Thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế - pdf 18

Download miễn phí Thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế



Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế: Cắt ngang mô tả phân tích.
Thời gian nghiên cứu: 01/07 –31/07/ 2008.
Thu thập số liệu qua bảng 25 câu hỏi.
Quản lý số liệu: Microsoft Excel 2000
Xử lý số liệu: SPSS phiên bản 11.5



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương – TPHCM.
Đối tượng - phương pháp: 626 nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(29% nam và 71% nữ) tham gia trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu gồm 25 câu hỏi về
kiến thức, thái độ, hành vi của họ trong mối tương quan với tình trạng hút thuốc lá
trong bệnh viện.
Kết quả: Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá, 10% biết đến các
biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo. 38% tự tin hoàn toàn có thể giải
thích tác hại thuốc lá, 17,3% tự tin hoàn toàn có thể hỗ trợ cai thuốc lá, 25,6% tin rằng
nội qui cấm hút thuốc lá trong bệnh viện được chấp hành nghiêm túc. 32,6% nam
1,3% nữ hút thuốc lá, trong đó 61,5% hút ngay trong môi trường bệnh viện. 31,6%
luôn khuyên cai thuốc lá tuy nhiên chỉ 16,3% bác sỹ luôn tư vấn các biện pháp hỗ trợ
cai thuốc lá cho bệnh nhân.
Kết luận: Kiến thức thái độ và hành vi của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương – TPHCM đứng trước vấn nạn hút thuốc lá trong bệnh viện là khả quan
nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của cộng động đòi hỏi nhân viên y tế phải
tham gia thật tích cực trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá cho cộng đồng.
ABSTRACT
Objectives: Survey on smoking status of health officials in Nguyen Tri Phuong
hospital at Ho Chi Minh City.
Methods: 626 health officials (29% male, 71% female) have answered the 25-
question questionnaire on their knowledge, attitude and behavior on smoking status in
the hospital.
Results: Approximately 40% have good knowledge on tobacco components and their
bad effects on health, 10% have known the WHO recommended measures in helping
smoking cessation. 38% have total confidence in explaining tobacco bad effects on
health; 17.3% have total confidence in helping their patients to quit smoking; 25.6%
believe that non smoking regulations in hospital are seriously respected. 32.6% male
and 1.3% female health officials continue smoking, 61.5% of those even smoke in the
hospital’s non – smoking environment. 31.6% always ask about their patients’
smoking status, however only 16.3% physicans provide their patients with smoking
cessation measures.
Conclusion: The knowledge, attitude as well as behavior of health officials in
Nguyen Tri Phuong hospital at Ho Chi Minh city are rather good. However they
cannot answer the great demand from the community which urges health officials to
play a more active role of in the control of smoking bad effects on community.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thống kê của WHO năm 2002 cho thấy tại Việt Nam 56,1% nam và 1,8% nữ hút
thuốc lá(Error! Reference source not found.). Các động thái như thông báo tác hại; cấm quảng
cáo; cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhằm giảm nhẹ tác hại thuốc lá đã được triển
khai mạnh mẽ. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ các động thái trên chưa đủ giúp giải
quyết tình hình. Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trên 440 bệnh nhân Khoa hô hấp
– Bệnh viện Chợ Rẫy – cho thấy 19% bệnh nhân nam; 1,1% nữ vẫn tiếp tục hút thuốc
lá dù rằng 86% trong số họ đã biết đến tác hại của thuốc lá qua các kênh thông tin đại
chúng(Error! Reference source not found.).
Vai trò của nhân viên y tế trong phòng chống tác hại thuốc lá đã được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu. Bác sỹ chỉ cần khuyên bỏ thuốc lá trong 1 – 3 phút đã giúp
