Hệ thống cảng biển phía bắc Việt Nam (Nhóm I) và một số vấn đề về quản lý - pdf 18

Download miễn phí Hệ thống cảng biển phía bắc Việt Nam (Nhóm I) và một số vấn đề về quản lý



Hiện nay, Ninh Bình chưa có cảng biển, hầu
hết các cảng thuộc tỉnh này đều là cảng nhỏ,
cảng sông. Thái Bình và Nam Định đều mong
muốn phát triển hai cảng biển hiện có của mình
là: cảng Diêm Điền (Thái Bình) và cảng Hải
Thịnh (Nam Định). Tuy nhiên, các địa phương
này hiện đang đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp và cung cấp lương thực của
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, diện tích đất
trồng lúa của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định
rất lớn, gần nhưgấp đôi diện tích ba tỉnh Quảng
Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình gộp lại. Nuôi
trồng thủy sản của hai tỉnh này cũng rất phát
triển. Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch
phong phú, có thểcoi đây là lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn. Tỉnh lại có lợi thếphát triển ngành
nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Vì vậy,
các tỉnh này cần xem xét kỹviệc phát triển cảng
biển đểtập trung thếmạnh của mình vào những
ngành chủlực tránh xảy ra xung đột quyền lợi
giữa các ngành kinh tế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 486‐492
486
_______
Hệ thống cảng biển phía bắc Việt Nam (Nhóm I)
và một số vấn đề về quản lý
Phạm Văn Vỵ
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tóm tắt. Cảng biển có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hàng hải. Hệ thống cảng
phía bắc từ Quảng Ninh tới Ninh Bình (Nhóm I) đang góp phần tích cực vào việc phát triển kinh
tế-xã hội của miền Bắc nước ta. Hiện nay, việc đầu tư vào phát triển cảng biển dàn trải, hệ thống
giao thông không đồng bộ, có nhiều ảnh hưởng bất lợi tới môi trường biển đã làm hạn chế vai trò
của cảng biển ở khu vực. Việt Nam cần có chiến lược phát triển và biện pháp quản lý thích hợp đối
với hệ thống cảng biển cả nước nói chung và khu vực phía bắc nói riêng.
1. Đặt vấn đề∗
Đối với nước ta hiện nay, kinh tế biển nói
chung và kinh tế hàng hải nói riêng luôn đóng
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Với tiềm năng tự nhiên và kinh
tế-xã hội (KT-XH) sẵn có, ngành kinh tế hàng
hải nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển. Suốt chiều dài trên 3.260 km đường
bờ biển, có nhiều vị trí phù hợp để xây dựng
cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng
trung chuyển quốc tế, phát triển đội tàu vận tải
biển để trao đổi hàng hóa với các nước.
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-02-2007
của Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định
rõ ngành kinh tế hàng hải được ưu tiên thứ hai
trong thứ tự phát triển kinh tế biển, chỉ đứng
sau khai thác và chế biến dầu khí. Trong đó,
việc phát triển hệ thống cảng biển đang được
đặc biệt quan tâm [4].
∗ ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: [email protected]
Hệ thống cảng biển phát triển phục vụ đắc
lực cho nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước
và quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, cùng với
việc góp phần vào phát triển KT-XH thì hệ
thống cảng biển cũng gây ra những tác động bất
lợi tới chất lượng môi trường, ngành du lịch,
ngành nuôi trồng thủy sản, v.v… Mặt khác,
việc đầu tư phát triển cảng biển nếu chỉ quan
tâm đến số lượng mà không tập trung nâng cao
chất lượng và biện pháp quản lý phù hợp sẽ gây
lãng phí cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc
quy hoạch, phát triển cảng biển cần rất thận
trọng, luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững lên
hàng đầu. Trong bài báo này sẽ phân tích về hệ
thống cảng biển phía Bắc (Nhóm I) từ Quảng
Ninh tới Ninh Bình (hình 1) và đưa ra một số
kiến nghị về quản lý và bảo vệ môi trường.
P.V. Vỵ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 486‐492 487
2. Hệ thống cảng biển Khu vực I từ Quảng
Ninh tới Ninh Bình
Theo Quyết định số 202/1999/ QĐ-TTg
ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Phê duyệt hệ thống cảng
biển Việt Nam” thì hệ thống cảng biển của Việt
Nam được chia làm 8 nhóm. Trong đó, nhóm
cảng biển phía Bắc thuộc Nhóm I, bao gồm các
cảng từ Quảng Ninh tới Ninh Bình (bảng 1).
