Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay



Khoáng sản phi kim loại có Pirit ở Tân Lĩnh - Đồng Hanh (Lục Yên), cao lanh Ngòi Hóp, Minh Bảo. Chỉ tính riêng khu vực thị xã Yên Bái và huyện Yên Bình trữ lượng đã hơn 3 triệu tấn. Graphit tập trung ở hai huyện Văn Yên, Trấn Yên. Đá pensfat có nhiều ở Mông Sơn (Yên Bình), đá thạch anh dùng cho công nghiệp gốm sứ tìm thấy ở Trấn Yên với trữ lượng nhiều nghìn tấn. Nhất là vật liệu xây dựng có thể khai thác với số lượng lớn là đá vôi ở Đồng Khê (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), đất sét ở Bái Dương, Tuy Lộc, Đại Minh (Trấn Yên, Yên Bình). Cát sỏi thuộc dòng sông Hồng, sông Chảy. Các nguyên vật liệu này đã được khai thác nhưng mới chỉ ở những chỗ thuận tiện giao thông đi lại, còn ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đầu tư để khai thác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiệp, nông nghiệp, cây ăn quả và cây hoa màu.
Đất thủy thành và bán thủy thành có tổng diện tích 67278,3 ha. Đây là loại đất do phù sa sông suối bồi đắp và bồi địa (trong đó có trên 500ha đất ruộng bị ngập bởi nước hồ Thác Bà). Do vậy, đất thuộc loại này có độ phù cao, tỷ lệ đạm đều ở mức trung bình đến giàu, thường thiếu lân và kali, độ chua khá cao (trừ đất phù sa sông Hồng). Loại đất này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song, chỉ chiếm một tỷ lệ 9,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đầu người khoảng 950m2/người. Để thấy rõ tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn những năm gần đây ta có thể khảo sát bản số liệu sau (tham khảo bảng sau).
Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất
1998
2000
2001
2002
2003
2004
Diện tích
TT
Diện tích
TT
Diện tích
TT
Diện tích
TT
Diện tích
TT
Diện tích
TT
Tổng diện tích
688.292,2
100,0
688.292,2
100,0
688.292,2
100,0
688.292,2
100,0
688.292,2
100,0
688.292,2
100,0
I. Đất nông nghiệp
66692,4
9,68
67278,2
9,77
67.719,57
9,84
69.315,12
10,07
70445,43
10,24
70445,43
10,24
1. Đất trồng cây hàng năm
39786,9
5,78
39329,0
5,71
39.224,13
5,7
39.445,61
5,73
40.317,85
5,86
40,317,85
5,86
+ Đất lúa màu
19547,2
2,83
19704,5
2,86
19.807,05
2,87
20.093,51
2,92
20384,94
2,96
20.384,94
2,96
+ Đất nương rẫy
15408,2
2,23
14877,0
2,16
14.411,16
2,09
14.174,73
2,06
14.654,33
2,13
14854,33
2,13
+ Đất trồng cây hàng năm
4831,5
0,70
4747,5
0,68
5.005,92
0,51
5.177,37
0,75
5.278,58
0,77
5278,58
0,77
2. Đất vườn tạp
6903,5
1,00
6877,7
0,99
6.831,28
0,99
7.564,61
1,1
7.406,94
1,1
7406,94
1,1
3. Đất trồng cây lâu năm
16922,8
2,45
17937,2
2,60
18.594,94
2,7
19.034,89
2,77
19567,05
2,84
19.567,05
2,84
4. Đất cỏ dùng cho chăn nuôi
1977,4
0,28
2044,5
0,29
1.983,09
0,29
2,086,39
0,3
1926,89
0,28
1.926,89
0,28
5. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản.
1101,8
0,16
1089,8
0,15
1.086,13
0,16
1.183,62
0,17
1.226,70
0,18
1.226,70
0,18
II. Đất lâm nghiệp
258741,7
37,59
264065,3
38,38
268.470,77
39,26,2
282241,86
41,0
290995,51
43,14
290995,51
43,14
1. Đất rừng tự nhiên
180410,2
26,21
180436,4
26,22
180.434,02
26,2
186807,73
27,14
193928,70
28,18
193928,70
28,18
2. Đât rừng trồng
78330,2
11,38
83627,6
21,15
88.033,96
11,63
95.430,14
13,86
103062,82
14,97
103062,82
14,97
3. Đất ươm cây giống
1,3
0,0
1,4
0,0
2,79
0,0
3,99
0,0
3,99
0,0
3,99
0,0
III. Đất chuyên dùng
28491,6
4,13
28718,4
4,17
28.880,09
4,196
29.199,78
4,24
30098,21
4,37
30098,21
4,37
IV. Đất ở
3696,8
0,53
3728,1
0,54
3743,32
0,54
3804,54
0,55
3.861,53
0,56
3.861,53
0,56
V. Đất chưa sử dụng
330699,7
48,07
324502,1
47,14
31478,45
46
303.730,9
286891,52
41,68
286891,52
41,68
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004.
