Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) nghiên cứu giá trị môi trường của việc cải tạo sông Tô Lịch - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Một số khái niệm sử dụng
1.1. Hàng hoá công cộng
1.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả (BPP-Benefit pay principle)
1.3. WTP (willingness to pay)
1.4. Tổng giá trị kinh tế (TEV-total economic value)
2. Phương pháp sử dụng-CVM
Phần 2: THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
1. Thực trạng
2. Phương án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội
2.1. Lý do cải tạo
2.2. Nội dung của phương án cải tạo
2.3. Những ưu nhược điểm của phương án
3. Chi phí của dự án
Phần 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI TẠO SÔNG
1. Cách Làm
2. Phương Pháp Xác Định Giá Trị
2.1. Xác định giá trị môi trường cho mục 1
2.2. Xác định giá trị môi trường cho mục 2
2.3. Xác định giá trị môi trường cho việc cải tạo sông ở mức 3
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới WTP của mẫu
3.1. Thu nhập
3.2. Trình Độ
4. Một số kiến nghị
4.1. Kiến nghị về việc thu phí
4.2. Kiến nghị về một số biện pháp hỗ trợ cải tạo sông một cách triệt để
KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hà Nội hiện nay có bốn con sông thoát nước chính là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét với tổng chiều dài là 36,8km trong đó sông Tô Lịch là sông dài nhất (13,5km) bắt nguồn từ cống Bưởi đến đập Thanh Liệt.
Hiện nay các con sông thoát nước ở Hà Nội đang bị ô nhiễm rất nặng .Dọc bôn con sông mùi hôi thối bốc lên nhất là trong những ngày hè nóng lực . Tình trạng lấn chiếm lòng sông làm tắc nghẽn dòng chảy gây ngập úng vào mùa mưa nhất là vào những ngày mưa lớn. Vì vậy yêu cầu cấp thiết của thành phố Hà Nội là phải cải tạo hệ thống thoát nước của thanh phố đặc biệt là của những người dân ở hai bên bờ các con sông của thành phố. Hiện nay Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đang thực hiên dự án cải tạo hệ thống thoát nước của Hà Nội bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Dự án cải tạo dược chia làm 2 giai đoạn và sau 20 năm của mỗi giai đoạn thì nhà nước phải hoàn trả số vốn vay cho Nhật Bản hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước do xác định đây là môt dự án không có thu dể bù chi.
Trong bài viết này em sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) bước đầu xác định giá trị môi trường của việc cải tạo sông Tô Lịch. Phương pháp xác định giá trị (CVM) này dựa vào sự sẵn lòng chi trả của người được hưởng lợi từ việc cải tạo sông. Xác định giá trị môi trường của việc cải tạo sông do những người sống gần 2 bên bờ sông xác định và từ đó xem xét đưa ra một mức phí huy động trong dân để góp phần cho ngân sách nhà nước hoàn trả vốn cho Nhật Bản.

Phần 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1. Một số khái niệm sử dụng
1.1. Hàng hoá công cộng
Trong kinh tế học môi trường hàng hoá công cộng được định nghĩa như sau:
“ Giả sử có hàng hoá X có N người tiêu thụ hàng hoá đó với lượng tương ứng là x1 ,x2 , …, xn và x1 = x2 = … = xn thì hàng hoá X được gọi là hàng hoá công cộng .”
Như vậy hoàng hoá công cộng có đặc điểm khác biệt so với hàng hoá cá nhân là:
 Tính phí chuyên hữu: Hàng hoá công cộng không được coi là của ai mọi người đều sử dụng mà không phải trả tiền .
 Phi kình địch: Sự tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng tới tiêu dùng của người khác điều này thể hiện qua đồ thị.

Đường cầu xã hội hay đường lợi ích cận biên xã hội là tập hợp của các đường cầu cá nhân. Được thể hiện bằng đường thẳng đứng. Điều đó thể hiện tính không riêng biệt, mọi người đều có thể sử dụng chính số hàng hoá công cộng Q mà không phụ thuộc vào người khác.
Hàng hoá công cộng là nguyên nhân gây ra những thất bại của thị trường đó là vấn đề ngoại ứng và vấn đề người ăn theo.
Hệ thống thoát nước từ trước tới nayđược coi là một hàng hoá công cộng.
Mọi người có thể sử dụng nó vào mọi mục đích mà không phải chịu một khoản chi phí nào. Điều này dẫn tới tình trạng những hộ dân, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện xả thải ra các dòng sông mà không qua xử lý gây ô nhiễm trầm trọng cho các dòng sông, ảnh hưởng tiêu cực và cảnh quan chung của thành phố .

Ts6S4F4P9n6cQf9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status