Báo hiệu số 7 và ứng dụng của báo hiệu số 7 cho tổng đài Alcatel A1000 E10 (OCB283) - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Báo hiệu số 7 và ứng dụng của báo hiệu số 7 cho tổng đài Alcatel A1000 E10 (OCB283)



MTP được xem như là một hệ thống chuyển tải phục vụ cho UP trong CCS7. Các bản tin được MTP chuyển từ UP này đến UP khác. Chức năng của nó nhằm đảm bảo các bản tin chuyển tới đúng UP có địa chỉ đúng với địa chỉ được mã hoá ở trên bản tin mà không bị mất thông tin ( nghĩa là đảm bảo được độ tin cậy cho các bản tin báo hiệu và các thông tin khác giữa các UP ) không bị kép hay không bị gián đoạn và không có bit lỗi.
MTP sử dụng thông tin trong nhãn của bản tin để định tuyến bản tin kể các qua đường quá giang. MTP chia làm 2 phần chính thực hiện kết nối trên kênh dữ liệu để kết nối các điểm báo hiệu khác nhau và hệ thống thực hiên chức năng điều khiển việc truyền đưa các bản tin qua mạng báo hiệu.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thiện và các giá trị của giải pháp này đã được chấp nhận trong các ứng dụng của báo hiệu. Chính vì vậy có thể nghiên cứu cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7 một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn. Trước hết chúng ta nghiên cứu các cấu trúc của mô hình OSI.
III.3.1. Mô hình tham chiếu giao tiếp hệ thống mở OSI
Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO đã đưa ra một mẫu tổng quát có giá trị tham khảo mở rộng cho các cấu hình mạng và dịch vụ viễn thông, đó là mô hình đấu nối hệ thống mở OSI.
OSI cung cấp một cấu trúc hấp dẫn cho thông tin máy tính theo kiểu phân lớp, gồm 7 lớp. Đó là: Lớp ứng dụng, lớp trình bày, lớp phiên, lớp vận chuyển, lớp mạng, lớp liên kết số liệu, lớp vật lý, nó định ra các yêu cầu kỹ thuật và chức năng trong một thủ tục thông tin giữa người sử dụng (User). Trong mỗi lớp đều có 2 kiểu tiêu chuẩn:
Thứ nhất là tiêu chuẩn xác định dịch vụ : Định ra các chức năng cho từng lớp và các dịch vụ do lớp này cung cấp cho User hay cho lớp ngay trên nó.
Thứ hai là tiêu chuẩn về đặc tính của giao thức : Định rõ sự hoà hợp các chức năng bên trong một lớp trong hệ thống và với lớp tương ứng trong hệ thống khác.
Ưu điểm của mô hình cấu trúc phân lớp đó là một giao thức bên trong một lớp có thể được trao đổi mà không ảnh hưởng đến các lớp khác và cũng không ảnh hưởng đến việc cài đặt các chức năng cho các lớp đang rỗi. Thông tin giữa các chức năng luôn luôn được thực hiện trên cùng một lớp tương ứng đối với các giao thức của lớp này. Chỉ có các chức năng trên cùng lớp mới hiểu được nhau.
Lớp 7 - Lớp ứng dụng (Application Layer):
Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ cho thủ tục áp dung của User và điều khiển mọi thông tin giữa các ứng dụng. Ví dụ như chuyển file, xử lý bản tin, các dịch vụ quay số và công việc vận hành bảo dưỡng
Lớp 6 - Lớp trình bày (Presentation Layer):
Định ra cú pháp biểu thị số liệu, biến đổi cú pháp được sử dụng trong lớp ứng dụng thành cú pháp thông tin cần thiết để thông tin giữa các lớp ứng dụng, ví dụ như teletex sử dụng mã ASCII.
Lớp 5 - Lớp phiên (Session Layer):
Thiết lập đấu nối giữa các lớp trình bày trong các hệ thống khác nhau. Nó còn điều khiển đấu nối này, đồng bộ hội thoại và cắt đấu nối. Hiện nay nó còn cho phép lớp ứng dụng định ra điểm kiểm tra để bắt đầu việc phát lại nếu truyền dẫn bị gián đoạn.
Lớp 4 - Lớp vận chuyển (Tranport Layer):
Đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà lớp ứng dụng yêu cầu. Lớp vận chuyển thực hiện các chức năng: Nhân biết lỗi, sửa lỗi, điều khiển lưu lượng. Lớp ứng dụng tối ưu hoá thông tin số liệu bằng cách ghép và tách các luồng số liệu trước khi số liệu đến được mạng.
Lớp 3 - Lớp mạng (Network Layer):
Cung cấp một kênh để truyền thông tin số liệu giữa các lớp vận chuyển trong các hệ thống khác nhau. Lớp này có chức năng thiết lập, duy trì, cắt đấu nối giữa các hệ thống, xử lý địa chỉ và định tuyến qua các trung kế.
Lớp 2 - Lớp liên kết số liệu (DataLink Layer):
Cung cấp một trung kế không lỗi giữa các lớp mạng. Lớp này có khả năng nhận biết lỗi, sửa lỗi, điều khiển lưu lượng và phát lại.
