Quan điểm và giảI pháp của đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Quan điểm và giảI pháp của đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới



MỤC LỤC
Lời mở đầu . .1
Nội dung .2
I/. Lý luận chung về cổ phần hoá 2
1/. Thực chất của cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước . 2
2/. Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện hình thức các công ty cổ phần .2
3/. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần . 4
4/. Sư cần thiết của cổ phần hóa . .6
II/. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua . .7
1/. Tính phổ biến của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước .7
2/. Thực trang của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua . .7
III/. Quan điểm và giảI pháp của đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới . .9
1/. Một số quan điểm cơ bản trong tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước . 9
2/. Các giải pháp cụ thể .10
Kết luận .12
Danh mục tài liệu tham khảo .13
Mục lục .14
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh các công ty TNHH hay công ty cổ phần .
Xét về mặt thực chất, cổ phần hoá chính là cách thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh làm chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của kinh doanh hiện đại.
Như vậy, trong phần khảo cứu kinh nghiệm cổ phần hoá, chúng ta thường chỉ đề cập đến quá trình giảm bớt sở hữu Nhà nước và các biện pháp cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần đối với các doanh nghiệp Nhà nước .
2/. Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện hình thức các công ty cổ phần :
Sự hình thành nền kinh tế hàng hoá dựa trên hai điều kiện : sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Nếu kinh tế hàng hoá phát triển đòi hỏi phải có sự phát triển của sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Kinh tế thị trường là sự phát triển ở trình độ cao của kinh tế hàng hoá với sự ra đời của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và các công ty cổ phần. Vì vậy, các hình thức kinh tế này đều có chung một cội nguồn ở sự phát triển xã hội hoá sở hữu tư nhân. Dựa trên cách tiếp cận này, chúng ta sẽ lí giải nguồn gốc của sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần bằng việc phân tích phạm trù sở hữu và xem xét sự chuyển hoá của nó trong nền kinh tế thị trường hiện đại .
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac, sở hữu là quan hệ giữa lao động với những điều kiện khách quan của lao động. Mối quan hệ này là tiền đề khách quan, tất yếu và bao quát mọi quá trình sản xuất, tức là quá trình con người chiếm hữu giới tự nhiên để làm ra sản phẩm phục vụ cho con người và xã hội. Vì thế có thể nói sở hữu là phạm trù cơ bản, bao trùm của quan hệ sản xuất. Phạm trù sở hữu luôn mang tính hai mặt do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quy định :
_ Sở hữu được hiểu là sở hữu xã hội dùng để chỉ quan hệ lao động chung, trừu tượng với toàn bộ các điều kiện khách quan của lao động.
_ Sở hữu được hiểu là chiếm hữu tư nhân dùng để chỉ quan hệ lao động cụ thể có ích với nhũng điều kiện khách quan trực tiếp của lao động .
Quan hệ giữa sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân trong phạm trù sở hữu là quan hệ biện chứng, vừa thống nhất vừa tách biệt thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Sự tách rời giữa sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân bây giờ đã rõ ràng trong nền sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sở hữu xã hội đã tìm thấy hình thái vận động của nó là các giá trị vận động mà biểu hiện ở hình thái tiền. Còn chiếm hữu tư nhân luôn được thực hiện dưới một dạng hoạt động cụ thể, có ích trong hệ thống phân công lao động xã hội mà sản phẩm của nó là một hàng hoá hay dịch vụ nhất định.
Việc vạch ra tính chất hai mặt của sở hữu là hết sức quan trọng để hiểu phạm trù này vận động trong nền kinh tế hàng hoá như thế nào và chúng ta sẽ thấy sự tách biệt hai măt trong phạm trù này là một quá trình lịch sử góp phần cho sự ra đời và phát triển các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường .
