Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật



Trong tình hình bị chiếm đóng, bị áp đặt phải đương đầu với những khó khăn to lớn như vậy, Nhật Bản không còn con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách dựa vào Mỹ - nước đồng minh thắng trận đang kiểm soát Nhật. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ II Mỹ đã trở thành một siêu cường về mọi mặt, do vậy đã làm nảy sinh tư tưởng cho rằng cần dựa vào Mỹ và chỉ có Mỹ mới có thể giúp Nhật Bản khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và tập trung phát triển kinh tế. Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều phát triển theo con đường TBCN, như vậy sẽ dễ dàng tìm ra những điểm tương đồng hơn là dựa vào Liên Xô - một nước mà từ lâu đã có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản và lại gặp nhiều khó khăn cho chiến tranh gây ra. Trong những năm ngay sau chiến tranh Thủ tướng Shigeru Yoshida (1946 - 1954) đã đề ra một chính sách mà về sau được gọi là "học thuyết Yoshida" nội dung của học thuyết này bao gồm ba vấn đề trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mở đầu
Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra đời sau chiến tranh thế giới II và khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Với sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ - Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật được hai nước dùng làm công cụ nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mỗi nước. Nhưng hiệp ước này cũng có ảnh hưởng tới các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt với Việt Nam - một nước ở vị trí địa chiến lược nhạy cảm.
Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là một nhiệm vụ lớn được đặt ra bởi trên con đường đổi mới Việt Nam phải nắm bắt kịp thời những biến động, nhưng thay đổi của thế giới.
Bài tiểu luận này là cố gắng của người viết nhằm hiểu rõ hơn về những vấn đề. Tại sao hai nước từ thù lại chuyển sang làm bạn? nguyên nhân? phải chăng hiệp ước nhằm mục đích góp phần duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực "Viễn Đông" hay còn mục đích nào khác?
Nội dung
I. Tình hình hai nước Mỹ - Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II
1. Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) đều bị suy yếu và kiệt quệ. Trong số 6 nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Đức, Italia, Nhật Bản đã bị đánh bại, còn Anh, Pháp thì bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Ngược lại do không nhảy vào tham chiến, Mỹ khôn ngoan đứng ngoài để bán vũ khí cho quân đồng mình nên Mỹ kiếm lời lớn nhà chiến tranh và đưa Hoa Kỳ lên hàng cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
Hoa Kỳ vượt xa tất cả các nước công nghiệp khác về sản lượng công nghiệp. Năm 1946, Hoa Kỳ chiếm 62% sản lượng công nghiệp và 40% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của toàn bộ thế giới tư bản.
Về tài chính tiền tệ: Mỹ trở thành nước có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (khoảng 70%).
Về quân sự: nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử. Năm 1945 Mỹ có 1,2 triệu quân đóng tại 58 nước với trên 400 căn cứ không quân và hải quân trên khắp thế giới, số lượng tàu sân bay của Mỹ đã gấp 6 lần của Anh và giữ vị trí khống chế trên mặt biển.
2. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II
Sau khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt Nhật Bản mang trên mình những vết thương do chiến tranh để lại tưởng chừng không bao giờ có thể lành lại.
Nhật Bản bị "kiệt quệ" về kinh tế, bị đè bẹp về quân sự, bị suy sụp về tinh thần, bị thiệt hại lớn về người và của. Các số liệu thống kê cho thấy tổng thiệt hại về vật chất lên tới 63,3 tỷ Yên bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân trong năm tài chính 1948 - 1949.
Sản lượng công nghiệp của năm 1946 giảm sút đến mức chưa bằng 1/3 tổng sản lượng của năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng của năm 1941.
Như vậy toàn bộ số của cải tích lũy được trong vòng 10 năm đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Về quân sự: 7,6 triệu binh sĩ của các lực lượng dự bị giải thể và 1,5 triệu người hồi hương từ các thuộc địa. Tất cả các ngành sản xuất khí tài, đạn dược bị đóng cửa.
Về xã hội: vô cùng hỗn loạn với các cuộc thanh trừng nhằm loại bỏ công nghiệp quân phiệt làm cho không chỉ nhân dân mà ngay cả các thành viên Chính phủ Nhật Bản cũng lo sợ mình là đối tượng bị thanh tiếp theo.
