Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay



"Vội vàng" thể hiện cảm xúc hối hả, vội vàng cuống quýt của cái tôi trữ tình khát vọng trào dâng, một khát vọng sống hết mình, một ham muốn tận hưởng cái đẹp của thiên đường trần thế.
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi".
Bởi vậy giọng đọc phải nắm "bắt đúng nhịp điệu thơ", ngắt theo nhịp thơ nhanh chậm vừa phải thể hiện rung cảm và hiểu thấu độ nhân sinh của Xuân Diệu. Đọc "Vội vàng" nhất thiết phải bằng giọng điệu vừa đắm say, cuồng nhiệt vừa trào dâng cảm xúc hối hả, nuối tiếc cuống cuồng. Giọng thơ "Vội vàng" là một khát vọng sống không chỉ gấp gáp đơn thuần mà còn tột cùng của ham muốn cuộc sống trần thế. Hiểu được cái đẹp của tư tưởng nhân sinh này thì "tiếng đàn muôn điệu" của Xuân Diệu mới rung lên trong bạn những âm vang hối hả và nồng nhiệt. Đọc "Vội vàng" phải bắt đúng cái thần của thơ, phải say như Hoàng Cầm đọc "Bên kia sông Đuống".
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

với giáo viên ở Hà Nội hay một số thành phố lớn do điều kiện kinh tế phát triển, người giáo viên có điều kiện học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới, nên việc giảng dạy văn học nói chung thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng có nhiều thuận lợi và chất lượng giảng dạy bước đầu khả quan. Đối với giáo viên ở một số trường nông thôn thì hoàn toàn ngược lại, một số người bỏ nghề hay coi nghề như nghề phụ. Một mặt "số giáo viên ra trường trong những năm gần đây vừa yếu về năng lực cảm thụ văn học, vừa yếu về nghiệp vụ sư phạm, nên các giờ văn diễn ra nặng nề khô khan" TCVH số 4 - Sđd
.
Có thể tổng quát rằng "thực tế dạy học văn ở trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục, đòi hỏi xã hội đối với môn học có lợi thế lớn trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách cho thế hệ trẻ. Các tác giả e sợ hết sức cho rằng học văn theo kiểu cũ khiến thực trạng tình hình dạy học văn bi đát đến mức báo động"(Trần Ngọc Tăng - TCNCGD số 5 - 1995) . Đây là những vấn đề cấp bách cần khắc phục nhanh chóng.
Hiện nay, tồn tại ba xu hướng khai thác cái đẹp của tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng:
1. Xu hướng duy mĩ: chú trọng phân tích cái đẹp qua hình thức ngôn ngữ. Giáo viên chỉ chú ý phân tích cái đẹp theo kiểu "tầm chương trích cú" mà không chú ý đến cái đẹp trong nội dung tư tưởng và học sinh còn thụ động trong cảm nhận tác phẩm văn học.
2. Xu hướng xã hội học dung tục: Chú trọng đến những vấn đề xã hội được thể hiện trong nội dung tác phẩm. Giáo viên chỉ phân tích tác phẩm theo cái mà tác giả miêu tả, thể hiện về xã hội mà chưa đi vào cái hay cái đẹp tác động tới tư tưởng tình cảm của học sinh.
3. Xu hướng tổng hợp: Đã chú trọng khám phá cái đẹp của tác phẩm trong chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Học sinh trở thành chủ thể thẩm mĩ, năng lực thẩm mĩ của các em được phát huy... Xu hướng này cũng khai thác cái đẹp trong mối quan hệ liên ngành với các ngành khoa học và nghệ thuật khác.
* Về phương pháp giảng dạy văn học hiện nay:
Câu hỏi 4: Về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì với kết quả và hứng thú học tập môn văn?
Cách giảng dạy của giáo viên hiện nay chưa phù hợp với đặc trưng môn văn, chưa tạo được hứng thú say mê ở học sinh. Có nhiều giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm. Ví dụ về bài thơ vội vàng, nhiều giáo viên cho rằng đây là một bài thơ nói về sự hưởng thụ của con người trong tình yêu, tác giả kêu gọi mọi người hãy hiến dâng, sống hết mình cho tình yêu.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp giáo viên đã có phương pháp thích hợp để khai thác cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Giáo viên tìm tòi sáng tạo các biện pháp hữu hiệu để đưa ra một quan niệm đúng về tác phẩm.
Câu hỏi 5: Khi học thơ Xuân Diệu em đã tiếp cận thơ ông bằng cách nào?