bệnh nhân cai thuốc lá thành công 5 – 10%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.). Nhưng trong số 440 bệnh nhân ở nghiên cứu đề cập ở trên chỉ có 22% được
bác sỹ tư vấn về tác hại thuốc lá, 46% được bác sỹ khuyên bỏ thuốc lá, và 1% được
bác sỹ hỗ trợ cai thuốc lá !(Error! Reference source not found.).
Mô hình “Bệnh viện không thuốc lá” nhấn mạnh đến vai trò của cơ sở và nhân viên y
tế trong phòng chống tác hại thuốc lá. Trong mô hình này thực trạng hút thuốc lá của
nhân viên y tế – bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với vấn nạn hút thuốc
lá có ảnh hưởng sâu sắc tình hình hút thuốc lá trong cộng đồng.
Bên cạnh các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt nam về thực trạng hút thuốc lá trên
bệnh nhân(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.),
trên sinh viên y khoa(Error! Reference source not found.), việc khảo sát thực trạng hút thuốc lá
trên nhân viên y tế tại cơ sở y tế là rất quan trọng để hoàn thiện hơn nữa mô hình này,
cho phép giải quyết phần nào vấn nạn hút thuốc lá tại Việt nam.
Mục tiêu
Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– TPHCM nhằm làm rõ các đặc điểm về:
Kiến thức của nhân viên y tế về:
Tác hại thuốc lá.
Các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá.
Thái độ của nhân viên y tế trong:
Tuyên truyền tác hại thuốc lá.
Hỗ trợ cai thuốc lá.
Hành vi của nhân viên y tế:
Hành vi hút thuốc lá của bản thân.
Hành vi hỗ trợ cai thuốc lá cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM vào
thời điểm 01/07 – 31/07/2008.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế: Cắt ngang mô tả phân tích.
Thời gian nghiên cứu: 01/07 – 31/07/ 2008.
Thu thập số liệu qua bảng 25 câu hỏi.
Quản lý số liệu: Microsoft Excel 2000
Xử lý số liệu: SPSS phiên bản 11.5
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
626 nhân viên y tế trả lời câu hỏi nghiên cứu đạt tỷ lệ 89% nhân viên toàn bệnh viện.
Tuổi và giới
Tuổi: Trung bình = 37 ± 9,9
Giới: Nam = 29%; Nữ = 71%.
Nghề nghiệp
Biểu đồ 1: Phân bố dân số theo nghề nghiệp
Kiến thức nhân viên tế
Về tác hại thuốc lá
Chất gây nghiện trong thuốc lá
Bảng 1: Chất gây nghiện trong thuốc lá
Nicotin 580 92,7%
CO 6 1%
Hắc ín 10 1,6%
Dioxin 2 1,6%
Không trả lời 28 4,5%
Khả năng gây nghiện của thuốc lá
Bảng 2: Tỷ lệ nghiện khi hút thuốc lá
100% 159 25,4%
80% – 90% 266 42,5%
50% – 60% 107 17,1%
30% – 50% 86 13,7%
Không trả lời 8 1,3%
Số lượng chất độc trong khói thuốc lá
Bảng 3: Số lượng chất độc trong thuốc lá
1000 chất 86 13,7%
2000 chất 92 14,7%
4000 chất 239 38,2%
6000 chất 152 24,3%
Không trả lời 57 9,1%
Kể tên các bệnh do thuốc lá gây ra
Bảng 4: Tên bệnh do thuốc lá gây ra
Ung thư 479 76,5%
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn 325 51,9%
Bệnh mạch vành 176 28,1%
Tắc động mạch ngoại vi 64 10,2%
Tai biến mạch máu não 13 2,1%
Viêm loét dạ dày - tá tràng 7 1,1%
Bất lực ở nam giới 22 3,5%
Vô sinh ở nữ giới 41 6,5%
Sanh non 12 1,9%
Sảy thai 7 1,1%
Dị dạng thai 7 1,1%
Thai chậm phát triển/tử
cung
3 0,5%
Loãng xương 11 1,8%
Tổn thương răng 10 1,6%
Viêm họng – mũi – xoang 5 0,8%
Xạm da 4 0,6%
Không trả lời 33 5,3%
Số bệnh kể ra trung bình = 4,8 ± 2,7
Số bệnh chính xác trung bình = 2,5 ± 1,6
Các biện pháp giúp cai thuốc lá
Đối tượng nào nên cai thuốc lá
Bảng 6: Đối tượng nên cai thuốc lá
Mọi người hút thuốc lá 514 82,1%
Người mắc bệnh do thuốc lá 54 8,6%
Người hút thuốc lá lâu ngày 22 3,5%
Người hút thuốc lá nhiều 36 5,8%
Cách cai thuốc lá tốt nhất là
Bảng 7: Cách cai thuốc lá tốt nhất
Bỏ hoàn toàn ngay lập tức 129 20,6%
Giảm từ từ rồi bỏ hẳn 432 69%
Đổi qua thuốc lá nhẹ rối bỏ 50 8%
Không nên bỏ hoàn toàn 2 0,3%
Không trả lời 13 2,1%
Lời khuyên của nhân v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status