Tình hình cổ phần hóa ở doanh nghiệp Viconship và bài học kinh nghiệm rút ra - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Tình hình cổ phần hóa ở doanh nghiệp Viconship và bài học kinh nghiệm rút ra



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) Ở VIỆT NAM 3
I. DNNN VÀ ĐỔI MỚI DNNN 3
1. Khái niệm 3
2.Thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới DNNN ở Việt Nam 3
2.1 Thực trạng của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3
2.1.1. Tài sản và công nghệ 3
2.1.2. Vốn của DNNN 3
2.1.3. Hiệu quả kinh doanh 4
2.1.4. Vấn đề lao động trong DNNN 5
2.2. Nguyên nhân của trực trạng DNNN hiện nay 6
2.3. Sự cần thiết phải đổi mới DNNN 8
2.3.1. Cơ sở lý luận 8
2.3.2. Cơ sở thực tiễn 9
3. Các phương hướng đổi mới DNNN ở Việt Nam 10
3.1. Chính sách từ phía Nhà nước 10
3.1.1. Đổi mới chính sách vĩ mô hỗ trợ sự phát triển DNNN 10
3.1.2. Thực hiện sắp xếp lại các DNNN và các Tổng công ty 11
3.1.3. Tăng cường tính tự chủ cho doanh nghiệp 12
3.1.4. Thành lập các công ty đầu tư tài chính nhà nước 12
3.2. Các phương hướng đổi mới DNNN 13
3.2.1. Giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động (giao doanh nghiệp ) 13
3.2.2. Bán doanh nghiệp nhà nước 14
3.2.3. Khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước 14
3.2.4. Cổ phần hoá DNNN 15
II. THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN-MỘT PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ ĐẠO ĐỂ ĐỔI MỚI DNNN Ở VIỆT NAM 17
1. Khái niệm 17
1.1. Công ty cổ phần 17
1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 18
1.2.1. Khái niệm 18
1.2.2. Ý nghĩa của quá trình cổ phần hóa DNNN 18
1.2.3. Tiến trình thực hiện 20
1.2.4. Hiệu quả từ việc cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam 25
2. Tình hình cổ phần hoá của Việt Nam trong thời gian qua 26
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 29
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CONTAINER PHÍA BẮC 29
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
1.2. Ngành nghề kinh doanh 30
1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty 30
2. Thực trạng kinh doanh của công ty trước khi cổ phần hoá 34
2.1.Tài sản cố định 34
2.2. Lao động và thu nhập 35
2.3. Vốn kinh doanh 35
2.4. Tình hình SXKD trước khi cổ phần hoá (số liệu 30/06/2001) 36
2.5. Đánh giá thực trạng của Công ty 38
2.5.1. Thuận lợi 38
2.5.2. Khó khăn vướng mắc 39
II. PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY CONTAINER PHÍA BẮC 40
1. Phương án cổ phần hoá công ty container phía bắc 40
1.1. Mục tiêu 40
1.2. Hình thức cổ phần hoá 40
1.3. Tên gọi của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá 40
1.4. Xác định giá trị của doanh nghiệp 41
1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp 41
1.4.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 41
1.4.3. Gía trị thực tế của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá 43
1.4.4. Gía trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả 43
1.5. Vốn điều lệ 44
1.6. Mệnh giá cổ phiếu, cổ phần 45
1.6.1. Mệnh giá cổ phiếu 45
1.6.2. Số cổ phần 45
1.7. Cổ phần ưu đãi 45
1.7.1. Ưu đãi với người lao động nghèo 47
1.7.2. Cổ phần ưu đãi theo năm công tác 48
1.8. Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu 50
1.9. Phương án giải quyết số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng 51
1.10. Quyết toán số tiền thu từ việc bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước 51
2. Phương án tổ chức, đầu tư phát triển công ty sau khi cổ phần hoá 51
2.1. Mô hình tổ chức Công ty 51
2.2. Tổ chức lao động 53
2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh 54
2.3.1. Vận tải nội địa 54
2.3.2. Bốc xếp, đóng rút hàng tại kho bãi 54
2.3.3. Kinh doanh kho, bãi 54
2.3.4. Khai thác Container 55
2.3.5. Khai thác hàng hoá hàng không 55
2.3.6. Sửa chữa đóng mới Container 55
2.4. Phương hướng đầu tư 56
2.4.1. Phương tiện vận tải chuyên dùng 56
2.4.2. Thiết bị nâng 56
2.4.3. Xây dựng bãi chứa Container mới và nâng cấp bãi cũ 57
2.4.4. Đầu tư nâng cấp xưởng sửa chữa 57
2.5. Dự kiến doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2002-2004 58