Trong lịch sử quá trình xã hội hoá sở hữu gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá. Xã hội hoá sở hữu được thông qua nhiều hình thức :
_ Thứ nhất, xã hội hoá sở hữu thông qua trao đổi. Với hình thức này, quá trình vận động lịch sử của sở hữu chuyển hoá theo xu hướng, một mặt, tư liệu sản xuất ngày càng tách ra khỏi bản thân người lao động do sản phẩm lao động ngày càng biến thành những giá trị trao đổi không ngừng thoát khỏi sự chi phối trực tiếp của người lao động và mặt khác, thông qua trao đổi, các tư liệu sản xuất ngày càng tập trung lại như một quá trình xã hội hoá, chịu sự thống trị của tư bản. Chỉ có thông qua trao đổi trên thị trường quá trình xã hội hoá sở hữu mới được thực hiện. Nhờ có trao đổi hàng hoá, sở hữu mới có được sự tách biêt hai mặt. Trong đó thuộc tính xã hội của sở hữu được phản ánh ở hình thái giá trị. Và do đó, tiền tệ là chất phân giảI nền kinh tế hiện vật, tự nhiên, khép kín, đồng thời lại là phương tiện để thực hiện sự gắn kết các loại chiếm hữu tư nhân trong quá trình xã hội hoá sản xuất.
_ Trong nền kinh tế hàng hoá, do sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tín dụng, quá trình xã hội hoá sở hữu còn được biểu hiện dưới những hình thái hỗn hợp của các laọi sở hữu. Sự phát triển đặc biệt của chế độ tín dụng đã góp phần bổ sung thêm những đặc trưng của quá trình xã hội hoá sở hữu tư nhân, thúc đẩy sự ra đời của các công ty cổ phần .
Có thể nói, sự phát triển của tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng là cơ sở cho sự ra đời của ngân hàng. Và ngược lại, nhờ sự phát triển của hệ thống ngân hàng các hoạt động tín dụng được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Càng về sau, sự phát triển ngày càng hoàn thiện của chế độ tín dụng và hệ thống ngân hàng, gắn với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường TBCN, đã cho phép phát triển các công ty cổ phần.
Như vậy, sự phát triển của hệ thống trao đổi và tín dụng đã giúp cho quá trình xã hội hoá sở hữu đạt đến trình độ cho phép hình thành hệ thông ngân hàng, thị trường tài chính và các công ty cổ phần như là sản phẩm của sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Như vậy, quá trình xã hội hoá sở hữu tư nhân với những đặc điểm chủ yếu chỉ được trình bày trên đây đã quy định sự ra đời và phát triển hình thái công ty cổ phần.
3/. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần :
Dựa trên tiêu thức về sở hữu, chúng ta có thể chia ra làm ba hình thái phát triển doanh nghiệp chủ yếu. Đó là các hình thức sau :
3.1/. Hình thái kinh doanh một chủ :
Hình thái kinh doanh một chủ dùng để chỉ các loại hình doanh nghiệp, trong đó sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì và phát triển bằng lao động của bản thân hay thuê mướn với vốn liếng sẵn có và sự tính toán trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường. Hình thái này phổ biến thống trị trong nền sản xuất hàng hóa sản xuất nhỏ và trong giai đoạn đầu của CNTB cạnh tranh tự do. Trong hình thái kinh doanh này bao gồm hai loại hình chủ yếu :
a/. Kinh doanh theo cách hàng hóa nhỏ : Mục đích của cách kinh doanh này chỉ là sự duy trì và bảo tồn mối quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất như là người sở hữu. cách kinh doanh này có đặc điểm người sở hữu đồng thời là người lao động và người đó chỉ có thể làm giàu bằng lao động của chính mình, do vậy, sự phát triển sản xuất có được rất chậm chạp, quy mô mở rộng từ từ tùy theo sự phát triển của thị trường địa phương và khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, lưu thông tiền tệ cũng ngày càng phát triển cho phép đẩy nhanh và mở rộng quá trình trao đổi, thanh toán, cũng như tích trữ tiền tệ như là hình thái và mục đích tự thân của sự vận động sở hữu, và điều đó góp phần làm thay đổi dần dầ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status