Tình hình sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chương I: TỔNG QUAN VỀ SVNL
1.1 Một số định nghĩa:
Theo Công ước ĐDSH thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất 1992 tại Rio De Janeiro thì SVNL được định nghĩa:
+ SVNL( Alien species) là một loài, phân loài hay taxon phân loại thấp hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kì( giao tử, trứng, chồi, mầm) có khả năng xuất hiện, sống sót và sinh sản bên ngoài vùng phân bố tự nhiên( trước đây hay hiện nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
+ SVNLXH( Invasive Alien Species) là một loài sinh vật lạ đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong hệ sinh thái hay nơi sống mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa đến ĐDSH bản địa.
Theo Bộ luật ĐDSH đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc hội khóa XII và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2009. Theo đó tại khoản 19, điều 3, chương 1 định nghĩa:
+ SVNLXH là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hay gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. SVNLXH có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn( động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa ( thực vật) do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc, cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hay thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa.
1.2 Quá trình hình thành một loài SVNLXH:
_ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn các loài động- thực vật đã được chuyển tới sống ngoài khu phân bố tự nhiên lâu đời của chúng trước đây. Ở môi trường sống mới, trong nhiều trường hợp, do điều kiện sống không phù hợp hay bị cạnh tranh mạnh của loài bản địa, các loài sinh vật mới đến không tồn tại hay phát triển được.
_ Tuy nhiên, nhiều khi do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở nơi cũ, lại gặp nhiều điều kiện sống thuận lợi( khí hậu, đất đai…) các loài mới này có điều kiện sinh sôi rất nhanh và đến một lúc nào đó, chúng phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường sống mới và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc đó, các loài này mới trở thành loài xâm hại.
_ Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của chúng gây nên những hậu quả xấu đối với môi trường và ĐDSH bản địa như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Lúc này, các loài nêu trên được gọi là SVNLXH.
1.3 Đặc điểm:
_ Sinh sản rất nhanh( bằng cả vô tính và hữu tính).
_ Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
_ Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
_ Khả năng phát tán nhanh.





1.4 Cơ chế gây hại- đời sống:
_ Một số loài động vật xâm hại môi trường là những loài thủy sản, vật nuôi của con người. Tuy nhiên ngoài khả năng cạnh tranh mạnh mẽ về thức ăn,nước uống… các loài này còn có bản năng sinh tồn quyết liệt, có khả năng ngụy trang, phòng vệ tấn công cao đối với sinh vật khác, làm chúng không thể phát triển, sinh tồn theo quy luật tự nhiên.
_ Đồng thời, môi trường sống hay hệ sinh thái quần thể động- thực vật bị thay đổi về nguồn thức ăn, phá vỡ nhiều mắt xích cơ bản trong chuỗi thức ăn, làm phá hủy cân bằng tự nhiên của lưới thức ăn. Từ đó, những sinh vật đóng vai trò nguồn thức ăn cơ bản trong chuỗi và lưới thức ăn bị tiêu diệt dần, kéo theo sự tiêu diệt của các sinh vật bậc cao hơn.
_ Hơn nữa, những động vật xâm hại môi trường có vòng đời ngắn, thời gian trưởng thành nhanh, sinh sản hàng loạt, thích nghi cao.
_ Một số loài có độc có thể tấn công con người dẫn đến tử vong hay gây ngộ độc thực phẩm. Có thể gây bệnh dịch với quy mô lớn ở cả vật nuôi, cây trồng và con người.
_ Sự xuất hiện của động vật xâm hại môi trường làm giảm đáng kể ĐDSH trong môi trường chúng sống. Chúng còn được gọi là SVNLXH vì trong một hệ sinh thái bền vững với những sinh vật trong đó, nếu có sự xâm nhập từ bên ngoài của SVNLXH thì hệ sinh thái đó có thể bị hủy diệt.
1.5 Tác hại chung:
_ Khi đã thích nghi với môi trường sống mới, SVNL có thể gây nhiều tác động khác nhau đến môi trường và ĐDSH tại nơi ở mới, nhưng về cơ bản có thể phân thành:
+ Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn nơi sống…( động vật)
+ Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc( thực vật).
+ Lai giống với các loài bản địa, từ đó làm suy giảm nguồn gen.
+ Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hay thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
+ Truyền bệnh và kí sinh trùng.
_ Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về các giá trị ĐDSH( mất các loài, các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa) mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế, nhiều khi rất tốn kém và mất thời gian.
_ Nhiều loài ngoại lai xâm hại không thể hiện tác hại của chúng ngay khi được du nhập vào môi trường mới mà thường trải qua một giai đoạn “ tích lũy”. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng được du nhập.
_Tuy nhiên, có nhận xét chung là các hệ sinh thái đã bị tác động và biến đổi thường dễ bị ảnh hưởng hơn các hệ sinh thái nguyên sinh, chưa bị tác động.
_ Cũng cần chú ý là nhiều loài ngoại lai xâm hại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường và ĐDSH, ảnh hưởng gián tiếp của chúng rất phức tạp và gây những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn hay đời sống cộng đồng.



6vcnxw490Q5O3a6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status