Những vấn đề kinh tế xã hội gay cấn của Nhật Bản lúc đó là: thất nghiệp lên tới 13 triệu người, bao gồm 2,9 triệu người thất nghiệp do ngừng các hoạt động sản xuất quân sự.
II. Những nguyên nhân để ra đời hiệp ước an ninh Mỹ - nhật sau chiến tranh thế giới thứ II
1. Mục tiêu của Mỹ ở châu á - Thái Bình Dương và vai trò của Nhật Bản
1.1. Vai trò của châu á - Thái Bình Dương đối với Mỹ
Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, nước Mỹ là nước tiêu thụ các nguồn nguyên liệu chiến lược nhiều nhất, vì Mỹ đã cung cấp hàng hóa chủ yếu cho phần còn lại của thế giới. Do đó, Mỹ phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và chiến lược của mình trên thế giới. Những nơi cung cấp nguyên liệu dồi dào vả rẻ tiền, những thị trường tiêu thụ hàng hóa, những đồng minh hay những tên tay sai, những căn cứ quân sự, những hàng không mẫu hạm và những tàu ngầm nguyên tử. Tất cả những cái đó là cơ sở cho sự giàu có của Hoa Kỳ, cho mức sống cao nhất thế giới của người Mỹ.
Mỹ nhận thấy rõ lợi ích của Mỹ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương không kém châu Âu và Mỹ đưa ra mục tiêu là: "muốn biến Thái Bình Dương thành cái ao bên trong của Mỹ". Mọi biến cố xảy ra tại khu vực này Mỹ đều cho rằng đều động chạm đến lợi ích của Mỹ.
1.2. Mục tiêu của Mỹ và vai trò của Nhật Bản trong mục tiêu này
Trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh khu vực vì Nhật Bản đã phát động chiến tranh châu á - Thái Bình Dương. Cuộc chiến tranh này đã động chạm đến lợi ích của Mỹ và một số cường quốc phương Tây khác như: Anh, Pháp, Hà Lan vì họ có thuộc địa ở Đông Nam á và Thái Bình Dương. Với sự phối hợp đấu tranh của Mỹ và lực lượng đồng minh đã buộc phát xít Nhật Bản đầu hàng, không điều kiện. Mỹ đã cho hạm đội 7 của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào Nhật chiếm giữ các đảo Ruykuy, Yua, Ogasaora, Caslin, Macsan cũng như các đảo nằm rải rác ở giữa Thái Bình Dương. Mặc dù diện tích đảo không lớn nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng. Mỹ đã xây dựng căn cứ hải quân và không quân để tạo cơ sở hoạt động quân sự nhằm kiềm chế Nhật Bản có khả năng tái vũ trang đe dọa Mỹ và nền an ninh thế giới.
Bên cạnh đó, sau chiến tranh thế giới thứ II lại xuất hiện mối đe dọa mới đến lợi ích của Mỹ đó là sự lớn mạnh không ngừng của Liên Xô. Trước đây Mỹ là nước chiếm độc quyền về vũ khí nguyên tử thì đến năm 1949 chính Tổng thống Mỹ đã thông báo với thế giới rằng Liên Xô đã cho thử thành trái bm nguyên tử chấm dứt hay nói cách khác tham vọng vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ đã bị đe dọa.
Hơn nữa chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của Mỹ ở châu á. Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ luôn coi bất cứ phong trào cách mạng nào trên thế giới đều là do bàn tay của Liên Xô và Hoa Kỳ luôn coi mỗi bước đi của Liên Xô là đe dọa đối với vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang có nguy cơ lan rộng ra toàn châu á và gạt bỏ ảnh hưởng của Anh, Pháp, Hà Lan (những nước có thuộc địa ở châu á) nhằm tiếp cận và tạo dựng vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Mỹ lấy Nhật Bản làm căn cứ chiến lược xây dựng xung quanh Guam, phòng tuyến ngoại vi Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với quần đảo Ruykuy của Nhật Bản và Philíppin, hình thành tuyến phòng thủ phía trước của khu vực châu á - Thái Bình Dương.
Để thực hiện kế hoạch và tư tưởng trên đây, Mỹ bắt đầu cho Nhật Bản về kinh tế và giúp Nhật Bản xây dựng "dây xích' các đảo nhằm "vây chặt chủ nghĩa xã hội (CNXH)". Mỹ đánh giá Nhật Bản có vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ ở châu á. Washington coi Nhật Bản là đồng minh ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status