2.5.1. Dự kiến doanh thu 58
2.5.2. Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh. 59
2.6. Các lợi ích người lao động và xã hội 60
2.6.1. Thu nhập người lao động 60
2.6.2. Các lợi ích khác của người lao động 60
2.6.3. Lợi ích kinh tế xã hội 60
CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA QUA QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 61
I. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VICONSHIP SAU KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ 61
1.Về mặt doanh thu 61
1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 61
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh theo kết cấu 62
2. Về mặt thị trường và sản phẩm dịch vụ 63
3. Về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật 64
4. Về mặt nguồn nhân lực và người lao động của công ty 64
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 66
1. Bài học đối với doanh nghiệp 66
1.1. Chuẩn bị về mặt tư tưởng cho CBCNV trong toàn bộ công ty để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá 66
1.2. Lập ban chỉ đạo CPH tại doanh nghiệp 67
1.3. Hỗ trợ người lao động trong công ty trong việc mua cổ phần 68
1.4. Dân chủ hoá trong quá trình CPH 68
2. Các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. 69
2.1. Nhanh chóng đưa ra một phương pháp định giá chính xác cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá 69
2.2. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá 71
2.3. Đảm bảo tính nhất quán trong các văn bản pháp quy của Nhà nước 71
2.4. Xoá bỏ mức khống chế về tỷ lệ mua cổ phần lần đâù và xoá bỏ những hạn chế trong cách bán cổ phần nhằm mở rộng đối tượng mua cổ phiếu 72
2.5. Thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện CPH 73
KỂT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

àm xoay chuyển được tư tưởng bao cấp của tuyệt đại đa số người lao động các doanh nghiệp. Đã được các ngành, các cấp và khá đông người lao động thừa nhận và tự nguyện.
+ Với cách làm từng bước đó mà những vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa đã kịp thời được các Ngành và Chính phủ quan tâm điều chỉnh, vì vậy mà tiến trình cổ phần hóa ngày một tiến triển tốt.
CHƯƠNG II
Tình hình cổ phần hoá của công ty viconship
I. ĐáNH GIá THựC TRạNG CủA CÔNG TY CONTAINER PHíA BắC
1. quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Vào những năm đầu của thập kỷ 80, nền kinh tế Việt nam đang dần dần ổn định và từng bước phát triển tốt. Năm 1986, khi Việt nam thực hiện việc đổi mới cơ chế nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời áp dụng chính sách mở cửa thì nền kinh tế Việt nam bước sang một giai đoạn mới với sự phát triển đột phá về mọi mặt. Trong khi đó nền kinh tế của thế giới và các nước trong khu vực đã phát triển khá nhanh. Để có thể theo kịp sự phát triển của toàn thế giới thì nước ta phải chú trọng đến việc phát triển ở lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao mức sống cho nhân dân. Tuy nhiên, muốn phát triển ở lĩnh vực ngoại thương hay đầu tư nước ngoài thì trước hết nghành giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh và có hệ thống giao thông vận tải phát triển ở mức độ tương đối hoàn hảo, nên có tác động rất lớn đến nghành giao thông vận tải ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta lại có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như trải dài đất nước tiếp giáp với biển Đông nên có nhiều Cảng lớn như Sài Gòn - Hải Phòng- Đà Nẵng. Đó là tiềm lực phát triển ngành vận tải biển và nhà nước cũng đang cố gắng khai thác lợi thế đó nhằm tập trung củng cố phát triển một mạng lưới giao thông vận tải biển để có thể theo kịp các nước khác, do đó việc áp dụng cách vận tải Container ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu bởi tính đồng bộ của nó trên thị trường thế giới. Nắm bắt được tình hình đó, Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1310/QĐ-TCCB ngày 17/07/1985 thành lập Công ty Container Việt Nam đầu tiên với tên tiếng Anh là Vietnam container shipping company, tên giao dịch là VICONSHIP.
