biến hay điều kiện môi trường không thuận
lợi, vi khuẩn Shigella dễ bị biến đổi dạng khuẩn lạc từ dạng S sang dạng R tức là mất
khả năng hình thành giáp mạc (lớp vỏ nhày bao quanh vi khuẩn). Do đó cũng không
còn khả năng gây bệnh nữa vì khi vi khuẩn mất lớp vỏ nhày bao bọc xung quanh, sẽ dễ
bị bạch cầu nuốt chửng khi xâm nhập vào cơ thể chủ. Ngược lại, từ dạng R không gây
bệnh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp có thể biến thành dạng S.
2. Khả năng gây bệnh
Shigella là nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người (khác với bệnh lỵ
Amip do Amip gây ra) thường gây thành dịch vào mùa hè do ăn uống mất vệ sinh. Vi
khuẩn từ phân người bệnh xâm nhập vào môi trường, gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp của mùa hè sẽ có khả năng tồn tại lâu và xâm nhập vào người khoẻ qua
đường tiêu hoá. Vi khuẩn thường khu trú ở niêm mạc đại tràng kích thích đại tràng,
gây ra bệnh lỵ. Ngoài ra một số loài còn có khả năng gây bệnh viêm dạ dày và ruột ở
trẻ em. Bệnh lỵ do Shigella gây ra rất dễ bị tái phát và có thể trở thành bệnh mãn tính.
Độc tố của Shigella hầu hết là nội độc tố, chỉ có một số loài có khả năng sinh
ngoại độc tố. Nội độc tố của Shigella thuộc loại mạnh, chịu được nhiệt độ bền vững ở
nhiệt độ 1000C. Ngoại độc tố cũng thuộc loại mạnh, có khả năng tác dụng đến hệ thần
kinh nhưng không chịu được nhiệt độ.
Muốn phòng bệnh do vi khuẩn lỵ Shigella gây ra cần giữ vệ sinh môi trường và
vệ sinh thực phẩm. Không để phân của người bị bệnh xâm nhập vào môi trường xung
quanh, từ đó sẽ nhiễm vào thực phẩm và đi vào người lành qua đường tiêu hoá. Cần
cách ly người bệnh kịp thời.
5.3.1.3. Trực khuẩn thương hàn Salmonella
Salmonella thuộc nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột được phát hiện từ năm
1885 do Salmon tại Mỹ. Salmonella thường xuyên sinh sống trong đường ruột của
người và một số động vật. Chúng bị cạnh tranh bởi E.coli và thường bị E.coli tiêu diệt.
Bởi vậy khi trong ruột có nhiều E.coli sẽ hạn chế tác dụng gây bệnh của Salmonella. Ở
một điều kiện nào đó, thế cân bằng sinh thái trong ruột bị phá vỡ, số lượng E.coli suy
giảm, lúc đó Salmonella sẽ phát triển và gây bệnh.
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG
173
Hình 5.3. Salmonella (ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử)
1. Đặc tính sinh học
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
Salmonella là vi khuẩn có hình que ngắn, kích thước trung bình khoảng 1 - 3 x
0,5 micromet, không có khả năng hình thành bào tử và giáp mạc. Có nhiều tiêm mao
bao quanh tế bào, có khả năng di động. Nhuộm gram âm, thường bắt màu thuốc
nhuộm ở 2 đầu.
- Tính chất nuôi cấy:
Thuộc loại dễ nuôi cấy, mọc tốt ở các môi trường thông thường, mọc được ở
điều kiện hiếu khí hay kỵ khí. Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C và pH trung tính. Trên
môi trường thạch thường tạo thành khuẩn lạc dạng S đôi khi có dạng R, kích thước
khuẩn lạc thường lớn (2 - 4mm) trừ một vài chủng cho khuẩn lạc nhỏ. Khuẩn lạc
thường có màu trắng đục. Khi nuôi cấy trong môi trường lỏng, ở trường hợp khuẩn lạc
dạng S nó làm cho môi trường đục đều, ở trường hợp khuẩn lạc dạng R nó tạo thành
dạng hạt đọng ở đáy ống ở bên trong.
Có khả năng lên men Glucoza có sinh bọt khí (trừ một vài chủng đặc biệt không
có khả năng này). Không có khả năng lên men Lactoza, Sachoraza.
Có khả năng sinh H2S, không sinh Indol, không làm lỏng Gelatin. Có khả năng
khử Nitrat thành Nitrit, mọc được ở môi trường có nguồn cacbon duy nhất là xitrat
natri.
- Sức đề kháng:
Salmonella có sức đề kháng tốt, có thể sống ở môi trường ngoài cơ thể trong
thời gian lâu. Trong đất hay nước có thể sống được 2 - 3 tuần, trong nước đá tồn tại
được 2 - 3 tháng. Có thể tồn tại được ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút mới bị tiêu diệt, ở
600C sốn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status