Đối tượng
Đọc diễn cảm
Giảng bình
Tranh luận với bạn
Đọc bài nghiên cứu
Tự cảm nhận
Đàm thoại với thầy
11A3-THPT - Ninh Giang
10/45 = 22.2%
10/45 = 22.2%
5/45 = 11%
4/45 = 9%
4/45 = 9%
12/45 = 26.6%
11A1-THPT - Ninh Giang
10/45 = 22.2%
12/45 = 22.6%
4/45 = 9%
5/45 = 11%
4/45 = 9%
10/45 = 22.2%
Qua bảng thống kê, chúng tui thấy: Phần lớn học sinh cảm giác hứng thú với các phương pháp: Đọc diễn cảm, giảng bình và đàm thoại với thầy.
Tóm lại: từ thực tế cảm nhận việc dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu , chúng tui thấy:
- Việc khai thác cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu không những phụ thuộc vào tác phẩm mà còn phụ thuộc vào phương pháp, năng lực của giáo viên và năng lực tiếp nhận của học sinh.
- Về năng lực giáo viên và học sinh đều có sự phân hóa nhất định. Có giáo viên khá giỏi, có khả năng hướng dẫn các em học tập nhưng cũng có một bộ phận giáo viên khả năng gợi mở cho học sinh còn kém.
- Về phía học sinh, khoảng 80% học sinh có khả năng nhận thức được cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu . Còn khoảng 20% học sinh còn mù mờ hay chưa có khả năng cảm nhận được văn học nói chung, thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng.
Như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu ra ở trên này đã tạo tiền đề vữmg chắc trong việc đề ra một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu sẽ được trình bày ở chương sau.
Chương II: Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình xuân diệu dạy ở trường THPT hiện nay.
A.Cơ sở phương pháp luận của việc đề xuất một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở trường THPT hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay trước hết phải căn cứ vào giá trị đích thực riêng biệt của từng tác phẩm. Cái đẹp tồn tại trong "thế giới nghệ thuật", "quan điểm nghệ thuật", trong "phong cách và tính sáng tạo văn học độc đáo" của Xuân Diệu.
- Suy nghĩ và chỉ ra những biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu phải dựa vào hệ thống phương pháp dạy tác phẩm văn chương để tìm và vận dụng phương pháp thích hợp trong dạy, học tác phẩm Xuân Diệu.
Những bài thơ trữ tình của Xuân Diệu được giảng trong chương trình là những tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị nghệ thuật cao, nên ngoài việc nhận ra cái đẹp trong từng tác phẩm để khai thác còn cần hướng dẫn các em đánh giá và thưởng thức cái đẹp đó bằng sức nghĩ và xúc động của tâm hồn các em.
Học sinh là người bạn đọc dưới góc độ nhà trường. Thầy giáo phải biết con người tinh thần của học sinh, phải thấy trình độ văn hoá của học sinh để đủ sức tổ chức công việc dẫn dắt học sinh từng bước lĩnh hội tác phẩm.
B.Một số biện pháp cụ thể
Đề cập tới các biện pháp khai thác tác phẩm văn chương nói chung, thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng đã có một số người làm như phần đầu luận văn chúng tui đã thống kê. Song vận dụng các biện pháp chung đó để đi vào tìm hiểu và giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu dưới góc độ mĩ học là một điều không đơn giản. Vì thời gian và giới hạn của một luận văn tốt nghiệp chúng tui chỉ bước đầu đề xuất một số biện pháp sau:
1.Đọc diễn cảm
"Đọc diễn cảm là con đường đúng đắn nhất hiểu được thực chất của tác phẩm. Đọc diễn cảm là một kĩ năng cần thiết đối với con người có văn hoá"(1) V.P ổctôgôxki – Toạ đàm về công tác giảng dạy văn học.
. Thật vậy "Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải bắt đầu từ đọc, gắn liền với đọc."(2) Phan Trọng Luận – Phương pháp giảng dạy văn học – NXB ĐHQG HN – 1996 – T80.
. Đọc diễn cảm là một nghệ thuật.
Thực trạng dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu hiện nay cho thấy các giờ văn chỉ tiến hành đọc để gây không khí. Đọc phải được coi như quá trình đồng cảm giữa nhà văn - giáo viên - học sinh thông qua tác phẩm. Sinh tử của giờ văn được quyết định bởi một giọng đọc truyền cảm hay không truyền cảm, và trong nhiều trường hợp đọc tốt bài thơ (văn) là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status