Bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc



Việc Triệu Đà xâm lăng nước Âu Lạc bằng thủ đoạn hôn nhân đã khiến nhân dân căm hờn, nhưng, do nhiều nguyên nhân, sau khi thâu tóm quyền lực và lãnh thổ, Triệu Đà đã đứng về phía người phương Nam (tự xưng với Hán Cao Tổ là "Nam di đại trưởng lão") và thực hiện chính sách đối đầu quyết liệt với Trung Hoa. Chính đây là lý do giải thích tại sao nhiều sử gia từ tác giả Đại Việt sử lược cho đến Trần Trọng Kim và một số nhà chính trị, nhà hoạt động văn hóa đã từng coi nhà Triệu là một vương triều Việt Nam nối tiếp nhà Thục.
Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất trước hiểm họa xâm lăng khởi đầu từ trước công nguyên ấy đã được nuôi dưỡng và bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Thị Trinh (246), Lý Bôn với sự hình thành nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Thục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906-923), Dương Diên Nghệ (931-937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u rộng để vững buớc tiến vào tương lai. Do vậy, trong xó hội hiện đại, đũi hỏi con người phải cú vốn kiến thức đồng bộ, tư duy tổng hợp và phương phỏp tiếp cận liờn ngành. Văn húa học giỳp người ta đỏp ứng được đũi hỏi ấy.
Mặt khác, với những thành tựu khoa học và công nghệ kỳ diệu, ngày nay con người đã và đang thực hiện những ước mơ của mình mà ngàn đời xưa không thực hiện được như trong cuộc chinh phục vũ trụ, thám hiểm đại dương... nhưng cũng kèm theo đó biết bao hậu quả nghiêm trọng đe dọa cuộc sống của con người như nạn ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh tật... Để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định và phát triển hài hòa, nhân loại mong muốn một động lực, vừa là hệ điều chỉnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Muốn làm được điều đó, thì trước hết chúng ta phải có tầm hiểu biết về văn hóa, đặc biệt là bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nội dung
1. Lớp văn hóa bản địa
Lớp văn hóa bản địa được tạo nên chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa thời tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự hình thành trong cả khu vực Đông Nam á cổ đại một nền văn hóa đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ đạo. ở đây, có thể nói đến sự tiếp xúc và giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với Đông Nam á, tuy nhiên, nếu lưu ý rằng vào thời tiền sử, các dân tộc chưa hoàn toàn tách biệt, các quốc gia chưa hình thành, thì có lẽ nên xem thành tựu văn hóa thời đó là thành tựu chung của cả một khối cư dân lớn sinh sống trên khu vực Đông Nam á cổ đại (bao gồm Nam á - Bách Việt).
1.1. Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa thời tiền sử của cư dân Nam á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam á là một. Theo nhà địa - thực vật học người Mỹ C.O.LSauer thì Đông Nam á chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất bởi lẽ nơi đây là một vùng nhiệt đới với tính đa dạng cao về động thực vật cũng như cảnh quan địa mạo, sinh thái mà không nơi nào sánh kịp. Việc cây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn nghi ngờ gì. Cụ thể hơn, theo các tài liệu cổ thực vật học, trung tâm thuần dưỡng lúa tẻ (hạt dài) là vùng Đông Nam Himalaia, còn trung tâm thuần dưỡng lúa nếp (hạt tròn) là khu vực sông nước Đông Nam á. Vào thiên niên kỷ VI - V trước công nguyên, cùng với việc chuyển sang kinh tế sản xuất, cư dân Đông Nam á cổ đại (người Indonésien) đã đưa cây lúa thuần dưỡng từ vùng núi xuống đồng bằng. Và ở vùng sông này, người Đông Nam á xưa đã gây ra cây lúa nước nổi tiêng và đã tích luỹ được một vốn kỹ thuật trồng lúa nước phong phú. Người cổ Việt Nam sống trong các hang động với nghề săn bắt hái lượm, trong đó hái lượm là chính, và vào thời đá giữa (cách đây 10.000 năm), trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp... Đông Nam á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại. ở các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng Kênh, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun... đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi... có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước công nguyên.
Từ khu vực Nam á, lúa và kỹ thuật trồng lúa còn lan tới bờ Địa Trung Hải từ thời của những người Assiri cổ đại, tức là vào nửa đầu của thiên niên kỷ I trước công nguyên. Còn ở các hòn đảo Nhật Bản, nó mới chỉ được đưa tới từ trước công nguyên không lâu. Không chỉ chữ đạo trong tiếng Hán bắt nguồn từ chữ gạo mà ngay cả chữ rice, riz, ris, Reis, puc.... trong các ngôn ngữ châu Âu cũng có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam á cổ đại (dấu vết này còn thấy ở tên thần lúa Yang Sri của các dân tộc Tây Nguyên).
Những thành tựu chủ yếu của nghề nông nghiệp Đông Nam á thời tiền sử là:
+ Việc trồng lúa và các loại cây như khoai sọ, bầu bí, trầu cau, dâu...
+ Việc thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, lợn, gà.
+ Việc làm nhà ở.
+ Việc dùng các cây thuốc để chữa bệnh.
ảnh hưởng của Đông Nam á trong lĩnh vực kinh tế thể hiện ở việc đưa cây lúa thâm nhập vào vùng Đông á từ vài nghìn năm trước công nguyên và vùng Tây á ít nhất vào khoảng 1000 năm trước công nguyên. Đông Nam á đóng vai trò rất lớn trong việc phổ biến lợn, trâu và gà. Đến năm 1450 trước công nguyên, gà đã xuất hiện ở Ai cập Egip. Còn trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các loài, E.Darwin đã khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều bắt nguồn từ loài gà rừng Đông Nam á (tên khoa học là Gallus bankiva).
Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằng những nhân vật thần thoại mà điển hình nhất là Thần Nông.
1.2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nó đã đưa những thành tựu của nền văn hóa xây dựng trên cơ sở nông nghiệp lúa nước lên đến đỉnh cao. Nếu dùng thuật ngữ "Giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc" một cách ước lệ, dựa vào các thư tịch cổ và truyền thuyết, thì có thể hình dung nó khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỷ III trước công nguyên (mốc thời gian sớm nhất của giai đoạn này mà các cổ thư thường nhắc đến là năm 2789 trước công nguyên).
Truyền thuyết phương Nam (xem truyện Hồng Bàng thị trong Lĩnh Nam chích quái) kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (vua xứ nóng) họ Thần nông, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 trước công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy con gái vua hồ Đồng Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt Trì, Vĩnh Phúc ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Vua Hùng.
Về mặt không gian, bờ cõi nước "Xích Quỷ" truyền thuyết bao gồm từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình (phía Nam sông Dương Tử) chính là địa bàn cư trú của người Nam á - Bách Việt, là khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của khối cư dân Nam á - Bách Việt. Bình về truyện Họ Hồng Bàng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Gia Khánh viết: "Truyện ấy... kể về mối quan hệ giữa người Lạc Việt với các cư dân phi Hán tộc ở phần cực Bắc của vùng Đông Nam á thời kỳ tiền sử... Đó là ký ức về một sự thực có thể đã diễn ra trong thời kỳ xa xưa ấy". Sự tồ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status