Về tổ chức ban đầu, công ty gồm có Xí nghiệp Container Sài Gòn, Đà Nẵng và công ty tại Hải Phòng, bao gồm 14 đơn vị phòng, ban, xưởng, đội trực thuộc, 42 tổ sản xuất, công tác. Địa bàn hoạt động của công ty trên khắp ba miền Bắc-Trung-Nam. Trụ sở của công ty đóng tại 11 Võ Thị Sáu-Ngô quyền-Hải Phòng. Tổng số lao động của công ty là 748 người trong đó khu vực Hải phòng và Đà Nẵng có 349 người. Đến tháng 5/1992 Xí nghiệp Container Sài gòn xin thành lập Công ty Container phía nam trực thuộc Cục hàng hải Việt nam (nay thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt nam). Cũng trong thời điểm này Công ty Container Phía Bắc được thành lập theo quyết định số 1095/QĐ-TCCB-LĐ ngày 2/6/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Tên doanh nghiệp : Công ty Container Phía Bắc
- Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh : North Vietnam Container
shipping company
- Tên viết tắt tiếng Anh : VICONSHIP HAIPHONG
- Trụ sở chính : 11 Võ Thị Sáu Hải Phòng
- Điện thoại : 84.031.836705-06
- Telex : 311259 VICOHP-VT
- Fax : 84.031.836104
- Các chi nhánh tại: Hà Nội, Vinh (Nghệ An), TP Hồ Chí Minh.
-Số đăng ký kinh doanh: Số 109301 do Trọng tài Kinh tế thành phố Hải Phòng cấp ngày 19/11/1993.
1.2. Ngành nghề kinh doanh.
- Khai thác Container, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải cho các hãng tàu trong và ngoài nước.
- Khai thác vận chuyển hàng hoá bằng Container.
- Sửa chữa, đóng mới và cho thuê Container.
- Kinh doanh kho, bến, bãi.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm sản.
1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty ( sơ đồ 1)
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm:
-Một tổng giám đốc: Vừa là người thay mặt nhà nước quản lý toàn bộ công ty, là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về hoạt động kinh doanh và kết quả của hoạt động kinh doanh của công ty.Tổng giám đốc cũng là người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của các công ty thành viên có góp vốn vào công ty và các phòng tài chính kế toán, tổ chức tiền lương, chi nhánh Vinh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của công ty, đồng thời là người chỉ đạo thực hiện các chính sách chất lượng của công ty.
- Hai phó tổng giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc về điều hành chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hai phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo các kế hoạch chính sách mà tổng giám đốc đã đề ra phải được thực hiện.
Trong đó
+Phó tổng giám đốc phụ trách về thị trường, kinh doanh và đảm bảo chất lượng: Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch đầu tư, phòng đại lý, thay mặt Hà Nội, ban điều hành quản lý chất lượng. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kiểm soát, hoàn chỉnh các văn bản trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm thống nhất các quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng hợp các ý kiến phản ánh của khách hàng và các nhân viên về quá trình sản xuất sản phẩm và chất lượng dịch vụ để đưa ra các giải pháp khắc phục những dịch vụ chưa hoàn chỉnh nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Và cũng là người thay mặt tổng giám đốc trong công việc đối ngoại, ký các hợp đồng kinh tế, xây dựng giá cước dịch vụ đảm bảo ưu thế cạnh tranh và hiệu qủa trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
+Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người trực tiếp phụ trách, chỉ đạo phòng kỹ thuật vật tư, đội cơ giới tổng hợp, đội kho bãi và phòng thanh tra bảo vệ. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày; Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các phương tiện thiết bị đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Là người thay mặt tổng giám đốc ký kết các hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, lưu bãi với các chủ tàu chủ hàng. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại bãi nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng.
- Các bộ phận nghiệp vụ:
+Phòng đại lý: Trực tiếp thực hiện công tác Marketing để tạo nguồn hàng. Căn cứ uỷ quyền của giám đốc công ty ký kết các hợp đồng đại lý tàu biển, hợp đồng vận chuyển và dịch vụ hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng thủ tục, biểu giá quy định và có hiệu quả. Đồng thời có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác đối ngoại, ký kết các hợp đồng dài hạn, ngắn hạn và đề xuất giá cước phù hợp để đảm bảo ưu thế cạnh trạnh và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng đại lý cũng chịu trách nhiệm lập các chứng từ gốc, thực hiện việc thanh quyết toán các hợp đồng do phòng ký với các chủ tàu, chủ hàng. Thự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status