Việc nâng cấp và phát triển cảng biển Nhóm I
không những góp phần to lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội ở miền Bắc nước ta mà còn được
dự báo sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
cho khu vực phía Tây nam của Trung Quốc
phát triển hơn. Cảng nước sâu ở Hải Phòng,
Quảng Ninh có thể giúp rút ngắn quãng đường
vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực Tây nam
của Trung Quốc tới 800km, khuyến khích các
doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam
làm điểm đến thứ hai, để giảm bớt chi phí và rủi
ro đầu tư vào Trung Quốc. Trong tương lai, Hải
Phòng sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế và
Hòn Gai - Quảng Ninh là cảng đầu mối khu
vực[1].
Hình 1. Phân nhóm hệ thống cảng biển Việt Nam[4].
P.V. Vỵ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 486‐492 488
2.1. Hệ thống cảng thuộc Thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là thành phố cảng
biển lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên
hải Bắc Bộ, trong tam giác phát triển kinh tế
trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng.
Đây là đầu mối giao thông quan trọng và cửa
ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao
lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và
quốc tế. Hệ thống cảng Hải Phòng lớn thứ hai
Việt Nam sau cảng Sài Gòn với sản lượng hàng
hoá thông qua cảng tăng liên tục hàng năm và
đến năm 2008 đã đạt gần 30 triệu tấn. Trong đó,
riêng Cảng Hải Phòng (khu cảng chính) đạt sản
lượng cao nhất đến 13,9 triệu tấn.
Bảng 1. Một số cảng biển phía Bắc thuộc Cục hàng hải quản lý [4]
STT Tên cảng Đơn vị khai thác Loại cảng
1 Hải Phòng (cảng chính) Cảng Hải Phòng Tổng hợp
2 Thượng Lý Cảng Hải Phòng Tổng hợp
3 B12 Cảng xăng dầu B12 Chuyên dùng dầu khí
4 Mũi Chùa Cty vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh Tổng hợp
5 Cẩm Phả Công ty Cảng và Kinh Doanh than Tổng hợp
6 Hòn Gai Ban quản lý cảng Hòn Gai Khách
7 Cái Lân Cảng Quảng Ninh Tổng hợp
8 Chùa Vẽ Cảng Hải Phòng Tổng hợp
9 Vật Cách Cty cổ phần cảng Vật Cách Tổng hợp
10 Đoạn Xá Cty cổ phần cảng Đoạn Xá Tổng hợp
11 Cửa Cấm Xí nghiệp cảng Cửa Cấm Tổng hợp
12 Thượng Lý Cty Xây dựng khu vực III Chuyên dùng dầu khí
13 Đài Hải Cty Liên doanh dầu khí Đài Hải Chuyên dùng dầu khí
14 Total Gas Hải Phòng Cty Liên doanh Total Gas Hải Phòng Chuyên dùng dầu khí
15 Petex Xí nghiệp xăng dầu Petex An Hải Chuyên dùng dầu khí
16 Thăng Long Cty Liên doanh khí hoá lỏng Thăng Long Chuyên dùng dầu khí
17 Caltex Cty TNHH nhựa Caltex Chuyên dùng dầu khí
18 Ximăng Chinfon HP Cty Liên doanh ximăng Chinfon Xi măng
19 Transvina Cty TNHH vận tải Công nghệ cao Tổng hợp
20 Diêm Điền Ban quản lý cảng Diêm Điền Tổng hợp
21 Hải Thịnh Cty cảng Hải Thịnh Tổng hợp
Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang có kế
hoạch nâng cấp cảng Hải Phòng trở thành cảng
cửa ngõ quốc tế. Khu bến Lạch Huyện sẽ được
xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng conteiner.
Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có
năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến 80 nghìn
DWT vào năm 2020. Khu bến Đình Vũ cũng sẽ
được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được
tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT. Khu bến Yên
Hưng (Yên Trạch, đầm nhà Mạc) sẽ được xây
dựng làm bến chuyên dùng có thể tiếp nhận tàu
30 nghìn tới 40 nghìn DWT. Ngoài ra, còn có
bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng cho an ninh
quốc phòng.
P.V. Vỵ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 486‐492 489
Cảng Hải Phòng được xây dựng theo tiêu
chuẩn chất lượng cao và chia theo từng khu vực
chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản,
xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hoá. Tuy
nhiên, lượng hàng hóa qua cảng chuyển đi các
nơi khác chủ yếu vẫn bằng đường bộ. Mạng
lưới đường sắt hiện nay còn hạn chế kết nối với
cảng. Thêm nữa, luồng tàu bị b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status