Hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 5
1.1. Một số lý luận chung về bảo hiểm xã hội 5
1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường 12
1.3. Khái quát về pháp luật thu, chi bảo hiểm xã hội 13
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước về hoạt động bảo hiểm xã hội 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 32
2.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 32
2.1.1. Về quản lý thu bảo hiểm xã hội 32
2.1.2. Về quản lý chi bảo hiểm xã hội 35
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 37
2.2.1. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội 37
2.2.2. Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội 59
2.2.3. Cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội 76
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2010 81
3.1. Những định hướng cơ bản 81
3.1.1. Pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội phải thể hiện được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước 81
3.1.2. Mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 81
3.1.3. Nhà nước thống nhất ban hành chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng phát huy quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước 82
3.1.4. Pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới 83
3.2. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 83
3.2.1. Đổi mới cách quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 83
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng tưởng quỹ 93
3.2.3. Sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 94
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội 94
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oanh đều đăng ký tham gia BHXH, hiện tượng doanh nghiệp né tránh hoàn toàn, không đăng ký tham gia cũng rất ít.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì đây là khối có số lượng lao động phải tham gia đông nhất. Theo thống kê số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp này là rất lớn, trên toàn quốc có tới trên 10 triệu và xu thế sẽ còn nhiều hơn nữa vì các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa sẽ chuyển sang loại hình này. Tuy nhiên, trên thực tế số lao động tham gia BHXH của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế mới chỉ chiếm từ 10-15% tổng tổng số phải tham gia theo luật định. Các vi phạm pháp luật về nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp này trong thời gian qua là thường xuyên và dưới nhiều hành thức như không đăng ký tham gia, khai giảm số lao động, tiền lương… Nguyên nhân chính của tình hình này là: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểm chung là có quy mô sản xuất vừa và nhỏ là chủ yếu; cơ sở sản xuất, lực lượng lao động thường không ổn định, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, cơ chế quản lý thu cũng như các quy định của pháp luật trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp thuộc khu vực này còn chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ và rất khó thực hiện. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp này cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra, có một hiện tượng khá phổ biến nữa là nhiều doanh nghiệp trốn tránh, không đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH là họ thường thỏa thuận với người lao động về điều kiện tự bảo hiểm lấy để viện lý do nếu bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra phát hiện ra (khi vào làm việc người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mặc dù công việc ổn định và kéo dài qua các năm, trong đó người sử dụng lao động ghi rõ trong hợp đồng là tiền BHXH được trả cùng với tiền lương, tiền công của người lao động để họ tự bảo hiểm lấy).
* Đối với Nhà nước
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc tham gia vào quỹ BHXH đã được quy định rõ trong Bộ luật Lao động cũng như trong Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành từ năm 1995, đó là: Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Do đặc thù hoạt động BHXH của nước ta, từ năm 1994 trở về trước người lao động không phải đóng BHXH nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHXH, còn từ 1995 trở đi luật quy định người lao động bắt buộc phải đóng BHXH mới được hưởng BHXH, quỹ BHXH chỉ phải đảm bảo chi trả cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ 1995 trở đi, còn các đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ 1994 trở về trước vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo. Với quy định này đã làm nảy sinh các vấn đề cần giải quyết đó là:
- Phần đóng và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các đối tượng có thời gian làm việc trước năm 1995 nhưng lại về nghỉ hưu và trợ cấp BHXH từ 1995 trở đi đến nay chưa được thực hiện. Theo tính toán của cơ quan BHXH số phải đóng vào quỹ BHXH của Nhà nước là khá lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng trên thực tế đã gần 9 năm nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến rất lớn đến khả năng tăng trưởng của quỹ BHXH, vì nếu Nhà nước chuyển dần số tiền đó vào quỹ BHXH theo từng năm thì khả năng sinh lời của quỹ cũng sẽ lớn dần lên hàng năm.
- Nhà nước đảm bảo cho quỹ trong trường hợp lạm phát cao, sức mua của đồng tiền bị giảm sút. Sự đảm bảo này đến nay chưa phải sử dụng đến vì lạm phạm trong những năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát được.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, nếu không có những quy định và cơ chế rõ ràng cho việc đóng và hỗ trợ của Nhà nước vào quỹ BHXH, thì việc Nhà nước tự điều chỉnh mình là rất khó, tính khả thi kém.
* Đối tượng bị điều chỉnh cuối cùng - cơ quan BHXH
Cơ quan BHXH, tổ chức có trách nhiệm chính trong công tác thu BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Việc điều chỉnh của pháp luật với tổ chức này nhìn chung không có gì phức tạp bởi lẽ, các quy định của pháp luật về đối tượng, về mức đóng và cách đóng đã khá rõ, cơ quan BHXH chỉ phải chịu trách nhiệm duy nhất là thu đúng, thu đủ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Tuy nhiên, trên thực tế và trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, cũng đã nảy sinh khá nhiều vấn đề cần được xử lý, giải quyết bằng các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, các đối tượng phải tham gia BHXH đã được quy định rõ nhưng khi cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện ra lại không có quyền xử phạt; hay luật đã quy định cơ quan BHXH có trách nhiệm bảo toàn, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH nhưng trên thực tế việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH hiện nay lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ định của Thủ tướng Chính phủ mà chủ yếu là cho vay với lãi suất thấp, như vậy rõ ràng là khả năng sinh trưởng của quỹ bị ảnh hưởng, thậm chí ở thời điểm lãi suất cho vay thấp hơn tỷ lệ lạm phát thì quỹ không những không tăng trưởng mà khả năng bảo toàn cũng rất khó…
Qua phần phân tích ở trên, ta có thể rút ra kết luận: Nếu các đối tượng bị điều chỉnh của pháp luật về quản lý thu BHXH thực thi nghiêm túc các quy định của luật thì kết quả thu BHXH chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thực thi các quy định của pháp luật về quản lý thu BHXH cũng đã chỉ ra giữa các quy định của luật với những gì diễn ra trong thực tế cuộc sống còn có khoảng cách và ở một số khâu thậm chí còn là khoảng cách lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà hoạch định, xây dựng chính sách cũng như những người tổ chức thực hiện công tác thu BHXH là làm sao phải rút ngắn và loại bỏ được khoảng cách này, có như vậy pháp luật về quản lý thu BHXH mới có tính khả thi cao trong cuộc sống.
2.2.1.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về quản lý thu bảo hiểm xã hội
- Những kết quả đạt được:
Một là: Mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia BHXH, nếu trước đây đối tượng tham gia BHXH chỉ hạn hẹp trong phạm vi cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang thì từ năm 1995 đến nay đối tượng, phạm vi tham gia BHXH đã không ngừng được mở rộng, hiện tại là đối với tất cả các đơn vị, cơ sở sản xuất, kể cả các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động nếu có quan hệ hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn đều thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHXH. Với quy định này của pháp luật, số lượng lao động tham gia và số thu BHXH từ năm 1995-2003 không ngừng được tăng lên hàng năm, điều mà trước năm 1995 không thể có được.
Hai là: Hình thành quỹ BHXH tập trung, quản lý thống nhất, hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước và đảm bảo tự cân đối thu, chi BHXH. Nếu trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nguồn chi trả các chế độ BHXH cho người lao động c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status