Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
Phần I) Cở sở lý luận về vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường. 2
I)Tổng quan về kế hoạch hóa 2
1)Bản chất của kế hoạch hóa 2
2) Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 3
3) Kế hoạch hóa trong nền kinh tế mệnh lệnh 3
4) Kế hoạch hóa phát triển trong khuôn khổ nền kinh tế hỗn hợp của các nước thế giới thứ ba. 4
II) Sự cần thiết của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường 5
1) Sự cần thiết của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường 6
1.1) Sự thất bại của thị trường 6
1.2) Huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm 7
1.3) Thái độ, tâm lý của dân cư 7
1.4) Viện trợ và thu hút đầu tư nước ngoài 8
2)Vai trò và chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường 8
2.1) Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô 8
2.2) Định hướng phát triển kinh tế-xã hội 9
2.3) Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế-xã hội 11
III) Sự khác biệt giữa kế hoạch hóa tập trung và kế hoạch hóa trong cơ chế thị trường 11
Phần II) Sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam 12
I) Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam 12
II) Đổi mới cơ chế kinh tế ở Việt Nam 13
1) Đường lối đổi mới kinh tế 13
2) Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong thời gian qua 14
3) Những tồn tại của công tác đổi mới kế hoạch trong thời gian qua 15
3.1) Về lý luận và phương pháp luận cho việc đổi mới công tác kế hoạch hóa. 15
3.2) Về công tác kế hoach hóa 16
Phần III)Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam trong thời gian tới 17
I) Định hướng đổi mới kế hoạch hoá 17
1)Kế hoạch hoá trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 17
2) Kế hoạch hoá trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và hội nhập quốc tế. 18
3)Kế hoạch hoá bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội 19
4) Kết hợp kế hoạch hoá theo nghành, địa phương, vùng lãnh thổ 20
5) Đổi mới toàn diện hệ thống kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô 21
II) Các biện pháp đổi mới công tác kế hoạch hóa 22
1) Đổi mới tư duy về nhận thức vai trò của Nhà Nước và kế hoạch trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 22
2) Đổi mới công tác xây dựng và chỉ đạo chiến lược phát triển 23
3) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển 23
4) Đổi mới cách lập kế hoạch: 24
5) Đổi mới nội dung lập kế hoạch 24
6) Đổi mới phương pháp tính toán 25
7) Đổi mới hệ thống chỉ tiêu 26
8) Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách 27
9) Củng cố bộ máy tổ chức nâng cao trình độ cán bộ kế hoạch 27
Kết Luận 29
Tài liệu tham khảo 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a bè phái và chủ nghĩa truyền thống trước một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người.
1.4) Viện trợ và thu hút đầu tư nước ngoài
Muốn huy động được vốn viện trợ nước ngoài, kể cả song phương và đa phương một cách có kết quả, chính phủ các nước thường phải có những kế hoạch phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể và những dự án đầu tư được xây dựng theo những tịêu thức quy định.
Với những kế hoạch của mình, các nước nhận viện trợ có cơ sở tốt hơn để thuyết phục những nhà tài trợ rằng số tiền vốn họ vay sẽ được sử dụng một cách có mục đích trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
Trong một chừng mực nhất định việc mô tả dự án tỷ mỉ và cụ thể trong khuôn khổ một kế hoạch phát triển toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các nước đang phát triển về việc tìm kiếm viện trợ nước ngoài bằng mọi giá cũng nhiều bấy nhiêu.
2)Vai trò và chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Kế hoạch hoá phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tính hướng dẫn và thể hiện dứới dạng các chính sách phát triển. Một kế hoạch như vậy sẽ phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau đây:
2.1) Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô
Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hóa phải hướng tới mục tiêu chính: Ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm, tăng trưởng và cân đối cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau, sự thiên lệnh hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tổng thể kinh tế. Chức năng này của kế hoạch hóa thể hiện ở:
- Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo cách thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của các hoạt động kinh tế.