Lớp 1 - Lớp vật lý (Physical Layer):
Cung cấp các chức năng về cơ điện và các thủ tục nguồn để hoạt hoá, bảo dưỡng và khoá các trung kế để truyền các bit giữa các lớp đường số liệu. Lớp vật lý còn có các chức năng biến đổi số liệu thành các tín hiệu phù hợp với môi trường truyền dẫn.
Các lớp 1- 3 định ra các thủ tục để tạo đường nối tới mạng, thiết lập đấu nối cần thiết giữa mạng và thuê bao, đồng thời chuyển thông tin giữa các hệ thống với sự trợ giúp của mạng. Chúng đảm bảo việc truyền thông tin từ vị trí này sang vị trí khác có thể qua một hay nhiều chặng và các trạm chuyển tiếp Tandem. Chức năng này là cơ sở cho mọi mạng số liệu.
Các lớp 4- 7 điịnh ra cách sử lý thông tin trước và sau khi thông tin được chuyển qua mạng.
Sự biến đổi các mức trong mỗi hệ thống đều có quan hệ logic với mức trong hệ thống khác thuộc mạng, điều này có nghĩa là các mức cùng loại sẽ có khản năng giao tiếp với nhau bằng các thủ tục riêng biệt cho mỗi mức.
III.3.2. Cấu trúc phân mức của CCS7
Hệ thống báo hiệu số 7 là một thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó cũng được cấu trúc theo Modul và rất giống mô hình OSI, nhưng ở mô hình OSI có 7 lớp (Layer) còn hệ thống số 7 chỉ có 4 lớp (Layer - Mức). Ba lớp thấp nhất tạo thành phần chuyển giao tin báo MTP (Message Tranfer Part), lớp thứ 4 là phần ứng dụng UP (User Part).
Cấu trúc phân lớp của hệ thống báo hiệu số 7 được thể hiên như sau:
Phần chuyển giao tin báo MTP: MTP đảm bảo khản năng chuyển giao thông tin một cách tin cậy trong chế độ không liên kết ( có nghĩa là không kết nối LOGIC nào trước khi chuyển giao thông tin ).
Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP ( Signalling Connection Control Part ): Một trong chức năng của SCCP là cung cấp mạch ảo. MTP kết hợp với SCCP được xem như phần dịch vụ mạng NSP ( Network Service Part ) sẽ cung cấp cả 2 dịch vụ là định hướng liên kết và không liên kết.
Chức năng của NST được xếp ngang hàng với các lớp 1- 3 của mô hình OSI.
Phần khách hàng ISDN- ISUP: Cung cấp các chức năng tương ứng với các lớp 4 - 7 của mô hình OSI dùng cho các dịch vụ ứng dụng điều khiển cuộc gọi. Ngoài ra còn có phần khách hàng điện thoại TUP, phần khách hàng số liệu DUP ( Data User Part ) và các phần khách hàng khác do CCITT định nghĩa.
Các khản năng giao dịch TC ( Transaction Capabilities ) bao gồm phần dịch vụ trung gian ISP ( Intermidiate Service Part ) và phần ứng dụng các khản năng giao dịch TCAP ( Transaction Capabilities Aplication Part ). Phần ISP cung cấp các dịch vụ của lớp 4- 6 và TCAP cung cấp các dịch vụ lớp 7 cho quá trình ứng dụng.
MTP
1
2
3
4
5
6
7
Hình III.9 Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI
4
3
ISUP
TUP
TCAP
SCCP
2
Lớp vật lý
Lớp liên kết số liệu
Lớp mạng
Lớp vận chuyển
Lớp phiên
Lớp trình bày
Lớp ứng dụng
OSI
Lớp
Đường số liệu báo hiệu
Đường báo hiệu
Mạng báo hiệu
1
SS7
Mức
OMAP
Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong phiên bản đầu tiên là thủ tục thông tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng (Connection Oriented), gồm 3 pha thực hiện là thiết lập đấu nối, chuyển số liệu và giải phóng đấu nối. Còn trong SS7, MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển không định hướng (Connectionless) chỉ có pha chuyển số liệu, do vậy việc chuyển số liệu sẽ nhanh hơn nhưng với số lượng ít.
III.4. Cấu trúc chức năng thành phần CCS7
III.4.1. Cấu trúc tổng quát của CCS7
Mạng báo hiệu
USER
MTP
MTP
USER
Hình III.10 Cấu trúc tổng quát của CCS7
Chúng ta có thể xem đường báo hiệu số 7 là một đường thông thường trong mạng. Những đường nối này được sử dụng hoàn toàn độc lập bởi các nhóm người sử dụng khác nhau. Nhiệm vụ của các đường nối trong mạng là tạo ra một hệ thống vận chuyển thông tin tin cậy cho các nhóm người sử dụng.
Trong hệ thống báo hiệu số 7 chúng ta có các nhóm người sử dụng khác nhau gọi là b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status