Theo số liệu trên tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong những năm qua thì diện tích đất nông nghiệp tăng lên từ năm 1998-2003 là giữ ở mức ổn định từ năm 2003 - 2004, nhưng chiếm diện tích tương đối ít so với tổng diện tích đất hiện có (từ 9,68% - 10,24%). Đất lâm nghiệp ngày một tăng và chiếm tỷ lệ lớn (từ 37,59% - 43,14%). Điều đó hợp lý xét theo cơ cấu chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn lãng phí với non một nửa diện đất chưa sử dụng, mặc dù đã có sự giảm đi nhưng không đáng kể. Từ 48,07% năm 1998 xuống 41,68% năm 2004. Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế này đòi hỏi Yên Bái phải có sự phát triển, nâng cao hơn nữa trình độ của người lao động để sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý nguồn đất đai phong phú và giàu tiềm năng này.
Chất lượng nguồn đất và cơ cấu sử dụng đất như đã trình bày ở trên chưa thể tạo thuận lợi sự phát triển lực lượng sản xuất ở Yên Bái. Còn một vấn đề cần đề cập đến là đất đai ở Yên Bái có nhiều địa hình khác nhau, vô cùng phong phú. Có những khu đất tương đối bằng phẳng, thuận lợi về nguồn nước để khai phá và gieo trồng lương thực như cánh đồng Mường Lò, nhưng diện tích lại quá ít. Với địa hình đồi núi dốc cao nên người dân phải khai phá những vùng đồi núi thấp cải tạo thành những ruộng bậc thang, kéo dài theo những sườn đồi. Nếu đưa những máy móc cơ khí công nghiệp vào sản xuất thì là một trở ngại vô cùng lớn đối với tỉnh.
Ngoài ra còn có loại hình nương dốc và nương bằng. Với nương bằng thường ở độ cao vài trăm mét trở lên so với mặt nước biển, được khai phá để trồng cây lương thực và một số cây công nghiệp khác như lúa nương, ngô, sắn, các cây họ đậu, các cây công nghiệp như chè, nứa, vầu…
Đất nông nghiệp là đối tượng lao động cơ bản của Yên Bái. Nhưng trình độ người lao động còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, cộng với điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi làm cho người dân sản xuất một thời gian lại bỏ đi tìm đến những vùng đất màu mỡ, lại phá rừng làm rẫy, rồi du canh, du cư làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm chậm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, cần có những biện pháp, chính sách khắc phục tình trạng trên, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Với quan điểm đảm bảo an ninh lương thực là yếu tố quan trọng, là cơ sở ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, cùng sự tích cực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và của tỉnh, trong 5 năm qua vùng cao đã khai hoang được 827 ha ruộng nước, các xã vùng cao đã đưa 1.528 ha ruộng 1 vụ lúa lên sản xuất 2 vụ, chiếm tỷ lệ 39% tổng diện tích ruộng 1 vụ, 66,2% diện tích lúa nước được cấy bằng giống lúa có năng suất cao, góp phần đưa năng suất lúa 2 vụ vùng cao đạt 67 tạ/ha. Sản lượng lương thực hàng năm tăng thêm khoảng 4.000 tấn. Dù đã đạt được những thành quả bước đầu đáng khích lệ, hiện tượng thiếu đói kéo dài không còn, đói giáp hạt cơ bản đã được giải quyết, nhưng hiện tại chưa có sự thay đổi cơ cấu giống mới, chưa tạo ra sự nhảy vọt về năng suất lao động. Do vậy, nguồn lương thực phục vụ đời sống và chăn nuôi vẫn còn phải dựa vào tỉnh ngoài là chủ yếu.
Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng cao, cây chè tuyết san được chọn là một trong những loại cây trồng chính, được quy hoạch để phát triển vì có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Chè tuyết còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong 5 năm qua Yên Bái đã trồng mới được 2.625 ha chè, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 2.500 tấn. Đây là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và con người Yên Bái làm cho lực lượng sản xuất ở đây phát triển mang sắc thái riêng.
Điều kiện khí hậu với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt cao là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra sinh khối lớn giúp cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh. Các ngành khai thác và chế biến gặp nhiều thuận lợi; các ngành du lịch và giao thông có thể hoạt động quanh năm. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng cây dược liệu quý như: quế và chăn nuôi gia súc có sừng như: Bò, dê, hươu, nai…
Kinh tế nông nghiệp ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung vẫn c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status