Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển tự động tuyến tính liên tục - Kiểm nghiệm bằng matlab và simulink - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Cơ sở chọn đề tài.
Lý thuyết điều khiển tự động (ĐKTĐ) là phần chủ yếu của lý thuyết điều khiển. Lý thuyết ĐKTĐ là kiến thức cơ sở của các ngành kỹ thuật tự động trong lĩnh vực điện tử, điện động lực, cơ khí, hàng hải và quốc phòng. Từ hội nghị lần thứ I vào năm 1960 của liên đoàn điều khiển tự động quốc tế (I.F.A.C) đến nay, lý thuyết ĐKTĐ đã phát triển không ngừng và tách thành nhiều hướng nghiên cứu sâu, rộng khác nhau.
Từ khi hình thành và phát triển lý thuyết ĐKTĐ đã trải qua nhiều cuộc cách mạng và đem lại nhiều những lợi ích to lớn cho con người. Trong đó ta phải kể đến sự đóng góp chính của lý thuyết điều khiển tuyến tính. Nó là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của lý thuyết điều khiển nói chung. Có rất nhiều các phát triển mới về khái niệm cũng như phương pháp của điều khiển nâng cao như: ổn định đều, ổn định theo hàm mũ, ổn định ISS, điều khiển tuyến tính hóa chính xác, điều khiển thích nghi kháng nhiễu, điều khiển mờ,mạng nơ ron…đều được sự gợi ý về tư tưởng từ lý thuyết điều khiển tuyến tính. Nắm vững và làm chủ lý thuyết điều khiển tuyến tính sẽ giúp ta có được một kiến thức cơ bản chắc chắn và có thể tự tin tiến sâu hơn vào các lĩnh vực khác của điều khiển. Là những sinh viên trong nghành chúng em rất cần có những kiến thức cơ bản này để có thể vững bước trong tương lai. Tuy có rất nhiều phương pháp điều khiển nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên chúng em mới chỉ thực hiên nghiên cứu về “NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TUYẾN TÍNH LIÊN TỤC- KIỂM NGHIỆM BẰNG MATLAB & SIMULINK”
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết để nắm được các bước và cách thiết kế một hệ thống điều khiển cho đối tượng có tính chất tuyến tính liên tục.
- Nghiên cứu lý thuyết để biết được cách xây dung mô hình toán học cho hệ thống và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để thiết kế hệ thống điều khiển cho từng đối tượng.
- Dùng Matlab để mô phỏng và kiểm tra kết quả.
- Dùng lập trình Matlab thiết kế và xác định tham số cho bộ điều khiển.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Về khoa học: Đề tài đã nêu lên các mô hình toán học và các phương pháp để thiêt kế các hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục.
Về thực tiễn:
- Đã tổng hợp được các phương pháp thiết kế cho hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục.
- Xác định được mô hình toán học của hệ thống dựa vào thực tiễn và xây dựng được hệ thống điều khiển cho đối tượng có tính chất tuyến tính liên tục và có đọ trễ lớn (lò điện trở).

4. Phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan về hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục.
- Mô tả toán học của hệ thống điều khiển tuyến tính liên tục.
- Thiết kế hệ thống điều khiển tự động tuyến tính liên tục.
- Ứng dụng thiết kế, kiểm nghiêm bằng Matlab và simulink hệ thống điều khiển cho đối tượng là lò điện trở.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TUYẾN TÍNH LIÊN TỤC
Điều khiển tự động đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học và kỹ thuật. ứng dụng điều khiển tự động rất rộng rãi. Từ hệ thống phi thuyền không gian, hệ thống điều khiển tên lửa, người máy. Đặc biệt trong các quá trình sản suất hiện đại và ngay cả trong đời sống hang ngày như điều khiển nhiệt độ trong các lò nung, điều khiển độ ẩm, điều hòa, ổn định nhiệt độ bàn là, tủ lạnh...
Một hệ thống điều khiểnn tự động chủ yếu gồm 3 phần: Thiết bị điều khiển (TBĐK), đối tượng điều khiển (ĐTĐK)và thiết bị đo lường (TBĐL). Được mô tả như hinh vẽ:


X9nC7TxD5A2VGCG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status