- Bảo đảm mồi trường kinh tế ổn định và cân đối. Tạo những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh.
- Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết.
- Kế hoạch hóa còn thể hiện chức năng điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng tăng. Để thực hiện chức năng này KHH phải xây dựng những chính sách chuyển giao công nghệ thuận lợi tìm ra được hướng “đi tắt đón đầu” giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến khác
2.2) Định hướng phát triển kinh tế-xã hội
Đây là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và chính nó không làm cho công tác kế hoạch hóa không bị lu mờ trong cơ chế thị trường. Chức năng này thể hiện ở:
- Công tác kế hoạch hóa phải xây dựng được các chiến lược và quy hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo nghành, vùng lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triền vĩ mô về kinh tế-xã hội, xây dựng các dự án, các chương trình, tìm các giải pháp và phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn…nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường.
- Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tâp trung theo cách” giao nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà Nước sang cơ chế kế hoạch hóa gián tiếp, định hướng phát triển. Các chỉ tiêu mà Nhà Nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là những giá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó mang tình định hướng, không cứng nhắc và không áp đặt.
2.3) Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế-xã hội
Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc: Chính Phủ thông qua các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêu đặt ra. Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế-xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của thời kỳ tiếp sau.
III) Sự khác biệt giữa kế hoạch hóa tập trung và kế hoạch hóa trong cơ chế thị trường
Vai trò và chức năng của hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế thị trường được thể hiện rõ hơn khi so sánh với hệ thống kế hoạch trong nên kinh tế tập trung
Cơ chế KHH tập trung
Cơ chế thị trường
- KH mang tính chủ quan duy ý chí: xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà nước, không căn cứ vào tiềm lực thực tế và không gắn với nhu cầu thực sự của nền KTQD
- KH gắn với thị trường: định hướng sự phát triển dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng (khả thi), nhận thức được qui luật (khoa học), nắm bắt được nhu cầu (thực tiễn), vì thế kế hoạch vững chắc hơn
KH thay thế cho thị trường, vì sự tồn tại của thị trường sẽ phá vỡ những cân đối cứng mà KH đã đề ra.
- KH bổ sung hỗ trợ cho thị trường: thị trường chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn, riêng lẻ, vì lợi ích cục bộ. KH có cái nhìn dài hạn, mang tính đón bắt, vì lợi ích chung, toàn cục.
- KH mang tính mệnh lệnh: giao chỉ tiêu và cấp phát nguồn lực, đồng thời chỉ định cả địa chỉ tiêu thụ.
- KH mang tính định hướng: Hoạt động như bộ khung làm cơ sở để hoạch định các chính sách đòn bẩy và các biện pháp gián tiếp để thực hiện định hướng
- KH thiếu tính linh hoạt: vì là pháp lệnh nên mang tính cứng nhắc, mọi sự điều chỉnh KH chỉ là hình thức.
- KH mang tính linh hoạt. Khi các điều kiện thị trường thay đổi thì KH cũng sẽ có sự điều chỉnh theo.
Phần II) Sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam
Quá trình hơn 50 năm kế hoạch hóa ở nước ta có thể chia thành 2 thời kỳ lớn:
Thời kỳ đầu từ 1955-1985 là thời kỳ áp dụng cơ chế kế hoạch hóa pháp lệnh (cũng còn gọi là cơ chế kế hoạch hóa tập trung). Trong đó, từ:1955-1975 áp dụng cho miền Bắc và từ 1975-1985 mở rộng ra cả nước. Trong những năm cuối của thời kỳ này, cũng đã có một số đổi mới, nhưng về cơ bản, vẫn là kế hoạch hóa pháp lệnh. Phải đến thời kỳ từ năm 1986 đến nay, sau đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định đường lối đổi mới, công tác kế hoạch hóa mới thực sự được từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường
I) Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam
Trong thời kỳ 1955 đến 1985 Cơ chế kế hoạch hóa pháp lệnh đã quán triệt đường lối cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế với ý nghĩa kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng. Nó có những ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status